Ngân Hàng Câu Hỏi Chương II. Nhiệt Học

Chia sẻ bởi Ngô Trí Thiện | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Ngân Hàng Câu Hỏi Chương II. Nhiệt Học thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VẬT LÝ 6
CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC
Câu 1 ( câu hỏi ngắn)
Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Vào mùa hè cột sắt dài ra vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
B. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
C. Không thay đổi gì.
D. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí mài mòn.
Đáp án đúng: A

Câu 2 ( câu hỏi ngắn)
Hơ nóng chiếc vòng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian hiện tượng gì xảy ra?
A. Khối lượng của chiếc vòng tăng.
B. Trọng lượng của chiếc vòng tăng.
C. Thể tích của chiếc vòng tăng.
D. Cả trọng lượng và thể tích của chiếc vòng đều tăng.
Đáp án đúng: C

Câu 3 ( câu hỏi ngắn)
Nung nóng một vật, trọng lượng riêng của vật thay đổi như thế nào?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Trọng lượng riêng của vật tăng.
B. Trọng lượng riêng của vật giảm.
C. Ban đầu trọng lượng riêng tăng sau đó thì giảm dần.
D. Trọng lượng riêng của vật không thay đổi.
Đáp án đúng: B

Câu 4 ( câu hỏi ngắn)
Khi chiều dài của vật rắn tăng lên sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào?
A. Thể tích và khối lượng của vật.
B. Khối lượng và trọng lượng của vật.
C. Khối lượng và khối lượng riêng của vật.
D. Thể tích và trọng lượng riêng của vật.
Đáp án đúng: D

Câu 5 ( câu hỏi ngắn)
Ba quả cầu đồng, nhôm, sắt có thể tích ban đầu như nhau. Khi chưa nung nóng, cả ba quả cầu đều có thể lọt qua một chiếc vòng, sau khi nung nóng chỉ có một quả cầu lọt qua được chiếc vòng trên, theo em, đó có thể là quả cầu làm bằng chất liệu nào? Biết rằng nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất, sắt nở vì nhiệt ít nhất.
A. Quả cầu đồng.
B. Quả cầu sắt.
C. Quả cầu nhôm.
D. Không phán đoán được.
Đáp án đúng: B

Câu 6 ( câu hỏi ngắn)
Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mĩ.
D. Vì cả ba lí do trên.
Đáp án đúng: B

Câu 7 ( câu hỏi ngắn)
Nung nóng hai quả cầu đặc có kích thước ban đầu giống hệt nhau. Một quả làm bằng đồng, một quả làm bằng nhôm. So sánh thể tích hai quả cầu sau khi nung ở cùng nhiệt độ và thời gian nung như nhau.
Hãy chọn đáp án đúng.
A. Quả cầu bằng đồng có thể tích nhỏ hơn.
B. Quả cầu bằng nhôm có thể tích nhỏ hơn.
C. Hai quả cầu có kích thước bằng nhau và bằng thể tích ban đầu.
D. Hai quả cầu có kích thước bằng nhau và lớn hơn thể tích ban đầu.
Đáp án đúng: A

Câu 8 ( Câu hỏi ngắn)
Tại sao ta không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh?
*Vì nếu ta ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thì răng của chúng ta sẽ bị nở ra hay co lại vì nhiệt nhiều dẫn đến hỏng men răng.

Câu 9 ( Câu hỏi ngắn)
Ở 00C quả cầu bằng nhôm và quả cầu bằng đồng có thể tích là 100 cm3. Khi nung hai quả cầu lên 800C thì quả cầu bằng nhôm có thể tích 100,08 cm3; quả cầu bằng đồng có thể tích 100,12 cm3. Tính độ tăng thể tích của mỗi quả cầu. Quả cầu nào bị dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Và nhiều hơn bao nhiêu?
*Độ tăng thể tích của quả cầu nhôm là:
100,08 cm3 - 100 cm3 = 0,08 cm3.
Độ tăng thể tích của quả cầu đồng là:
100,12 cm3 - 100 cm3 = 0,12 cm3.
Vậy, quả cầu đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn quả cầu nhôm một lượng là:
0,12 cm3 - 0,08 cm3 = 0,04 cm3.

Câu 10 ( Câu hỏi ngắn)
Một quả cầu bằng sắt kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm. Một bạn học sinh đem nhúng cả quả cầu và vòng tròn vào chậu nước đá. Bạn học sinh đó có lấy được quả cầu sắt ra khỏi vòng nhôm hay không? Vì sao?
*Không, vì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Trí Thiện
Dung lượng: 580,70KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)