NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chia sẻ bởi Vũ Xuân Ba | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


PHƯƠNG PHÁP VIẾT NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
*/ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?
Là 1 loại hình nghiên cứu trong GD nhằm thực hiện 1 tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó.
Tác động can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, SGK, PP quản lý, chính sách mới….của GV, cán bộ QLGD. Người nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng PP nghiên cứu phù hợp.
Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu.
+ Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và
Thử nghĩ tới giải pháp thay thế.
nghiệm Suy
nghĩ + Thử nghiệm:Thử nghiệm giải pháp thay thế
trong lớp/ trường học.


Kiểm + Kiểm chứng : Tìm xem giải pháp thay thế
chứng có hiệu quả không?
Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa SKKN và nghiên cứu KHSPƯD .
PHẦN II:
A- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1 : XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ( Hiện trạng,
giải pháp thay thế, vấn đề nghiên cứu)
Để xác định được đề tài nghiên cứu cần thực hiện các thứ tự sau :
1- Trình bày hiện trạng (thực trạng) bản thân quan tâm .
2- Nêu các nguyên nhân gây ra hiện trạng (thực trạng) .
3- Chọn một hoặc vài nguyên nhân bản thân thấy cần tác động để tạo sự chuyển biến .
4- Đưa ra các giải pháp tác động (tham khảo tài liệu , kinh nghiệm của đồng nghiệp , sáng tạo của bản thân ….)

5- Xây dựng giả thuyết : Trả lời câu hỏi : Có kết quả (hiệu quả) hay không ?
Có thay đổi hay không ?
Nếu trả lời có kết quả (có hiệu quả) đó là giả thuyết có định hướng .
Nếu chỉ làm thay đổi (biến đổi , khác biệt…) đó là giả thuyết không định hướng
Chú ý vấn đề này để sau này sử dụng công thức kiểm chứng .
6- Đặt tên cho đề tài . Khi đặt tên cho đề tài phải thể hiện được :
+ Mục tiêu đề tài
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
+ Biện pháp tác động
Ví dụ : “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh
khối …. Trường …. Trong môn học …. Bằng biện pháp ….”
+ Mục tiêu : “Nâng cao hứng thú cho học sinh”
+ Đối tượng nghiên cứu : Tâm lý của HS
+ Phạm vi : Khối .. thuộc trường …
+ Biện pháp tác động : “bằng biện pháp …”
Bước 2 : LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, ĐO LƯỜNG (CHỌN CÁCH THỰC HIỆN)
Có 5 mẫu thiết kế nghiên cứu :
Mẫu 1 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với một nhóm duy nhất
Cách làm : + Chọn một nhóm duy nhất để tác động. Ví dụ chọn 1 lớp hay 1 tổ trong lớp để thực hiện biện pháp tác động mà bản thân dự định thực hiện.
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo (sẽ trình bày ở bước 3) để thu thập dữ liệu .
+ Thực hiện các biện pháp tác động mà bản thân dự kiến .
+ Sau khi tác động tiến hành kiểm tra bằng các thang đo như trước khi nhóm được tác động .

Mẫu 2 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Cách làm : + Chọn 2 nhóm tương đương về vấn đề đang nghiên cứu . Ví dụ tương đương về trình độ , về ý thức , về số lượng …Một nhóm gọi là nhóm thực nghiệm , nhóm kia là nhóm đối chứng .
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .
+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 3 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Cách làm : + Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .
+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 4 : Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Cách làm : + Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .
+ Sau khi tác động kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 5 : Thiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở AB
Thiết kế cơ sở AB (Chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A và 1 giai đoạn cơ sở B cho 1 đối tượng duy nhất .
Trong đó A là giai đoạn chưa tác động – B là giai đoạn tác động)
Cách làm : + Chọn đối tượng thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu .
+ Ghi chép kết quả của đối tượng theo hàng ngày hoặc tuần .
+ Tác động biện pháp lên đối tượng .
+ Ghi chép kết quả của đối tượng sau tác động
b) Thiết kế đa cơ sở AB ( Cho 2 đối tượng trở lên .
Trong đó các giai đoạn A và B của mỗi đối tượng sẽ khác nhau ) .
Cách làm như thiết kế cơ sở AB cho từng đối tượng .
BƯỚC 3 : THU THẬP VÀ ĐO LƯỜNG DỮ LIỆU
1- Khái niệm: Tập hợp sắp xếp các thông tin , số liệu , kết quả cần thiết cho nội dung nghiên cứu theo những thang và mức độ cụ thể .
2- Các loại dữ liệu : Trong giáo dục có 3 loại dữ liệu cơ bản
2.1 Dữ liệu thuộc về kiến thức : Loại này có 3 mức cơ bản gồm biết – hiểu – vận dụng
Cách đo và thu thập : Bằng hình thức kiểm tra , thi ở các dạng tự luận hay trắc nghiệm như kiểm tra bình thường trong năm học . Người nghiên cứu ra các đề kiểm tra theo các dạng trên rồi chấm , đánh giá theo thang điểm do mình qui định hoặc đánh giá theo trình độ : kém , yếu , trung bình , khá , giỏi … Sau đó thống kê theo kết quả đã dự định .
2.2 Dữ liệu thuộc về kỹ năng hoặc hành vi : Loại này thông thường phân theo các mức độ : Sự thuần thục , thói quen , kỹ năng , kỹ xảo ….
Cách đo và thu thập : Có 2 cách
Cách 1 “Thang xếp hạng” : Người nghiên cứu căn cứ nội dung , yêu cầu của đề tài mà lập bảng hỏi theo các cấp độ của nội dung nghiên cứu để đối tượng trả lời. Mỗi cấp độ lại chia thành 4 -5 mức độ và gán cho nó một điểm số cụ thể để thống kê xác định mức độ giá trị , tính chính xác ,
độ tin cậy ….(chú ý câu hỏi thang đo phải đi vào chi tiết thể hiện hành vi và kỹ năng của từng mức độ về hành vi, kỹ năng của đề tài)

Ví dụ bảng hỏi “thang xếp hạng” như sau :
Đề tài “Rèn luyện kỹ năng đọc sách để nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS …. Huyện …. Tỉnh ….”
Cách 2 “Lập bảng kiểm quan sát” :
Đây là cách thu thập bằng cách quan sát có chủ đích.
Người nghiên cứu lập thang mức độ về hành vi ,
kỹ năng của vấn đề nghiên cứu để qui thành điểm cho mỗi cấp độ , mức độ .
Ví dụ quan sát việc vui chơi của học sinh để từ
đó đánh giá kỹ năng hòa giải
(kỹ năng sống) của học sinh .
Ta lập bảng kiểm quan sát tức
là qui hành vi của học sinh trong lúc vui chơi
về kỹ năng hòa giải thành các mức độ :
Biết , thành thạo , khôn khéo , tự tin …
Mỗi hành vi của mỗi học sinh được thể hiện ở buổi quan sát được
ghi lại tỷ mỉ về hình thức nội dung và số lần biểu hiện… để thống kê đánh giá .
Có 2 cách quan sát : Quan sát công khai
(học sinh được thông báo mục đích
và các công cụ bổ trợ được cho học sinh thấy) và quan sát không công khai
(học sinh không được thông báo mục đích và mọi công cụ
quan sát như máy quay , ghi chép … không cho biết) .
Lưu ý mỗi cách quan sát có những ưu và nhược khác nhau .
Tùy yêu cầu đề tài mà chọn
cách quan sát để thu thập dữ liệu chính xác , khách quan , tin cậy …
2.3 Dữ liệu thuộc về thái độ : Phương pháp đo và thu thập loại dữ liệu này giống như dữ liệu hành vi ,
kỹ năng (thành lập bảng hỏi thang xếp hạng – lập bảng kiểm quan sát ) .
Để thấy rõ hơn cách lập bảng thang xếp hạng như trên đã nói , ta xét
ví dụ lập bảng hỏi thang xếp hạng sau nhưng nội dung là khảo sát về thái độ .
Đề tài “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh
khối ….trường ….trong học môn …. bằng thiết bị nghe nhìn”

Những lưu ý khi lập thang đo bảng hỏi :
+ Cần phân các câu hỏi thành các hạng mục , mỗi hạng mục phải có tên rõ ràng .
+ Trong một hạng mục cần có nhiều cặp câu hỏi để hỏi các hình thức biểu đạt khác nhau , các cặp nên có tính tương đương .
+ Câu hỏi phải rõ ràng , chỉ diễn đạt một ý niệm , khái niệm , từ ngữ đơn giản dễ hiểu ; không dùng câu đa mệnh đề hay khái niệm ghép , không rõ ràng .
+ Cần đưa câu hỏi đầy đủ các cấp độ , mức độ .
+ Khi lập xong phải tham khảo ý kiến chuyên môn hay chuyên gia và cho làm thử trước khi triển khai trên thực tế . Nhóm thử nghiệm phải tương đương với đối tượng nghiên cứu .
+ Có thể sử dụng bảng hỏi của người khác, nhưng phải trích dẫn rõ ràng không thay đổi, muốn thay đổi phải xin phép . Nói tóm lại phải tôn trọng quyền sở hứu trí tuệ
3- Kiểm chứng thông tin thu thập được
Các thông tin thu thập muốn sử dụng được cần phải xác định tính tin cậy và tính giá trị .
Có những thông tin rất sơ lược nhưng độ giá trị rất cao , có những thông tin thu thập rất phong phú và nhiều nhưng độ tin cậy không có .
Nếu sử dụng các thông tin đó thì các kết luật rút ra sẽ không đúng ,
không có tác dụng thậm chí phản tác dụng .
Vì thế khi thu thập được thông tin chúng
ta cần xử lý nghĩa là xác định xem các thông tin đó có độ tin cậy và giá trị như thế nào .
BƯỚC 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ( CÁC THẦY CÔ XEM PHẦN THỨ 3 TÀI LIỆU TRANG 101)
BƯỚC 5 :VIẾT BÁO CÁO ( KẾT QUẢ)
1. Mục đích: Trình bày với nhà chức trách (cấp trên , ban thi đua , ban đánh giá …) những nội dung và kết quả nghiên cứu ; minh chứng , thuyết phục mọi người thấy được tính đúng đăn và tính hiệu quả của đề tài .
Báo cáo phải viết rất ngắn gọn , câu từ chính xác , súc tích dễ hiểu , lập luận chặt chẽ .
2. Nội dung : Tất cả báo cáo có tính khoa học đều phải có những nội dung cơ bản sau :
* Vấn đề nghiên cứu nảy sinh như thế nào ? Vì sao nó lại quan trọng ?
* Giải pháp cụ thể là gì ? Kết quả dự kiến ?
* Tác động nó đã được thực hiện ? Trên đối tượng nào ? bằng cách nào ?
* Đo các kết quả bằng cách nào ? Độ tin cậy của phép đo ra sao ?
* Kết quả nghiên cứu cho thấy điều gì ? Vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết chưa ?
* Có những kết luận và kiến nghị gì ?
3. Cấu trúc:
(Trang bìa và áp bìa)
Tên cơ quản chủ quản
Tên đơn vị công tác
TÊN ĐỀ TÀI
Tên tác giả
(Trang 1)
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
(Các trang tiếp theo)
1. Tóm tắt
2. Giới thiệu
3. Phương pháp
3.1 Khách thể NC
3.2 Thiết kế NC
3.3 Qui trình NC
3.4 Đo lường và thu thập DL
4. Phân tích DL và bàn luận
5. Kết luận và khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2007
Chương II: Nhiệt học
Các chất dãn nở vì nhiệt như thế nào?
Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ là gì?
Làm thế nào để tìm hiểu tác động của một yéu tố lên một hiện tượng
khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc?
Làm thế nào để kiểm tra một dự đoán?
Kính chúc các thầy cô giáo
mạnh khoẻ, công tác tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Xuân Ba
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)