Nguoi linh trong van hoc
Chia sẻ bởi Hồ Thị Sương |
Ngày 28/04/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: nguoi linh trong van hoc thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ:
HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM
(Chương trình lớp 9)
Thực hiện: Tổ Ngữ Văn
Trường THCS Chánh Phú Hòa
Chánh Phú Hòa, ngày 6 tháng 01 năm 2016
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
- Hình tượng người lính đã đi vào trong văn học hiện đại trở thành những tượng đài bất tử, còn lưu lại mãi với thời gian. Ở thời kỳ văn học nào cũng khắc họa thành công hình tượng người lính sâu sắc và toàn diện là hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nền văn học ấy được viết nên bởi chính những người trong cuộc, kết tinh tâm huyết, trí tuệ, tài năng và cả máu xương của các nhà văn – chiến sĩ. Đặc biệt ở thể loai thơ và truyện ngắn, hình ảnh người lính được khắc họa hết sức cụ thể, chân thực, sinh động.
- Qua chuyên đề ta có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về hình ảnh người lính trong văn học Việt Nam. Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, đáng tự hào.
- Ngoài ra, chuyên đề còn bồi dưỡng tình yêu, niềm cảm phục và tự hào về hình ảnh người lính trong văn học Việt Nam.
1. Lịch sử:
- Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi. Nền độc lập kéo dài một năm. Cuối năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Nghe theo lời kêu gọi của Bác, cả nước đứng lên chống Pháp với một tinh thần: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
- 7/5/1954, kháng chiến kết thúc thắng lợi, Miền Bắc được giải phóng, Miền Nam bắt đầu kháng chiến chống Mỹ.
B. NỘI DUNG:
I. Đôi nét về tình hình lịch sử và văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay.
- Hàng vạn thanh niên miền Bắc lên đường cầm súng chiến đấu. Hàng vạn thanh niên xung phong xẻ núi, phá bom mở đường. Đánh Mỹ trở thành lý tưởng của thời đại. Thôi thúc các thế hệ nối tiếp nhau ra trận.
- Ngày 30/4/1975 kháng chiến kết thúc thắng lợi khép lại lịch sử 30 năm kiên cường chiến đấu chống Pháp - Mỹ. Người lính lại trở về cuộc sống đời thường, xây dựng quê hương đất nước.
2. Văn học:
- Các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ đã bám sát cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hào hùng của dân tộc để phản ánh chân thực về cuộc kháng chiến.
Nội dung phản ánh:
+ Lòng yêu nước, khát vọng hoà bình
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm, vượt mọi khó khăn.
+ Tình người cao đẹp.
II. Hình ảnh người lính trong văn học hiện đại.
Đồng chí (Chính Hữu)
Sáng tác năm 1948.
2. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Sáng tác năm 1966.
3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Sáng tác năm 1969.
4. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Sáng tác năm 1971.
5. Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Sáng tác năm 1978.
1. Xuất thân:
- Từ những người nông dân vốn quen với cấy cày, ruộng đồng, sống cuộc đời lam lũ ở khắp các miền quê.
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
(Đồng chí - Chính Hữu)
Là những học sinh, sinh viên rời ghế nhà trường xung phong đi chiến đấu (những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ba nữ thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi”).
Họ là những người nông dân, học sinh, sinh viên…đều từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.
.
2. Lý tưởng cao đẹp:
- Cái chất nông dân thuần phát ấy mới đáng quý làm sao,và chính nó làm nên sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ, chiến thắng kẻ thù.
- Các anh sẵn sàng ra đi với một quyết tâm lớn lao, sẵn sàng hy sinh riêng mình vì lý tưởng cao đẹp, đó là lý tưởng giải phóng đất nước.
- Họ là những người cùng chung một lý tưởng cao đẹp: chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
3. Hoàn cảnh sống chiến đấu:
a. Thiên nhiên khắc nghiệt và thực tế ở chiến trường:
“Đêm nay rừng hoang sương muối”
(Đồng chí- Chính Hữu)
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Bụi phun tóc trắng như người già.
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
“Đường bị đánh lở loét, những thân cây bị tước khô cháy, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần”
(Những ngôi sao xa xôi –Lê Minh Khuê)
Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Bệnh tật, bom đạn đe doạ sự sống:
“Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
(Đồng chí – Chính Hữu)
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính -Phạm Tiến Duật)
“Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom”
“Chúng tôi bị bom vùi luôn”
“Thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột những quả bom và bom có thể nổ bất cứ lúc nào”
“Máu từ cánh tay Nho túa ra”
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn. Những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe doạ sự sống, chiến tranh ác liệt, người lính phải đối mặt với hiểm nguy.
c. Trang bị thô sơ, thiếu thốn:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
(Đồng chí - Chính Hữu)
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
“Chúng tôi ở một trong cái hang dưới chân cao điểm”
(Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê)
Trong những năm tháng kháng chiến, người lính phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về trang bị, cái ăn cái mặc, vũ khí đánh giặc.
Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng-những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính có vượt lên chiến thắng mọi hoàn cảnh mới chiến thắng được kẻ thù. Thơ ca đã ghi lại những hình ảnh về những năm tháng không thể quên của lịch sử dân tộc.
4. Vẻ đẹp phẩm chất:
a. Giàu lòng yêu nước
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
(Đồng chí - Chính Hữu)
“Ông Sáu đi tham gia kháng chiến 8 năm trời xa nhà, ông háo hức được gặp con nhưng chưa bao giờ ông bỏ nhiệm vụ để về gặp con. Trong 3 ngày ở nhà, con không nhận và khi con níu kéo ông ở lại nhưng ông đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, ông lại tiếp tục lên đường, gác lại tình riêng để hoàn thành nhiệm vụ chung. Ở nơi chiến trường ông chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.”
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
“Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
“Những nữ thanh niên xung phong là những học sinh, sinh viên gác lại bao ước mơ ở giảng đường đại học để lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.”
(Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê)
Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm ước mơ riêng, băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc.
b. Dũng cảm, kiên cường:
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
(Đồng chí-Chính Hữu)
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
Phương Định bình tĩnh dũng cảm khi phá bom. Chị Thao gan dạ khi làm nhiệm vụ. Nho bị thương nhưng vẫn bình thản…
Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.
c. Tình đồng chí gắn bó:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
(Đồng chí-Chính Hữu)
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
“Ông Ba đã mang cây lược ngà suốt 10 năm trời-kỉ vật của người đồng chí để lại trước lúc hi sinh.Rồi tìm và trao tận tay cho Thu. Ông Ba đã nhận làm cha của bé Thu qua lời nói khi chia tay “Thôi ba đi nghe con!”
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
“ Với ba nữ thanh niên xung phong: Họ yêu thương, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong công việc, trong cuộc sống. Phương Định băng bó vết thương và chăm sóc cho Nho, chia cho Nho niềm vui nho nhỏ khi thấy mưa đá ở Trường Sơn. Chị Thao lo lắng khi Nho bị thương.”
( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
Đó là tình cảm sẻ chia ấm áp, gắn bó keo sơn như tình anh em ruột thịt. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng toả sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù.
d. Lạc quan, tin tưởng:
“Đầu súng trăng treo”
(Đồng chí-Chính Hữu)
“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
“Gặp bạn bè suốt dọc đường đi trước
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
Ẩn sau cái bắt tay tinh nghịch, hóm hỉnh là cả niềm vui vô bờ khi gặp gỡ bạn bè sau trận chinh chiến khốc liệt. Và tuyệt vời biết bao nổi vắng gia đình người thân được xoa dịu bởi những tấm lòng đồng đội.
“Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật)
Một thế hệ, ra trận đánh giặc thành khát vọng tuổi trẻ. Người lính luôn tin vào chân lý sáng ngời của thời đại. Niềm lạc quan, yêu đời giúp họ thêm sức mạnh chiến thắng mọi hoàn cảnh.
- Ba nữ thanh niên xung phong:
+ Chị Thao hát giọng thì chua nhưng thích hát, hay hát, chị có 3 quyển sổ dày chép bài hát, chị thêu chỉ đỏ trên áo và tỉa lông mày nhỏ.
+ Phương Định thích hát Ca-Chiu–Sa, sáng tác lời hát, thích mưa đá, hay nhớ về kỉ niệm thời đi học, nhớ về gia đình và thành phố thân yêu.
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Đó là niềm lạc quan của cả một thế hệ, ra trận đánh giặc thành khát vọng tuổi trẻ. Người lính luôn tin vào chân lý sáng ngời của thời đại. Niềm lạc quan, yêu đời giúp họ thêm sức mạnh chiến thắng mọi hoàn cảnh.
C. KẾT LUẬN:
- Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời toả sáng.Thơ ca kháng chiến đã tập trung phản ánh, tôn lên dáng đứng của những con người mới trong cuộc chiến đấu chống xâm lược: Yêu nước, căm thù giặc, lạc quan, gắn bó đoàn kết. Đó phải chăng là vẻ đẹp của con người thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
- Qua những hình ảnh người lính cho ta thấy thêm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt đồng thời cho ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính.
- Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống ông cha để làm vẻ vang non sông đất nước Việt Nam mãi mãi.
- Qua những câu chuyện ấy đã góp phần giúp chúng tôi thổi hồn vào những bài giảng cho học sinh, nhắc nhở chúng tôi phải sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống hôm nay, trân trọng những gì mà mình đang có, biết ơn cha ông mình đã đổ biết bao máu, xương để mang lại cuộc sống no ấm như ngày hôm nay. Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm với tương lai của đất nước, xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta.
QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ:
HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM
(Chương trình lớp 9)
Thực hiện: Tổ Ngữ Văn
Trường THCS Chánh Phú Hòa
Chánh Phú Hòa, ngày 6 tháng 01 năm 2016
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
- Hình tượng người lính đã đi vào trong văn học hiện đại trở thành những tượng đài bất tử, còn lưu lại mãi với thời gian. Ở thời kỳ văn học nào cũng khắc họa thành công hình tượng người lính sâu sắc và toàn diện là hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nền văn học ấy được viết nên bởi chính những người trong cuộc, kết tinh tâm huyết, trí tuệ, tài năng và cả máu xương của các nhà văn – chiến sĩ. Đặc biệt ở thể loai thơ và truyện ngắn, hình ảnh người lính được khắc họa hết sức cụ thể, chân thực, sinh động.
- Qua chuyên đề ta có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về hình ảnh người lính trong văn học Việt Nam. Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, đáng tự hào.
- Ngoài ra, chuyên đề còn bồi dưỡng tình yêu, niềm cảm phục và tự hào về hình ảnh người lính trong văn học Việt Nam.
1. Lịch sử:
- Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi. Nền độc lập kéo dài một năm. Cuối năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Nghe theo lời kêu gọi của Bác, cả nước đứng lên chống Pháp với một tinh thần: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
- 7/5/1954, kháng chiến kết thúc thắng lợi, Miền Bắc được giải phóng, Miền Nam bắt đầu kháng chiến chống Mỹ.
B. NỘI DUNG:
I. Đôi nét về tình hình lịch sử và văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay.
- Hàng vạn thanh niên miền Bắc lên đường cầm súng chiến đấu. Hàng vạn thanh niên xung phong xẻ núi, phá bom mở đường. Đánh Mỹ trở thành lý tưởng của thời đại. Thôi thúc các thế hệ nối tiếp nhau ra trận.
- Ngày 30/4/1975 kháng chiến kết thúc thắng lợi khép lại lịch sử 30 năm kiên cường chiến đấu chống Pháp - Mỹ. Người lính lại trở về cuộc sống đời thường, xây dựng quê hương đất nước.
2. Văn học:
- Các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ đã bám sát cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hào hùng của dân tộc để phản ánh chân thực về cuộc kháng chiến.
Nội dung phản ánh:
+ Lòng yêu nước, khát vọng hoà bình
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm, vượt mọi khó khăn.
+ Tình người cao đẹp.
II. Hình ảnh người lính trong văn học hiện đại.
Đồng chí (Chính Hữu)
Sáng tác năm 1948.
2. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Sáng tác năm 1966.
3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Sáng tác năm 1969.
4. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Sáng tác năm 1971.
5. Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Sáng tác năm 1978.
1. Xuất thân:
- Từ những người nông dân vốn quen với cấy cày, ruộng đồng, sống cuộc đời lam lũ ở khắp các miền quê.
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
(Đồng chí - Chính Hữu)
Là những học sinh, sinh viên rời ghế nhà trường xung phong đi chiến đấu (những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ba nữ thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi”).
Họ là những người nông dân, học sinh, sinh viên…đều từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.
.
2. Lý tưởng cao đẹp:
- Cái chất nông dân thuần phát ấy mới đáng quý làm sao,và chính nó làm nên sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ, chiến thắng kẻ thù.
- Các anh sẵn sàng ra đi với một quyết tâm lớn lao, sẵn sàng hy sinh riêng mình vì lý tưởng cao đẹp, đó là lý tưởng giải phóng đất nước.
- Họ là những người cùng chung một lý tưởng cao đẹp: chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
3. Hoàn cảnh sống chiến đấu:
a. Thiên nhiên khắc nghiệt và thực tế ở chiến trường:
“Đêm nay rừng hoang sương muối”
(Đồng chí- Chính Hữu)
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Bụi phun tóc trắng như người già.
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
“Đường bị đánh lở loét, những thân cây bị tước khô cháy, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần”
(Những ngôi sao xa xôi –Lê Minh Khuê)
Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Bệnh tật, bom đạn đe doạ sự sống:
“Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
(Đồng chí – Chính Hữu)
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính -Phạm Tiến Duật)
“Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom”
“Chúng tôi bị bom vùi luôn”
“Thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột những quả bom và bom có thể nổ bất cứ lúc nào”
“Máu từ cánh tay Nho túa ra”
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn. Những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe doạ sự sống, chiến tranh ác liệt, người lính phải đối mặt với hiểm nguy.
c. Trang bị thô sơ, thiếu thốn:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
(Đồng chí - Chính Hữu)
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
“Chúng tôi ở một trong cái hang dưới chân cao điểm”
(Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê)
Trong những năm tháng kháng chiến, người lính phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về trang bị, cái ăn cái mặc, vũ khí đánh giặc.
Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng-những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính có vượt lên chiến thắng mọi hoàn cảnh mới chiến thắng được kẻ thù. Thơ ca đã ghi lại những hình ảnh về những năm tháng không thể quên của lịch sử dân tộc.
4. Vẻ đẹp phẩm chất:
a. Giàu lòng yêu nước
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
(Đồng chí - Chính Hữu)
“Ông Sáu đi tham gia kháng chiến 8 năm trời xa nhà, ông háo hức được gặp con nhưng chưa bao giờ ông bỏ nhiệm vụ để về gặp con. Trong 3 ngày ở nhà, con không nhận và khi con níu kéo ông ở lại nhưng ông đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, ông lại tiếp tục lên đường, gác lại tình riêng để hoàn thành nhiệm vụ chung. Ở nơi chiến trường ông chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.”
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
“Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
“Những nữ thanh niên xung phong là những học sinh, sinh viên gác lại bao ước mơ ở giảng đường đại học để lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.”
(Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê)
Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm ước mơ riêng, băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc.
b. Dũng cảm, kiên cường:
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
(Đồng chí-Chính Hữu)
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
Phương Định bình tĩnh dũng cảm khi phá bom. Chị Thao gan dạ khi làm nhiệm vụ. Nho bị thương nhưng vẫn bình thản…
Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.
c. Tình đồng chí gắn bó:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
(Đồng chí-Chính Hữu)
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
“Ông Ba đã mang cây lược ngà suốt 10 năm trời-kỉ vật của người đồng chí để lại trước lúc hi sinh.Rồi tìm và trao tận tay cho Thu. Ông Ba đã nhận làm cha của bé Thu qua lời nói khi chia tay “Thôi ba đi nghe con!”
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
“ Với ba nữ thanh niên xung phong: Họ yêu thương, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong công việc, trong cuộc sống. Phương Định băng bó vết thương và chăm sóc cho Nho, chia cho Nho niềm vui nho nhỏ khi thấy mưa đá ở Trường Sơn. Chị Thao lo lắng khi Nho bị thương.”
( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
Đó là tình cảm sẻ chia ấm áp, gắn bó keo sơn như tình anh em ruột thịt. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng toả sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù.
d. Lạc quan, tin tưởng:
“Đầu súng trăng treo”
(Đồng chí-Chính Hữu)
“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
“Gặp bạn bè suốt dọc đường đi trước
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
Ẩn sau cái bắt tay tinh nghịch, hóm hỉnh là cả niềm vui vô bờ khi gặp gỡ bạn bè sau trận chinh chiến khốc liệt. Và tuyệt vời biết bao nổi vắng gia đình người thân được xoa dịu bởi những tấm lòng đồng đội.
“Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật)
Một thế hệ, ra trận đánh giặc thành khát vọng tuổi trẻ. Người lính luôn tin vào chân lý sáng ngời của thời đại. Niềm lạc quan, yêu đời giúp họ thêm sức mạnh chiến thắng mọi hoàn cảnh.
- Ba nữ thanh niên xung phong:
+ Chị Thao hát giọng thì chua nhưng thích hát, hay hát, chị có 3 quyển sổ dày chép bài hát, chị thêu chỉ đỏ trên áo và tỉa lông mày nhỏ.
+ Phương Định thích hát Ca-Chiu–Sa, sáng tác lời hát, thích mưa đá, hay nhớ về kỉ niệm thời đi học, nhớ về gia đình và thành phố thân yêu.
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Đó là niềm lạc quan của cả một thế hệ, ra trận đánh giặc thành khát vọng tuổi trẻ. Người lính luôn tin vào chân lý sáng ngời của thời đại. Niềm lạc quan, yêu đời giúp họ thêm sức mạnh chiến thắng mọi hoàn cảnh.
C. KẾT LUẬN:
- Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời toả sáng.Thơ ca kháng chiến đã tập trung phản ánh, tôn lên dáng đứng của những con người mới trong cuộc chiến đấu chống xâm lược: Yêu nước, căm thù giặc, lạc quan, gắn bó đoàn kết. Đó phải chăng là vẻ đẹp của con người thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
- Qua những hình ảnh người lính cho ta thấy thêm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt đồng thời cho ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính.
- Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống ông cha để làm vẻ vang non sông đất nước Việt Nam mãi mãi.
- Qua những câu chuyện ấy đã góp phần giúp chúng tôi thổi hồn vào những bài giảng cho học sinh, nhắc nhở chúng tôi phải sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống hôm nay, trân trọng những gì mà mình đang có, biết ơn cha ông mình đã đổ biết bao máu, xương để mang lại cuộc sống no ấm như ngày hôm nay. Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm với tương lai của đất nước, xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Sương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)