NCKH-1591
Chia sẻ bởi Mam Mam Mam |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: NCKH-1591 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1591/SGDĐT-VP Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2014
V/v Hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học
và Sáng kiến kinh nghiệm
Kính gửi:
- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị, trường học trực thuộc Sở.
Hoạt động Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, có tác dụng thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để công tác Nghiên cứu khoa học và Sáng kiến kinh nghiệm thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu khoa học (NCKH), Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao năng lực, kĩ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tập dượt cho học sinh làm quen với công tác nghiên cứu, thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn ngành.
Cải tiến phương pháp làm việc, phát huy năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu đổi mới của ngành.
Hiệu quả, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng của sáng kiến, đề tài khoa học là căn cứ quan trọng để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
2. Yêu cầu
Các đơn vị, trường học thực hiện đầy đủ hướng dẫn công tác NCKH, SKKN của Sở, tránh việc làm hình thức, đối phó; tập trung hướng nghiên cứu vào việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục; tăng cường phổ biến, áp dụng SKKN, NCKH vào thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi để công tác SKKN, NCKH thực sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Bản SKKN được viết và chấm các cấp là sản phẩm trí tuệ của từng cá nhân. Ngành không công nhận các SKKN của nhiều tác giả. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học có sự tham gia của nhóm tác giả, cần làm rõ nhiệm vụ và đóng góp của từng thành viên trong quá trình thực hiện đề tài để Hội đồng Khoa học có đủ cơ sở đánh giá, thẩm định.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý, giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác của đơn vị và của ngành.
Trên cơ sở những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học sinh, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp ngành, cấp trường; khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia NCKH.
Tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học phù hợp với cấp học và độ tuổi như phương pháp bàn tay nặn bột, cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, thi sáng tạo trẻ dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng...; phân công giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh NCKH.
Các đề tài NCKH phải phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải đi sâu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục tại đơn vị cơ sở, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Nội dung đúc rút, tổng kết thành SKKN của cá nhân hoặc đề tài NCKH có thể tập trung vào những vấn đề sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong nhà trường. Nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành.
- Tổ chức khai thác, sử dụng các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1591/SGDĐT-VP Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2014
V/v Hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học
và Sáng kiến kinh nghiệm
Kính gửi:
- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị, trường học trực thuộc Sở.
Hoạt động Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, có tác dụng thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để công tác Nghiên cứu khoa học và Sáng kiến kinh nghiệm thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu khoa học (NCKH), Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao năng lực, kĩ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tập dượt cho học sinh làm quen với công tác nghiên cứu, thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn ngành.
Cải tiến phương pháp làm việc, phát huy năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu đổi mới của ngành.
Hiệu quả, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng của sáng kiến, đề tài khoa học là căn cứ quan trọng để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
2. Yêu cầu
Các đơn vị, trường học thực hiện đầy đủ hướng dẫn công tác NCKH, SKKN của Sở, tránh việc làm hình thức, đối phó; tập trung hướng nghiên cứu vào việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục; tăng cường phổ biến, áp dụng SKKN, NCKH vào thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi để công tác SKKN, NCKH thực sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Bản SKKN được viết và chấm các cấp là sản phẩm trí tuệ của từng cá nhân. Ngành không công nhận các SKKN của nhiều tác giả. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học có sự tham gia của nhóm tác giả, cần làm rõ nhiệm vụ và đóng góp của từng thành viên trong quá trình thực hiện đề tài để Hội đồng Khoa học có đủ cơ sở đánh giá, thẩm định.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý, giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác của đơn vị và của ngành.
Trên cơ sở những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học sinh, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp ngành, cấp trường; khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia NCKH.
Tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học phù hợp với cấp học và độ tuổi như phương pháp bàn tay nặn bột, cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, thi sáng tạo trẻ dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng...; phân công giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh NCKH.
Các đề tài NCKH phải phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải đi sâu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục tại đơn vị cơ sở, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Nội dung đúc rút, tổng kết thành SKKN của cá nhân hoặc đề tài NCKH có thể tập trung vào những vấn đề sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong nhà trường. Nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành.
- Tổ chức khai thác, sử dụng các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mam Mam Mam
Dung lượng: 276,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)