Người lái đò sông Đà

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Người lái đò sông Đà thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Đề : Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn văn sau trong tuỳ bút “Người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân:
“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xup – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông đà, có phải ông vừa nghe thấy tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông này lững lờ như nhớ thương những hòn thác đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.
Gợi ý
1. Về nội dung: vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của sông Đà
2. Về nghệ thuật:
- Cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng:
+ Những so sánh độc đáo: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”…
+ Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”, “Chao ôi, thấy thèm được giật mình”…
+ Ngôn từ chọn lọc tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”…
+ Nhân hoá con vật thành con người trò chuyện với ông khách sông Đà: “nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông đà, có phải ông vừa nghe thấy tiếng còi sương?”. Niềm khát khao có được một đường tàu đến với Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế Lan Viên: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc – Khi lòng ta đã hoá những con tàu”.
+Giọng văn vừa phóng túng vừa tự nhiên mềm mại, nhuần nhuyễn.
- Tính uyên bác:
+ Điểm qua một số triều đại của lịch sử: “đời Lý, đời Trần, đời Lê” để thấy được cái “lặng tờ” đáng yêu mà không dữ dội đã có mấy nghìn năm của con sông.
+ Vận dụng thơ ca làm nổi bật vẻ lãng mạn, tình tứ của con sông: “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà – nhà thơ của núi Tản sông Đà, có nhiều trang thơ dành cho núi và sông của quê hương mình)
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN
*Ai đã đặt tên cho dòng sông?
1. Thông thường người at hay sử dụng phép nhân hoá khi miêu tả thiên nhiên. Kể cũng là điều dễ hiểu, bởi trong văn học, các đối tượng không bao giờ xuất hiện như những “khách thể tự nó” mà như những “vật” thể hiện nỗ lực của con người nhằm chủ quan háo toàn bộ thế giới khách quan. Tác giả cũng nhân hoá sông Hương. Nhưng nhân háo ở đây không chỉ là nhân hoá trong từng đoạn rời rạc vơi mục đích làm cho câu văn, hình ảnh trở nên sinh động. Ông thực sự xây dựng sông Hương thành một nhân vật, một con người để được chuyện trò, đối thoại cùng nó. Điều này hoàn toàn hợp lẽ, bởi chẳng phải ta quen nghĩ rằng các dòng sông vừa là kẻ đồng sáng tạo, vừa là chứng nhân lịch sử văn hoá của một vùng đất hay sao? Dưới ngòi bút tài hao và cái nhìn mê đắm của tác giả, sông Hương cũng có một cuộc đời phong phú qua nhiều giai đoạn, khi gian truân, khi êm đềm. Giữa lòng Trường Sơn, nó chính là “cô gái Di – gan phóng kháong và man dại”, có “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Còn khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trsi tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Sông hương có “phần tâm hồn sâu thẳm”, có vẻ mặt lúc trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ đầy ân tình với Huế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)