NGỮ VĂN 7 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (2016 - 2017)

Chia sẻ bởi Lường Quỳnh | Ngày 11/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: NGỮ VĂN 7 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (2016 - 2017) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MAI SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI

Trường THCS Chiềng Lương
Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
Không kể thời gian chép đề


Câu 1 (2đ)
Chép lại 17 câu tục ngữ mà em đã học
Câu 2 (3 đ):
a. Thế nào là câu đặc biệt?
b. Tìm câu đặc biệt trong các câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng.
(1). Cây tre việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can trường.
(2). Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
(3). “ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
(4). Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời đỏ ửng phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt ruộng lúa lên đòng.
Câu 3 (2đ)
Nêu nội dung chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta_ Hồ Chí Minh
Câu 4: (3đ)
Nêu đặc điểm của trạng ngữ ?
Tìm trạng ngữ và chỉ rõ ý nghĩa trạng ngữ trong các câu sau:
(1). Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm.
(2). Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mêng mông.
Câu 5 (2đ)
Em hãy nêu biểu hiện giàu đẹp của tiếng việt
Câu 6: (8đ)
Hãy chứng minh sự giản dị trong lối sống của Bác Hồ qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"











PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MAI SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI

Trường THCS Chiềng Lương
Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
Không kể thời gian chép đề


Câu 1( 2 đ):
1, Đêm tháng nă chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
2, mau sao thì nắng vắng sao thì mưa
3, ráng mỡ gà có nhà thì giữ
4, tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
5, tấc đất tấc vàng
6, nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
7, nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
8, nhất thì, nhì thục
9, một mặt người bằng mười mặt của
10, cái răng cái tóc là góc con người
11, đói cho sạch rách cho thơm
12, học ăn, học gói, học nói, học mở
13, không thầy đố mày làm nên
14, học thầy không tày học bạn
15, thương người như thể thương thân
16, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
17, một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 2 (3đ)
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN và VN. (1đ)
mỗi câu đúng ghi (0.5đ)
(1) Cây tre việt Nam. -> thông báo sự xuất hiện của sự vật
(2) Sớm. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. -> thông báo sự xuất hiện của sự vật
(3) “ Trời ơi-> Bộc lộ cảm xúc
(4) Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời đỏ ửng phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt ruộng lúa lên đòng. -> liệt kê sự vật

Câu 3 (2đ)
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong bài lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí:”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
Bài văn là một mẫu mực về lạp luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

Câu 4: (3đ)
a. - Trạng ngữ được thêm vào trong câu dể xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. (2đ)

b. Mỗi câu đúng ghi (0.5đ)
1. Nhìn gần, -> trạng ngữ cách thức
2. Mấy hôm nọ, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, ->trạng ngữ chỉ thời gian- trạng ngữ chỉ nơi chốn

Câu 5 (2đ)
Biểu hiện giàu đẹp của tiếng việt:
- Kết hợp chứng cớ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lường Quỳnh
Dung lượng: 18,65KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)