Ngữ văn 8. ĐỂ KIEM TRA 15P HAY (SƯU TẦM)

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Nhân | Ngày 26/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 8. ĐỂ KIEM TRA 15P HAY (SƯU TẦM) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT Bình Tân ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ MÔN: NGỮ VĂN 8(Lần 2 – HKI)
Họ và tên: .................................. Ngày kiểm tra:Tuần 7(28/9 – 3/10/2015)
Lớp:


Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Truyện ngắn Lão Hạc của tác giả nào?
A.Nam Cao B. Thanh Tịnh C. Ngô Tất Tố D. Nguyên Hồng
Câu 2: "Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật" được gọi là:
A. Từ ghép B. Từ tượng thanh C. Từ tượng hình D. Từ láy
Câu 3:Trong tác phẩm cùng tên nhân vật lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
A. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
B. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
C. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
D. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở.
Câu 4:Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của lão Hạc là gì?
A. Thương con hết mực.
B. Không muốn phiền lụy đến hàng xóm láng giềng.
C. Ăn phải bả chó.
D. Ân hận vì trót lừa cậu vàng.
Câu 5: Tác phẩm lão Hạc được viết theo thể loại nào?
A. Truyện dài B. Truyện vừa C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
Câu 6:Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?
A. Rào rào B. Xào xạc C. Mênh mông D. Lách cách.
Câu 7:Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa thán từ?
"...Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?"
A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4
Câu 8:Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Tích tắc B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc
Câu 9:Điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là:
A. Tình huống giao tiếp C. Địa vị người nói
B. Tiếng địa phương của người nói D. Quan hệ giữa người giao tiếp
Câu 10:Trong những từ sau, từ nào không phải là từ địa phương?
A. Thầy em B. Bỏ bễ C. U nó D. Cai lệ
Câu 11:Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
A. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
B. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
C. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
D. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
Câu 12: Câu nào dưới đây có chứa trợ từ?
A. Ôi! Một buổi sáng đẹp trời. C. Cuốn truyện này hay ơi là hay!
B. Chiều biên giới em ơi! D. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!
Câu 13:Có những cách nào để liên kết các đoạn văn trong văn bản?
A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết và dùng câu nối.
B. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
C. Dùng câu nối có tác dụng liên kết
D. Dùng quan hệ từ.
Câu 14: Từ địa phương là :
A. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
B. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam
C. Là từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
D. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
Câu 15:Trong các từ sau từ nào là từ toàn dân:
A. Má B. Mẹ C. U D. Bầm
Câu 16:Người xưng "tôi " trong truyện ngắn Lão Hạc là ai?
A. Lão Hạc B. Vợ ông giáo C. Ông giáo D. Binh Tư
Câu 17:Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?
A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
C. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
D. Làm cho sự việc được kể sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)