Nâng cao hiểu biết về sự tham gia của tre

Chia sẻ bởi Trần Bá Trai | Ngày 12/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: Nâng cao hiểu biết về sự tham gia của tre thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
Kính chào các đồng chí cán bộ quản lý
về dự lớp tập huấn :
“ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA
CỦA TRẺ”





Quảng Điền, 30/10/2009
2
Bài 2: Nâng cao hiểu biết
về sự tham gia của trẻ
Mục tiêu: Sau bài này tham dự viên có thể :
Nâng cao hiểu biết về sự tham gia của trẻ và lợi ích của việc trẻ được tham gia.
Hiểu và phân biệt được mức độ và chất lượng sự tham gia của trẻ.
3
1.Thảo luận chung về bức thư

Nghe về 2 bức thư của trẻ em viết cho cha mẹ và thảo luận những câu hỏi sau:

Anh/chị có nhận xét gì về cảm xúc và mong muốn của trẻ trong 2 bức thư?
Tại sao chúng ta lại cần phải biết về quan điểm của trẻ?
Làm thế nào để người lớn biết được về quan điểm của trẻ?
4
Sự cần thiết phảI hiểu Quan điểm của trẻ
Khi có cơ hội tham gia, trẻ em có rất nhiều ý kiến, nhiều quan điểm độc đáo, có giá trị đối với sự phát triển toàn diện của trẻ;
Việc được tham gia và bày tỏ quan điểm của trẻ không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ em mà còn mang lại lợi ích cho người lớn và xã hội. Góp phần làm cho mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em được tốt hơn.

Do vậy, người lớn nhất thiết phải hiểu và biết về những suy nghĩ và mong muốn của trẻ để tăng cường sự tham gia nhằm đáp ứng tốt nhất lợi ích của trẻ.
5
2. Lợi ích của việc trẻ được tham gia
Thảo luận nhóm

Khi trÎ được tham gia th× cã lîi Ých g×?

Yªu cÇu:Tr×nh bµy kÕt qu¶ th¶o luËn lªn A0.
6
Tại sao cần phảI có sự tham gia của trẻ
Để tránh đối xử bất công
Để lắng nghe trẻ
Để hiểu và tôn trọng trẻ hơn
Để xây dựng lòng tin cho trẻ
Để thúc đẩy sự năng động và sáng tạo của trẻ
Để đảm bảo quyền của trẻ
Để trẻ có cơ hội ra các quyết định liên quan đến trẻ
Để trẻ được phát triển tích cực và toàn diện hơn
Để thúc đẩy khả năng hợp tác của trẻ
Nâng cao chất lượng công việc của chúng ta
7
Lợi ích của việc trẻ được tham gia
Lợi ích cho trẻ em:
Trẻ em hiểu và có cơ hội thể hiện cảm nghĩ và nhu cầu của mình và của những người khác. Đồng thời giúp trẻ biết cân bằng giữa nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác
Trẻ em nhận thức được quyền của mình và được trao quyền để đòi hỏi được đáp ứng các quyền đó.
Trẻ em được bảo vệ và học cách tự bảo vệ mình
Giúp trẻ tiếp cận thông tin để hiểu được khả năng cũng như những thuận lợi và cản trở để phát triển các khả năng đó.
Phát triển các kỹ năng và khả năng của trẻ, làm tăng tính tự tin, lòng tự trọng và sự độc lập của trẻ
8
Lợi ích của việc trẻ được tham gia
Lợi ích cho trẻ em (tiếp)
Đặt nền móng cho khả năng tham gia đầy đủ hơn của trẻ khi lớn lên và phát triển
Thúc đẩy tình đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa trẻ em với bạn bè
Thay đổi thái độ và nâng cao nhận thức của trẻ em qua hoạt động
Trẻ học được cách giao tiếp có hiệu quả hơn với những trẻ em khác
Trẻ học được cách trở thành người công dân có trách nhiệm trong tương lai.
...
9
Lợi ích của việc trẻ
Lợi ích cho người lớn:
Hiểu được những mong muốn và nhu cầu của trẻ
Gần gũi hơn với trẻ, thu thập được nhiều ý kiến, sáng kiến từ trẻ
Thay đổi nhận thức của người lớn về trẻ em
Mối quan hệ giữa nguời lớn và trẻ em trở nên dễ dàng hơn khi người lớn tôn trọng ý kiến của trẻ, lắng nghe trẻ nói và quan tâm tới quan điểm của trẻ.
Giảm hẳn xung đột, tăng sự hợp tác giữa người lớn và trẻ em
Trẻ em phản ứng tích cực khi được tôn trọng và ngược lại các em cũng kính trọng và vâng lời người lớn khi được đối xử công bằng.
Các dịch vụ mà người lớn cung cấp sẽ phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của trẻ, cũng như có thể điều chỉnh khi nhu cầu của trẻ thay đổi.
...
10
Lợi ích của việc trẻ
Lợi ích cho xã hội:
Xây dựng được nhiều hơn các chính sách phù hợp cho trẻ em
Xây dựng được nhiều hơn các chương trình có hiệu quả cho trẻ em
Có những phương pháp tiếp cận và dịch vụ thân thiện với trẻ hơn và lấy trẻ em làm trung tâm nhiều hơn.
Khuyến khích tính dân chủ, sự tôn trọng các nguyên tắc cũng như việc thực hiện một cuộc sống dân chủ
Sự tham gia của trẻ em vừa là quyền cần phải thực hiện, đồng thời cũng là một công cụ giúp thực hiện tốt các quyền khác của trẻ.
11
3.Nguyên tắc và điều kiện đảm bảo cho sự tham gia đích thực của trẻ.
a.Một số nguyên tắc:
Để trẻ em tham gia một cách tự nguyện
Không phân biệt đối xử
Cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng thông tin
Giữ bí mật cá nhân và sự riêng tư của trẻ
Tránh đặt trẻ vào tình trạng có nguy cơ, rủi ro
Công nhận sự đóng góp của trẻ
Cung cấp phản hồi và có các hoạt động đáp ứng mong đợi của trẻ.
12
b.Một số điều kiện đảm bảo sự tham gia của trẻ

Dân chủ và công bằng
Không phán xét
Sử dụng phương pháp và cách tiếp cận thích hợp
Có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng dẫn trình
Thúc đẩy sự tác động tương tác giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và tập huấn viên/người lớn
Tác động tới những người lớn có liên quan khác
13
4.Hiểu về chất lượng của
sự tham gia
Thảo luận nhóm

Mức độ tham gia của trẻ trong tình huống A vµ B như thế nào ?”
Số lượng trẻ được tham gia?
Phạm vi ảnh hưởng của sự tham gia đó?


Yªu cÇu:Tr×nh bµy kÕt qu¶ th¶o luËn lªn giÊy A0
14
chất lượng của sự tham gia của trẻ
Khi xem xét việc trẻ tham gia, chúng ta không chỉ chú ý đến mức độ của sự tham gia mà còn phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của sự tham gia của trẻ. Điều quan trọng hơn là xác định được ý nghĩa của sự tham gia cũng như ảnh hưởng của sự tham gia đó đối với trẻ.
15
ví dụ về mức độ ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ trong 2 tình huống a và b
16
5. Những trở ngại liên quan đến sự tham gia của trẻ và cách giải quyết

Yờu c?u
Nờu nh?ng tr? ng?i liờn quan d?n s? tham gia c?a tr?


17
Có thể có những quan ngại về sự tham gia của trẻ :
18
Ví dụ: những quan ngại về phía người lớn
19
Ví dụ: những quan ngại về phía trẻ em
20

6. Các phương pháp, hình thức làm việc khuyến khích sự tham gia của trẻ
21
Một số phương pháp, hình thức
khuyến khích sự tham gia của trẻ
22
7.Những yếu tố cần thiết để
giao tiếp tốt với trẻ
Lắng nghe trẻ
Tìm hiểu xem trẻ nghĩ/muốn gì để biết được nhu cầu và khả năng của trẻ
Tạo được không khí thân thiện, gần gũi, phù hợp với tình huống giao tiếp
Nội dung giao tiếp gắn với những điều trẻ quan tâm
Tạo nhiều hoạt động phù hợp với trẻ
Động viên khuyến khích trẻ kịp thời
23
Những yếu tố cần thiết để giao tiếp tốt với trẻ
Sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng, lứa tuổi:
Không lấn át, ngắt lời khi trẻ nói
Đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ để thấu hiểu, chia sẻ
Nêu câu hỏi gợi mở, tránh những câu đánh giá, nhận xét, phỏng vấn
Tránh giao tiếp với trẻ theo kiểu trịnh thượng "người lớn- trẻ em"
Giải thích cặn kẽ những điều trẻ muốn tìm hiểu
Gật đầu thể hiện sự lắng nghe
Không ép buộc trẻ phải trả lời những điều trẻ không muốn nói
24
Những yếu tố cần thiết để giao tiếp tốt với trẻ
Sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng, lứa tuổi (ti?p)
Giữ lời hứa với trẻ
Giao tiếp hai chiều
Tạo khoảng cách gần gũi, tránh khoảng cách về chiều cao khi giao tiếp với trẻ
Luôn tươi cười khi trò chuyện với trẻ
Nhìn vào trẻ khi trẻ nói
Nói chậm, rõ, vừa đủ để trẻ kịp tiếp thu
Dùng các hình thức khác nhau để tạo điều kiện cho trẻ dễ bộc lộ ý kiến, quan điểm như: vẽ tranh, trò chơi, kể chuyện...
25
Kính chúc các đồng chí
sức khỏe, hạnh phúc .
Trân trọng cảm ơn!


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Bá Trai
Dung lượng: 576,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: PPT
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)