Nhà Trần_Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sang |
Ngày 23/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Nhà Trần_Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
TRANG SỬ VIỆT
NHÀ TRẦN
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN LẦN THỨ HAI
Hoài Nguyễn – thực hiện tháng 9-2010
1. Vua nhà Nguyên (Mông Cổ) vẫn muốn chiếm nước Đại Việt. Vì trước đây đã bị thua nên Hốt Tất Liệt muốn dụ vua Trần sang hàng. Nghe tin Trần Thái Tông mất và Trần Thánh Tông lên ngôi, Hốt Tất Liệt liền cử sứ giả Sài Thung đi dụ vua Trần sang chầu.
2. Đến thành Thăng Long, Sài Thung nghênh ngang cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân canh cản lại thì bị hắn dùng roi ngựa quất túi bụi lên đầu. Rồi Sài Thung phóng ngựa tới thẳng điện Tập Hiền mới xuống.
3. Lúc này Trần Thánh Tông đã nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Khâm. Trần Khâm lên làm vua tức là Trần Nhân Tông (1279). Trước sự đòi hỏi của Sài Thung, vua Trần Nhân Tông phải sai chú họ là Trần Di Ái thay mình, đem lễ vật sang Tàu cống hiến vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt
4. Không thấy vua Trần sang chầu, Hốt Tất Liệt giận lắm. Y liền phong cho Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương. Đầu năm 1282, Sài Thung đem quân dẫn Trần Di Ái về nước làm vua. Trần Di Ái thấy lợi nên được phong chức cũng nhận, được đưa về nước cũng về ngay
5. Khi nghe tin này, Trần Nhân Tông phái một đội quân lên tận ải Nam Quan đón đánh. Quân Nguyên không địch nổi, bỏ chạy. Sài Thung bị trúng tên, mù một mắt, hoảng sợ trốn về Tàu. Trần Di Ái bị bắt. Trần Nhân Tông tha cho tội chết mà đầy Di Ái đi làm lính
6. Mùa thu năm 1282, vua Nguyên sai con là Thoát Hoan cùng bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi đem 50 vạn quân tràn qua biên giới. Chúng nói là mượn đường Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành. Lương Uất, trấn thủ Long Châu (Lạng Sơn ngày nay) phi báo về kinh đô
7. Được tin mật báo, Trần Nhân Tông cho mời tất cả các vương hầu về họp kín ở bến Bình Than (nay thuộc sông Lục Đầu, Chí Linh, Hải Dương). Vua cho lệnh là không được đi đường bộ, mà phải dùng thuyền để tới Bình Than, giữ kín không cho thám tử của giặc biết.
8. Long thuyền của Trần Nhân Tông đã tới. Hai bên có lâu thuyền (thuyền có lầu ở trên) của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi hộ giá. Đằng sau lại có thuyền con chở Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (vừa được vua xá tội, cho phục lại chức cũ để dự hội nghị).
9. Phòng họp được đặt ngay tại một ngôi đình lớn. Chung quanh có lính canh phòng cẩn mật. Các vương hầu lần lượt bước vào. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông đã ngồi sẵn tại đó... Trần Nhân Tông cho mọi người biết là quân Nguyên muốn mượn đường sang đánh Chiêm Thành
10. Thái thượng hoàng hỏi: "Vậy ý các khanh ra sao?" Trần Quốc Tuấn tiến lên trước tâu: "Dã tâm của giặc nói là mượn đường nhưng chính là để cướp nước ta. Nếu các vương hầu đồng tâm giữ nước thì phải chống lại giặc, không cho mượn đường." Mọi người vỗ tay rền vang.
11. Trước lòng quyết chiến của các vương hầu, Trần Nhân Tông theo lệnh của Thượng Hoàng phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lĩnh quân lính cả nước đánh giặc. Rồi chính tay nhà vua trao cờ lệnh và ấn kiếm cho Hưng Đạo Vương. Sau đó mọi người ra về, lo chống xâm lăng.
12. Trong lúc hội nghị Bình Than đang họp thì có một thiếu niên mới 15 tuổi đòi vào họp. Quân canh ngăn lại bảo: "Theo lệnh vua, những người còn ít tuổi không được vào." Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là thiếu niên này) tức quá, bóp nát quả cam cầm trong tay lúc nào không hay.
13. Trần Nhân Tông rất hài lòng về sự đoàn kết chống giặc của các vương hầu. Tuy nhiên, Ngài còn muốn biết ý kiến của mọi người dân. Đầu năm 1285, nhà vua cho trải từng dãy chiếu hoa ở điện Diên Hồng để mời các bô lão khắp nơi về hỏi xem nên hòa hay nên đánh.
14. Khắp mọi nơi, từ miền thôn quê hẻo lánh cho tới miền đồi núi xa xôi, đâu đâu các vị bô lão cũng hăng hái kéo về kinh đô. Có cụ nằm thuyền, có cụ ngồi cáng cho con cháu khiêng. Ở gần thì các cụ chống gậy đi bộ. Lại có cụ bắt con cõng mình nữa.
15. Tại điện Diên Hồng hôm đó thật là nghiêm chỉnh khác thường. Các bô lão được ngồi trên chiếu để nghe lệnh vua. Các cụ không phải đứng hoặc quỳ như các vị quan khác. Vua Trần Nhân Tông cho biết: "Giặc Nguyên sắp xâm lăng nước ta. Vậy dân trong nước muốn hòa hay chống lại giặc?"
16. Dứt lời vua, các bô lão cùng đứng dậy hô to: "Nên đánh! Nên đánh! Không thể để cho giặc cướp nước ta! Đánh! Đánh! đến kỳ cùng!" Lời hô vang lên như sấm. Những cánh tay gầy guộc, những chiếc gậy trúc giơ lên, chả khác gì rừng gươm, núi giáo.
17. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông rất đẹp lòng, truyền cho bày yến tiệc để khoản đãi các bô lão. Vua Trần Nhân Tông thân hành đi tới từng chiếu, tự tay rót rượu, ban cho các cụ cao tuổi nhất... Các bô lão rất vui vẻ, hẹn nhau khi về nhà sẽ thúc giục con cháu tòng quân giết giặc
18. Kế đó Hưng Đạo Vương chia quân đi giữ các nơi, còn ngài trấn đóng ở núi Kỳ Cấp rồi sau lại rút về ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Thoát Hoan vây đánh, quân ta yếu thế phải rút khỏi bến Bái Tân. Hưng Đạo Vương rút sau cùng, được Yết Kiêu neo thuyền chờ sẵn, đón ngài về Vạn Kiếp
19. Vua Trần Nhân Tông nghe tin liền xuống Hải Đông (Hải Dương) gặp Hưng Đạo Vương. Nhà vua ngỏ ý muốn hàng để cứu muôn dân. Hưng Đạo Vương tâu: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin chém đầu thần trước đã." Nghe lời nói cương quyết như vậy, vua Trần Nhân Tông cũng yên lòng.
20. Trong khi thu góp quân các đạo lại, Hưng Đạo Vương soạn cuốn "Binh Thư Yếu Lược" để huấn luyện binh sĩ. Ngài còn truyền lệnh khuyên răn mọi người hết lòng đánh giặc, cứu nước. Bản "Hịch Tướng Sĩ" này là một áng văn tuyệt tác và hùng tráng vô cùng.
21. Được lời khuyên răn ấy, ai nấy nức lòng luyện tập đêm ngày. Các binh sĩ lấy mực thích vào cánh tay hai chữ "Sát Đát" (nghĩa là giết quân Nguyên) để tỏ ra quyết chí đánh giặc. Nhờ đó mà tinh thần của các binh sĩ lên rất cao.
22. Thoát Hoan thừa thắng đánh chiếm Vạn Kiếp rồi tràn sang mạn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Quân Nguyên bắt được quân Đại Việt trên cánh tay người nào cũng thích hai chữ "Sát Đát" nên giận lắm. Chúng chém giết, cướp phá không ngừng. Dân chúng vô cùng khổ sở.
23. Khi tới Nhị Hà, Thoát Hoan cho bắc cầu phao để quân sĩ sang vây Thăng Long. Hưng Đạo Vương rước vua chạy xuống Thiên Trường. Ngài tâu vua cho Thượng tướng Trần Quang Khải vào đóng ở Nghệ An, chặn đường tiến của Toa Đô. Còn Trần Bình Trọng ở lại giữ Thiên Trường.
24. Sau đó Hưng Đạo Vương lại rước vua ra Hải Dương, Quảng Yên rồi vào Thanh Hóa. Trần Bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đến bãi Đà Mạc (Hưng Yên) liền đem quân ra đánh. Quân Nguyên vây kín Trần Bình Trọng rồi dùng câu liêm kéo Trần Bình Trọng ngã ngựa, lăn xuống đất.
25. Chúng dẫn Trần Bình Trọng vào trình Thoát Hoan. Thấy Trần Bình Trọng khỏe mạnh, Thoát Hoan dụ về hàng và hứa sẽ phong cho tước vương. Trần Bình Trọng quát: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Thoát Hoan thấy dụ dỗ không được liền sai quân dẫn ra ngoài chém đầu.
26. Đạo quân Toa Đô ở Chiêm Thành kéo ra đánh Nghệ An. Trần Quang Khải giữ các đường hiểm yếu. Đánh mãi không được, Toa Đô dùng thuyền chở quân lính vượt biển ra Bắc để hợp với quân Thoát Hoan. Trần Quang Khải cho lính về báo tin này để vua rõ.
27. Trần Nhân Tông được tin sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đón đánh Toa Đô ở bến Hàm Tử (Hưng Yên). Trong quân của Trần Nhật Duật lúc đó có bọn Triệu Trung, tướng nhà Tống sang hàng trước đây. Quân Nguyên thấy thế tưởng quân nhà Tống sang giúp Đại Việt nên hoảng sợ bỏ chạy.
28. Trần Nhật Duật thắng trận này liền sai Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chạy vào Thanh Hóa báo tin. Trần Quốc Toản là cậu bé không được dự hội nghị Bình Than vì nhỏ tuổi, đã về lập một đạo quân để xin đi đánh giặc. Đạo quân này có lá cờ riêng đề 6 chữ "Phá cường địch báo Hoàng ân" nghĩa là "Đánh giặc mạnh, báo ơn vua."
29. Được tin thắng trận, Hưng Đạo Vương tâu vua: "Quân ta mới thắng, khí thế đang hăng. Quân Nguyên vừa thua, tinh thần sút giảm. Vậy nhân dịp này xin Bệ hạ cho tiến quân đánh Thoát Hoan ngay để lấy lại Kinh thành Thăng Long."
30. Vừa lúc đó Thượng tướng Trần Quang Khải ở Nghệ An ra, cũng xin đi đánh Thoát Hoan tại Thăng Long. Trần Nhật Duật được lệnh đóng quân chặn đường không cho Toa Đô kéo lên gặp Thoát Hoan. Trần Quốc Toản lại hăng hái trở ra theo Trần Quang Khải.
31. Bấy giờ đại quân của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long. Các chiến thuyền của quân Nguyên đều đậu ở bến Chương Dương (Hà Đông bây giờ). Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão vòng đường biển, bất ngờ dùng thuyền nhỏ, xông vào đốt phá chiến thuyền quân Nguyên.
32. Quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ. Quân Đại Việt đuổi theo đến chân thành Thăng Long. Thoát Hoan cùng Nguyên soái A Lý Hải Nha cho đoàn kỵ binh thiện chiến nhất xuất trận. Đoàn kỵ binh này đã nổi tiếng là đoàn quân vô địch từ Á sang Âu.
33. Chúng cưỡi ngựa, bắn cung rất giỏi. Nhưng quanh thành Thăng Long lại có nhiều ao hồ chứ không phải là cánh đồng cỏ rộng để kỵ binh thi thố tài năng. Rốt cuộc kỵ binh Nguyên bị phục binh của Trần Quang Khải núp ở ao hồ nhảy lên, dùng đoản đao chặt chân ngựa. Kỵ binh tan vỡ.
34. Thoát Hoan bỏ Thăng Long chạy sang Kinh Bắc. Toa Đô đóng quân ở Thiên Trường (Hưng Yên) được tin Thoát Hoan thua trận liền rút về Tây Kết (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên.) Hưng Đạo Vương từ Thanh Hóa kéo quân ra đặt phục binh định bắt sống Toa Đô.
35. Quân Đại Việt đánh rất hăng. Toa Đô và Ô Mã Nhi định chạy ra bể nhưng nửa đường Toa Đô bị trúng tên chết. Ô Mã Nhi một mình lẻn xuống chiếc thuyền con trốn về Tàu. Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương thắng lớn, bắt được nhiều tù binh và khí giới.
36. Các tướng thắng trận đem đầu Toa Đô về nộp để lấy công. Trần Nhân Tông thấy Toa Đô là một dũng tướng hết lòng với vua Nguyên, liền nói: "Làm tướng nên như người này." Rồi nhà vua cởi áo bào, đắp vào đầu Toa Đô và cho lệnh mai táng tử tế.
37. Bấy giờ Thoát Hoan đóng quân ở Bắc Giang nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi trốn về Tàu, nên rất lo sợ. Thêm vào đó quân lính bị bệnh dịch tả nằm chết ngổn ngang. Y bèn cùng Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán đem quân rút về nước.
38. Dọc đường quân Nguyên lại bị Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản chặn đánh nên mười phần đã chết mất năm. Lý Quán, Lý Hằng bị bắn chết. Thoát Hoan sợ quá phải chui vào ống đồng, rồi ống đồng được đặt lên xe để quân Nguyên kéo chạy về Tàu.
39. Trên đường đuổi theo giặc Nguyên, chẳng may Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã bị ngã ngựa, đầu đập vào núi đá mà chết. Được tin người anh hùng trẻ tuổi hy sinh vì nước, vua Trần và các vương hầu rất thương tiếc và truy phong tước Vương cho Trần Quốc Toản.
40. Thế là trong vòng sáu tháng (từ cuối năm 1284 đến giữa năm 1285) quân dân Đại Việt đã phá tan 50 vạn quân Nguyên lần thứ hai. Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông lại trở về kinh đô Thăng Long để cùng toàn dân ăn mừng chiến thắng và thăng thưởng cho các tướng sĩ.
NHÀ TRẦN
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN LẦN THỨ HAI
Hoài Nguyễn – thực hiện tháng 9-2010
1. Vua nhà Nguyên (Mông Cổ) vẫn muốn chiếm nước Đại Việt. Vì trước đây đã bị thua nên Hốt Tất Liệt muốn dụ vua Trần sang hàng. Nghe tin Trần Thái Tông mất và Trần Thánh Tông lên ngôi, Hốt Tất Liệt liền cử sứ giả Sài Thung đi dụ vua Trần sang chầu.
2. Đến thành Thăng Long, Sài Thung nghênh ngang cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân canh cản lại thì bị hắn dùng roi ngựa quất túi bụi lên đầu. Rồi Sài Thung phóng ngựa tới thẳng điện Tập Hiền mới xuống.
3. Lúc này Trần Thánh Tông đã nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Khâm. Trần Khâm lên làm vua tức là Trần Nhân Tông (1279). Trước sự đòi hỏi của Sài Thung, vua Trần Nhân Tông phải sai chú họ là Trần Di Ái thay mình, đem lễ vật sang Tàu cống hiến vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt
4. Không thấy vua Trần sang chầu, Hốt Tất Liệt giận lắm. Y liền phong cho Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương. Đầu năm 1282, Sài Thung đem quân dẫn Trần Di Ái về nước làm vua. Trần Di Ái thấy lợi nên được phong chức cũng nhận, được đưa về nước cũng về ngay
5. Khi nghe tin này, Trần Nhân Tông phái một đội quân lên tận ải Nam Quan đón đánh. Quân Nguyên không địch nổi, bỏ chạy. Sài Thung bị trúng tên, mù một mắt, hoảng sợ trốn về Tàu. Trần Di Ái bị bắt. Trần Nhân Tông tha cho tội chết mà đầy Di Ái đi làm lính
6. Mùa thu năm 1282, vua Nguyên sai con là Thoát Hoan cùng bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi đem 50 vạn quân tràn qua biên giới. Chúng nói là mượn đường Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành. Lương Uất, trấn thủ Long Châu (Lạng Sơn ngày nay) phi báo về kinh đô
7. Được tin mật báo, Trần Nhân Tông cho mời tất cả các vương hầu về họp kín ở bến Bình Than (nay thuộc sông Lục Đầu, Chí Linh, Hải Dương). Vua cho lệnh là không được đi đường bộ, mà phải dùng thuyền để tới Bình Than, giữ kín không cho thám tử của giặc biết.
8. Long thuyền của Trần Nhân Tông đã tới. Hai bên có lâu thuyền (thuyền có lầu ở trên) của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi hộ giá. Đằng sau lại có thuyền con chở Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (vừa được vua xá tội, cho phục lại chức cũ để dự hội nghị).
9. Phòng họp được đặt ngay tại một ngôi đình lớn. Chung quanh có lính canh phòng cẩn mật. Các vương hầu lần lượt bước vào. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông đã ngồi sẵn tại đó... Trần Nhân Tông cho mọi người biết là quân Nguyên muốn mượn đường sang đánh Chiêm Thành
10. Thái thượng hoàng hỏi: "Vậy ý các khanh ra sao?" Trần Quốc Tuấn tiến lên trước tâu: "Dã tâm của giặc nói là mượn đường nhưng chính là để cướp nước ta. Nếu các vương hầu đồng tâm giữ nước thì phải chống lại giặc, không cho mượn đường." Mọi người vỗ tay rền vang.
11. Trước lòng quyết chiến của các vương hầu, Trần Nhân Tông theo lệnh của Thượng Hoàng phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lĩnh quân lính cả nước đánh giặc. Rồi chính tay nhà vua trao cờ lệnh và ấn kiếm cho Hưng Đạo Vương. Sau đó mọi người ra về, lo chống xâm lăng.
12. Trong lúc hội nghị Bình Than đang họp thì có một thiếu niên mới 15 tuổi đòi vào họp. Quân canh ngăn lại bảo: "Theo lệnh vua, những người còn ít tuổi không được vào." Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là thiếu niên này) tức quá, bóp nát quả cam cầm trong tay lúc nào không hay.
13. Trần Nhân Tông rất hài lòng về sự đoàn kết chống giặc của các vương hầu. Tuy nhiên, Ngài còn muốn biết ý kiến của mọi người dân. Đầu năm 1285, nhà vua cho trải từng dãy chiếu hoa ở điện Diên Hồng để mời các bô lão khắp nơi về hỏi xem nên hòa hay nên đánh.
14. Khắp mọi nơi, từ miền thôn quê hẻo lánh cho tới miền đồi núi xa xôi, đâu đâu các vị bô lão cũng hăng hái kéo về kinh đô. Có cụ nằm thuyền, có cụ ngồi cáng cho con cháu khiêng. Ở gần thì các cụ chống gậy đi bộ. Lại có cụ bắt con cõng mình nữa.
15. Tại điện Diên Hồng hôm đó thật là nghiêm chỉnh khác thường. Các bô lão được ngồi trên chiếu để nghe lệnh vua. Các cụ không phải đứng hoặc quỳ như các vị quan khác. Vua Trần Nhân Tông cho biết: "Giặc Nguyên sắp xâm lăng nước ta. Vậy dân trong nước muốn hòa hay chống lại giặc?"
16. Dứt lời vua, các bô lão cùng đứng dậy hô to: "Nên đánh! Nên đánh! Không thể để cho giặc cướp nước ta! Đánh! Đánh! đến kỳ cùng!" Lời hô vang lên như sấm. Những cánh tay gầy guộc, những chiếc gậy trúc giơ lên, chả khác gì rừng gươm, núi giáo.
17. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông rất đẹp lòng, truyền cho bày yến tiệc để khoản đãi các bô lão. Vua Trần Nhân Tông thân hành đi tới từng chiếu, tự tay rót rượu, ban cho các cụ cao tuổi nhất... Các bô lão rất vui vẻ, hẹn nhau khi về nhà sẽ thúc giục con cháu tòng quân giết giặc
18. Kế đó Hưng Đạo Vương chia quân đi giữ các nơi, còn ngài trấn đóng ở núi Kỳ Cấp rồi sau lại rút về ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Thoát Hoan vây đánh, quân ta yếu thế phải rút khỏi bến Bái Tân. Hưng Đạo Vương rút sau cùng, được Yết Kiêu neo thuyền chờ sẵn, đón ngài về Vạn Kiếp
19. Vua Trần Nhân Tông nghe tin liền xuống Hải Đông (Hải Dương) gặp Hưng Đạo Vương. Nhà vua ngỏ ý muốn hàng để cứu muôn dân. Hưng Đạo Vương tâu: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin chém đầu thần trước đã." Nghe lời nói cương quyết như vậy, vua Trần Nhân Tông cũng yên lòng.
20. Trong khi thu góp quân các đạo lại, Hưng Đạo Vương soạn cuốn "Binh Thư Yếu Lược" để huấn luyện binh sĩ. Ngài còn truyền lệnh khuyên răn mọi người hết lòng đánh giặc, cứu nước. Bản "Hịch Tướng Sĩ" này là một áng văn tuyệt tác và hùng tráng vô cùng.
21. Được lời khuyên răn ấy, ai nấy nức lòng luyện tập đêm ngày. Các binh sĩ lấy mực thích vào cánh tay hai chữ "Sát Đát" (nghĩa là giết quân Nguyên) để tỏ ra quyết chí đánh giặc. Nhờ đó mà tinh thần của các binh sĩ lên rất cao.
22. Thoát Hoan thừa thắng đánh chiếm Vạn Kiếp rồi tràn sang mạn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Quân Nguyên bắt được quân Đại Việt trên cánh tay người nào cũng thích hai chữ "Sát Đát" nên giận lắm. Chúng chém giết, cướp phá không ngừng. Dân chúng vô cùng khổ sở.
23. Khi tới Nhị Hà, Thoát Hoan cho bắc cầu phao để quân sĩ sang vây Thăng Long. Hưng Đạo Vương rước vua chạy xuống Thiên Trường. Ngài tâu vua cho Thượng tướng Trần Quang Khải vào đóng ở Nghệ An, chặn đường tiến của Toa Đô. Còn Trần Bình Trọng ở lại giữ Thiên Trường.
24. Sau đó Hưng Đạo Vương lại rước vua ra Hải Dương, Quảng Yên rồi vào Thanh Hóa. Trần Bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đến bãi Đà Mạc (Hưng Yên) liền đem quân ra đánh. Quân Nguyên vây kín Trần Bình Trọng rồi dùng câu liêm kéo Trần Bình Trọng ngã ngựa, lăn xuống đất.
25. Chúng dẫn Trần Bình Trọng vào trình Thoát Hoan. Thấy Trần Bình Trọng khỏe mạnh, Thoát Hoan dụ về hàng và hứa sẽ phong cho tước vương. Trần Bình Trọng quát: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Thoát Hoan thấy dụ dỗ không được liền sai quân dẫn ra ngoài chém đầu.
26. Đạo quân Toa Đô ở Chiêm Thành kéo ra đánh Nghệ An. Trần Quang Khải giữ các đường hiểm yếu. Đánh mãi không được, Toa Đô dùng thuyền chở quân lính vượt biển ra Bắc để hợp với quân Thoát Hoan. Trần Quang Khải cho lính về báo tin này để vua rõ.
27. Trần Nhân Tông được tin sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đón đánh Toa Đô ở bến Hàm Tử (Hưng Yên). Trong quân của Trần Nhật Duật lúc đó có bọn Triệu Trung, tướng nhà Tống sang hàng trước đây. Quân Nguyên thấy thế tưởng quân nhà Tống sang giúp Đại Việt nên hoảng sợ bỏ chạy.
28. Trần Nhật Duật thắng trận này liền sai Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chạy vào Thanh Hóa báo tin. Trần Quốc Toản là cậu bé không được dự hội nghị Bình Than vì nhỏ tuổi, đã về lập một đạo quân để xin đi đánh giặc. Đạo quân này có lá cờ riêng đề 6 chữ "Phá cường địch báo Hoàng ân" nghĩa là "Đánh giặc mạnh, báo ơn vua."
29. Được tin thắng trận, Hưng Đạo Vương tâu vua: "Quân ta mới thắng, khí thế đang hăng. Quân Nguyên vừa thua, tinh thần sút giảm. Vậy nhân dịp này xin Bệ hạ cho tiến quân đánh Thoát Hoan ngay để lấy lại Kinh thành Thăng Long."
30. Vừa lúc đó Thượng tướng Trần Quang Khải ở Nghệ An ra, cũng xin đi đánh Thoát Hoan tại Thăng Long. Trần Nhật Duật được lệnh đóng quân chặn đường không cho Toa Đô kéo lên gặp Thoát Hoan. Trần Quốc Toản lại hăng hái trở ra theo Trần Quang Khải.
31. Bấy giờ đại quân của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long. Các chiến thuyền của quân Nguyên đều đậu ở bến Chương Dương (Hà Đông bây giờ). Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão vòng đường biển, bất ngờ dùng thuyền nhỏ, xông vào đốt phá chiến thuyền quân Nguyên.
32. Quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ. Quân Đại Việt đuổi theo đến chân thành Thăng Long. Thoát Hoan cùng Nguyên soái A Lý Hải Nha cho đoàn kỵ binh thiện chiến nhất xuất trận. Đoàn kỵ binh này đã nổi tiếng là đoàn quân vô địch từ Á sang Âu.
33. Chúng cưỡi ngựa, bắn cung rất giỏi. Nhưng quanh thành Thăng Long lại có nhiều ao hồ chứ không phải là cánh đồng cỏ rộng để kỵ binh thi thố tài năng. Rốt cuộc kỵ binh Nguyên bị phục binh của Trần Quang Khải núp ở ao hồ nhảy lên, dùng đoản đao chặt chân ngựa. Kỵ binh tan vỡ.
34. Thoát Hoan bỏ Thăng Long chạy sang Kinh Bắc. Toa Đô đóng quân ở Thiên Trường (Hưng Yên) được tin Thoát Hoan thua trận liền rút về Tây Kết (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên.) Hưng Đạo Vương từ Thanh Hóa kéo quân ra đặt phục binh định bắt sống Toa Đô.
35. Quân Đại Việt đánh rất hăng. Toa Đô và Ô Mã Nhi định chạy ra bể nhưng nửa đường Toa Đô bị trúng tên chết. Ô Mã Nhi một mình lẻn xuống chiếc thuyền con trốn về Tàu. Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương thắng lớn, bắt được nhiều tù binh và khí giới.
36. Các tướng thắng trận đem đầu Toa Đô về nộp để lấy công. Trần Nhân Tông thấy Toa Đô là một dũng tướng hết lòng với vua Nguyên, liền nói: "Làm tướng nên như người này." Rồi nhà vua cởi áo bào, đắp vào đầu Toa Đô và cho lệnh mai táng tử tế.
37. Bấy giờ Thoát Hoan đóng quân ở Bắc Giang nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi trốn về Tàu, nên rất lo sợ. Thêm vào đó quân lính bị bệnh dịch tả nằm chết ngổn ngang. Y bèn cùng Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán đem quân rút về nước.
38. Dọc đường quân Nguyên lại bị Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản chặn đánh nên mười phần đã chết mất năm. Lý Quán, Lý Hằng bị bắn chết. Thoát Hoan sợ quá phải chui vào ống đồng, rồi ống đồng được đặt lên xe để quân Nguyên kéo chạy về Tàu.
39. Trên đường đuổi theo giặc Nguyên, chẳng may Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã bị ngã ngựa, đầu đập vào núi đá mà chết. Được tin người anh hùng trẻ tuổi hy sinh vì nước, vua Trần và các vương hầu rất thương tiếc và truy phong tước Vương cho Trần Quốc Toản.
40. Thế là trong vòng sáu tháng (từ cuối năm 1284 đến giữa năm 1285) quân dân Đại Việt đã phá tan 50 vạn quân Nguyên lần thứ hai. Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông lại trở về kinh đô Thăng Long để cùng toàn dân ăn mừng chiến thắng và thăng thưởng cho các tướng sĩ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)