Nguyen nhan và bien phap phòng chong can thi hoc duong
Chia sẻ bởi Nguyễn Hòang Vy |
Ngày 12/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: nguyen nhan và bien phap phòng chong can thi hoc duong thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NGUYÊN NHÂN
VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học ở tuổi học sinh có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới cận thị học đường. Tật cận thị có 2 biểu hiện chính: độ hội tụ của mắt tăng và trục trước sau của mắt dài quá giới hạn bình thường. Hậu quả là thị lực giảm, mắt không nhìn rõ vật ở xa, chỉ thấy vật ở gần. Bệnh này do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân 1: Việc học tập quá căng thẳng, học sinh phải học ở trường, học tăng tiết, học thêm ở trường và ở nhà... việc tập trung nhìn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cận thị, nhất là ở học sinh tiểu học.
Nguyên nhân 2: Tại thành phố đa phần đường nhìn của mỗi người là trong vòng 5 m. Trong thành phố tầm nhìn cũng không được mở rộng, thiếu môi trường để giúp trẻ luyện tập cơ mắt nhìn xa, vì thế khả năng viễn thị của chúng cũng ngày càng yếu đi.
Nguyên nhân 3:Trẻ xem TV quá gần: Nếu như ngày nào trẻ cũng xem TV nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3 m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
Nguyên nhân 4: Mắt phải điều tiết và quy tụ quá nhiều các trò chơi điện tử, vi tính đòi hỏi sự tập trung cao độ. Chơi nhiều giờ liền có thể dẫn đến mỏi mắt, cận thị mắt.
Nguyên nhân 5: Trẻ thường đọc các truyện tranh, sách báo chữ in quá nhỏ, in mờ hoặc trẻ cúi gằm hoặc đưa sách quá gần mắt, cũng làm tăng gánh nặng đối với mắt.
Nguyên nhân 6: Bàn ghế không thích hợp với lứa tuổi, tư thế ngồi không đúng hoặc khi mệt mỏi, các em thường nằm rạp xuống bàn làm bài.
Nguyên nhân 7: Sau những giờ học căng thẳng, trong lúc chờ bố mẹ đến đón về, nhiều em không chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, chạy nhảy... mà chỉ ngồi trên sân trường còng lưng, dán mắt vào những quyển truyện tranh.
Nguyên nhân 8: Ánh sáng trong lớp học hiện là yếu tố gây hại mắt rất nhiều. Nhiều phòng học không được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa đi không đủ ánh sáng tự nhiên.
Hệ thống đèn chiếu sáng tại các phòng học thường mắc rất tuỳ tiện, nhiều loại đèn không đủ tiêu chuẩn, có phòng học ánh sáng chỉ đạt 20 lux- bằng 1/5 so với tiêu chuẩn quy định. Ngược lại, nhiều lớp học lại mắc quá nhiều đèn làm độ chói quá lớn.
Thường xuyên phải học tập trong môi trường ánh sáng đó, học sinh phải liên tục điều tiết thị giác dẫn tới việc căng, mỏi mắt, lâu dần thành cận thị.
Bệnh cận thị hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường. Sau đây là một số biện pháp cần được tuân thủ trong sinh hoạt và học tập:
1. Giữ đúng tư thế ngồi khi học
Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông và người lớn. Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết.
Ngồi đúng tư thế
2. Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết
- Kích thước phòng học; cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở.
Đảm bảo đủ ánh sáng: nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux.
Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét, chiều cao ít nhất của chữ viết là 1/200 khoảng cách từ mắt tới chữ.
Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiếu. Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc.
- Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt.
- Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, hết co thắt thị giác rồi mới bước vào giờ học tiếp theo để nhãn cầu, cơ mắt thư giãn.
Chúng ta nên cho trẻ chơi các môn thể thao như bóng rổ, đá banh,... sau những giờ học căng thẳng, để giảm bớt sự mệt mỏi của mắt.
3. Bỏ những thói quen có hại cho mắt
- Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.
- Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.
Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học ở tuổi học sinh có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới cận thị học đường. Tật cận thị có 2 biểu hiện chính: độ hội tụ của mắt tăng và trục trước sau của mắt dài quá giới hạn bình thường. Hậu quả là thị lực giảm, mắt không nhìn rõ vật ở xa, chỉ thấy vật ở gần. Bệnh này do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân 1: Việc học tập quá căng thẳng, học sinh phải học ở trường, học tăng tiết, học thêm ở trường và ở nhà... việc tập trung nhìn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cận thị, nhất là ở học sinh tiểu học.
Nguyên nhân 2: Tại thành phố đa phần đường nhìn của mỗi người là trong vòng 5 m. Trong thành phố tầm nhìn cũng không được mở rộng, thiếu môi trường để giúp trẻ luyện tập cơ mắt nhìn xa, vì thế khả năng viễn thị của chúng cũng ngày càng yếu đi.
Nguyên nhân 3:Trẻ xem TV quá gần: Nếu như ngày nào trẻ cũng xem TV nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3 m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
Nguyên nhân 4: Mắt phải điều tiết và quy tụ quá nhiều các trò chơi điện tử, vi tính đòi hỏi sự tập trung cao độ. Chơi nhiều giờ liền có thể dẫn đến mỏi mắt, cận thị mắt.
Nguyên nhân 5: Trẻ thường đọc các truyện tranh, sách báo chữ in quá nhỏ, in mờ hoặc trẻ cúi gằm hoặc đưa sách quá gần mắt, cũng làm tăng gánh nặng đối với mắt.
Nguyên nhân 6: Bàn ghế không thích hợp với lứa tuổi, tư thế ngồi không đúng hoặc khi mệt mỏi, các em thường nằm rạp xuống bàn làm bài.
Nguyên nhân 7: Sau những giờ học căng thẳng, trong lúc chờ bố mẹ đến đón về, nhiều em không chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, chạy nhảy... mà chỉ ngồi trên sân trường còng lưng, dán mắt vào những quyển truyện tranh.
Nguyên nhân 8: Ánh sáng trong lớp học hiện là yếu tố gây hại mắt rất nhiều. Nhiều phòng học không được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa đi không đủ ánh sáng tự nhiên.
Hệ thống đèn chiếu sáng tại các phòng học thường mắc rất tuỳ tiện, nhiều loại đèn không đủ tiêu chuẩn, có phòng học ánh sáng chỉ đạt 20 lux- bằng 1/5 so với tiêu chuẩn quy định. Ngược lại, nhiều lớp học lại mắc quá nhiều đèn làm độ chói quá lớn.
Thường xuyên phải học tập trong môi trường ánh sáng đó, học sinh phải liên tục điều tiết thị giác dẫn tới việc căng, mỏi mắt, lâu dần thành cận thị.
Bệnh cận thị hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường. Sau đây là một số biện pháp cần được tuân thủ trong sinh hoạt và học tập:
1. Giữ đúng tư thế ngồi khi học
Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông và người lớn. Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết.
Ngồi đúng tư thế
2. Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết
- Kích thước phòng học; cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở.
Đảm bảo đủ ánh sáng: nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux.
Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét, chiều cao ít nhất của chữ viết là 1/200 khoảng cách từ mắt tới chữ.
Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiếu. Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc.
- Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt.
- Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, hết co thắt thị giác rồi mới bước vào giờ học tiếp theo để nhãn cầu, cơ mắt thư giãn.
Chúng ta nên cho trẻ chơi các môn thể thao như bóng rổ, đá banh,... sau những giờ học căng thẳng, để giảm bớt sự mệt mỏi của mắt.
3. Bỏ những thói quen có hại cho mắt
- Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.
- Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.
Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hòang Vy
Dung lượng: 1,75MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)