NGAN HANG DE VAN 7 HK/II

Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga | Ngày 11/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: NGAN HANG DE VAN 7 HK/II thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA VĂN

Tên chủ đề: NGHỊ LUẬN DÂN GIAN VIỆT NAM,
NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

I. Mô tả chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Nghị luận dân gian Việt Nam: Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật một số bài tục ngữ: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật dùng các biện pháp tu từ, đối lập vần.
- Nghị luận hiện đại Việt Nam: hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nôi dung một số tác phẩm hoặc đoạn trích bàn luận về những vấn đề xã hội (tinh thần yêu nước của nhân dân, đức tính giản dị của Bác Hồ, sự giàu đẹp của tiếng Việt, ý nghĩa văn chương).
b) Kĩ năng
Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ
c) Thái độ
- Trân trọng, tự hào những bài học kinh nghiệm của ông cha.
- Tự hào về truyền thống yêu nước, đức tính tốt đẹp, giàu đẹp của tiếng Việt.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho học sinh

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Khái niệm, giới thiệu, kể tên
Tìm và giải thích nghĩa, nêu quan điểm
Khái quát
Phân tích


II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết (4 – 5 câu)
a) Tục ngữ là gì?
Đáp án: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: quy luật của thiên nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con người và xã hội.
b) Giới thiệu vài nét chính về Phạm Văn Đồng
Đáp án: (1906 - 2000) ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn.
- Tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.
c) Chép nguyên văn bốn trong tám câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
Đáp án: - Tấc đất tấc vàng; Nhất thì, nhì theo
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
d) Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm nghị luận đã học?
Đáp án: - Tinh thần yêu nước, của nhân dân ta của Hồ Chí Minh
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai
- Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
2. Câu hỏi thông hiểu (4 – 5 câu)
a. Trình bày nội dung văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”
Đáp án: Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẻ của Tiếng Việt trên nhiều phương tiện: ngữ câu, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
b) Tìm ra bốn câu tục ngữ về con người và xã hội trong các câu tục ngữ sau
Đói cho sạch, rách cho thơm
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
Không thầy đố mày làm nên
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Nhất thì, nhì thục
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Đáp án: Đói cho sạch, rách cho thơm
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Không thầy đố mày làm nên
Học ăn, học nói, học gói, học mở
c) Tìm 1 câu tục ngữ về thiên nhiên, 1 câu tục ngữ về lao động sản xuất và cho biết nghĩa của chúng.
Đáp án: Ráng mỡ gà có nhà: Trời ráng sắc vàng màu mở gà thì sắp có bão.
- Tấc đất, tấc vàng: Đất coi như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: 97,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)