NGAN HANG DE T.VIET 7 HKII

Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga | Ngày 11/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: NGAN HANG DE T.VIET 7 HKII thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ CÁC LOẠI CÂU VÀ BIẾN ĐỔI CÂU

I. Mô tả chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Các loại câu:
+ Hiểu thế nào là rút gọn câu, câu đặc biệt.
+ Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị việc dùng câu rút gọn và câu đặc biệt trong văn bản.
- Biến đổi câu
+ Hiểu thế nào là trạng ngữ
b) Kĩ năng
- Các loại câu: Biết cách sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt trong nói, viết.
- Biến đổi câu: Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.
c) Thái độ:
Dùng đúng, phù hợp trong hoàn cảnh nói, viết cụ thể
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho học sinh

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Đặc điểm, tìm
Ví dụ và phân loại, xác định và tác dụng
Đặt câu, xác định
Đoạn văn


II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết (4 – 5 câu)
a. Thế nào là câu đặc biệt ?
Đáp án: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
b. Nêu đặc điểm của trạng ngữ?
Đáp án:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có 1 quãng nghỉ. Khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
c. Các câu tục ngữ sau thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Đáp án:
- Rút gọn chủ ngữ
- Làm cho câu gọn hơn, ý nói chung cho mọi người

d) Tìm trạng ngữ trong các câu sau
Để đạt học sinh giỏi, em phải cố gắng nhiều hơn.
Bằng chiếc xe đạp, em đã đi đến trường
Một cách vội vã, đàn ong đã rời khỏi tổ
Vì nắng nhiều, nên đồng ruộng bị nức nẽ.
Đáp án: Để đạt học sinh giỏi, bằng chiếc xe đạp, một cách vội vã, vì nắng nhiều

2. Câu hỏi thông hiểu (4 – 5 câu)
a) Cho ví dụ: Có câu rút gọn, khôi phục thành phần rút gọn?
Đáp án: - Bạn học bài chưa?
- Học rồi
- Khôi phục: Tôi học rồi
b) Tìm và phân loại trạng ngữ ở các câu sau
Ngày mai, lớp 6A vệ sinh sân trường
Dưới gốc phượng, các bạn đang trò chuyện sôi nổi
Đáp án: Ngày mai: trạng ngữ chỉ thời gian
Dưới gốc phượng: trạng ngữ chỉ nơi chốn
c) Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt ở các ví dụ sau:
Ôi ! Trời hôm nay nóng quá
Nam ơi ! Bạn vào đây cùng học bài với tôi
Đáp án:
- Câu đặc biệt: Ôi ! ; Nam ơi !
- Tác dụng: Ôi ! Bộc lộ cảm xúc
Nam ơi ! Gọi đáp
d) Chỉ ra trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng, nêu tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành.
Bố cháu đã hi sinh. Năm 72
Đáp án:
- Năm 72
- Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước
3. Câu hỏi vận dụng thấp (2 – 3 câu)
a) Đặt câu có trạng ngữ (xác định trạng ngữ)
- Một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Một câu có trạng ngữ chỉ mục đích
Đáp án: - Ngoài sân, các bạn đang tập thể dục
- Để lớp học được sạch đẹp, các em phải thực hiện vệ sinh đều đặn.
b) Hãy phân biệt: câu đặc biệt với câu rút gọn. Cho ví dụ minh họa
Đáp án:
- Khác nhau:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: 87,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)