Ngữ văn 12. GIÁO ÁN AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Nhân |
Ngày 26/04/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 12. GIÁO ÁN AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
(trích)
Hoàng Phủ Ngọc Tường
A. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Giới thiệu tác giả tác phẩm:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông là nhà văn chuyên về bút kí. Sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận và tư duy đa chiều với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. (Nêu vấn đề theo đề bài).
Khái quát về tác phẩm:
Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được tác giả sáng tác tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí gồm ba phần. Phần đầu miêu tả sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương chảy về thành phố Huế và rời khỏi kinh thành, sông Hương trong mối liên hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca. Phần hai, tác giả nói về di tích thành cổ Hóa Châu, khẳng định sông Hương và thành phố Huế có một bề dày lịch sử oai hùng. Phần cuối của bài bút kí, tác giả lí giải về tên sông theo huyền thoại của người làng Thành Trung.
Nội dung đoạn trích:
Gợi ý phân tích hình tượng con sông Hương
Thủy trình của Hương giang:
Ở nơi khởi nguồn:
Sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, sông Hương đã là “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Sông Hương đã “sống một nửa cuộc đời của mình” giữa lòng Trường Sơn. Sông Hương được tác giả so sánh “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Rừng già đã hun đúc cho sông Hương “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Rừng già cũng chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình, để khi ra khỏi rừng, sông Hương mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Trong lòng Trường Sơn đại ngàn, sông Hương cũng có lúc “dịu dàng và say đắm” giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
Diễn tả về sông Hương ở thượng nguồn, tác giả viết: Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của sông Hương thì không thể hiểu một cách đầy đủ bản chất, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó, mà hình như nó không muốn bộc lộ, nên đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. Thật là một liên tưởng độc đáo, một trí tưởng tượng tài hoa.
Ra khỏi rừng, về ngoại vi thành phố Huế:
Sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Được người tình mong đợi đến đánh thức, người con gái ấy chợt tỉnh, bừng lên sức sống tuổi thanh xuân. Thủy trình của sông Hương về xuôi tựa như “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Ra khỏi vùng núi, sông Hương đã “chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm” để đi tìm thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn ôm lấy chân đồi Thiên Mụ.
Từ Tuần về đến Thiên Mụ, sông Hương “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”. Sau khi vượt qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương “trở nên xanh thẳm”. Và từ đó, sông Hương trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách. Đi qua những ngọn đồi cao như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, sông Hương “mềm như tấm lụa”. Kết hợp với những ngọn đồi này, sông Hương đã “phản quang” tạo nên những màu sắc huyền diệu “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” trên nền trời tây nam thành phố. Ở ngoại vi thành Huế, uốn lượn giữa những rừng thông u tịch, nơi yên nghỉ của các vua chúa triều Nguyễn, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc “như triết lí, như cổ thi”.
Đến giữa thành phố Huế:
Như tìm được chính mình, sông Hương đã “vui tươi hẳn lên” khi qua những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Giáp
(trích)
Hoàng Phủ Ngọc Tường
A. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Giới thiệu tác giả tác phẩm:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông là nhà văn chuyên về bút kí. Sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận và tư duy đa chiều với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. (Nêu vấn đề theo đề bài).
Khái quát về tác phẩm:
Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được tác giả sáng tác tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí gồm ba phần. Phần đầu miêu tả sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương chảy về thành phố Huế và rời khỏi kinh thành, sông Hương trong mối liên hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca. Phần hai, tác giả nói về di tích thành cổ Hóa Châu, khẳng định sông Hương và thành phố Huế có một bề dày lịch sử oai hùng. Phần cuối của bài bút kí, tác giả lí giải về tên sông theo huyền thoại của người làng Thành Trung.
Nội dung đoạn trích:
Gợi ý phân tích hình tượng con sông Hương
Thủy trình của Hương giang:
Ở nơi khởi nguồn:
Sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, sông Hương đã là “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Sông Hương đã “sống một nửa cuộc đời của mình” giữa lòng Trường Sơn. Sông Hương được tác giả so sánh “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Rừng già đã hun đúc cho sông Hương “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Rừng già cũng chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình, để khi ra khỏi rừng, sông Hương mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Trong lòng Trường Sơn đại ngàn, sông Hương cũng có lúc “dịu dàng và say đắm” giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
Diễn tả về sông Hương ở thượng nguồn, tác giả viết: Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của sông Hương thì không thể hiểu một cách đầy đủ bản chất, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó, mà hình như nó không muốn bộc lộ, nên đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. Thật là một liên tưởng độc đáo, một trí tưởng tượng tài hoa.
Ra khỏi rừng, về ngoại vi thành phố Huế:
Sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Được người tình mong đợi đến đánh thức, người con gái ấy chợt tỉnh, bừng lên sức sống tuổi thanh xuân. Thủy trình của sông Hương về xuôi tựa như “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Ra khỏi vùng núi, sông Hương đã “chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm” để đi tìm thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn ôm lấy chân đồi Thiên Mụ.
Từ Tuần về đến Thiên Mụ, sông Hương “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”. Sau khi vượt qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương “trở nên xanh thẳm”. Và từ đó, sông Hương trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách. Đi qua những ngọn đồi cao như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, sông Hương “mềm như tấm lụa”. Kết hợp với những ngọn đồi này, sông Hương đã “phản quang” tạo nên những màu sắc huyền diệu “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” trên nền trời tây nam thành phố. Ở ngoại vi thành Huế, uốn lượn giữa những rừng thông u tịch, nơi yên nghỉ của các vua chúa triều Nguyễn, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc “như triết lí, như cổ thi”.
Đến giữa thành phố Huế:
Như tìm được chính mình, sông Hương đã “vui tươi hẳn lên” khi qua những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Giáp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Nhân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)