Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn
Chia sẻ bởi Hoàng Sĩ Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 02 BCH TW ĐOÀN
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
II. MỤC TIÊU
Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng hoạt động, thu hẹp cơ sở yếu kém gắn với việc triển khai có hiệu quả phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và các chương trình đề án của Trung ương Đoàn, thành Đoàn Hải Phòng. Phấn đấu hàng năm tỷ lệ tập hợp thanh niên tăng từ 3-5%.
Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn. Hàng năm, 100% cán bộ Đoàn cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ công tác thanh vận. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ (2012), 90% cán bộ Đoàn chuyên trách xã, phường, thị trấn trong độ tuổi đoàn viên.
Nâng cao chất lượng đoàn viên, đặc biệt là phẩm chất chính trị, tính tiền phong gương mẫu và sức quy tụ thanh thiếu nhi của người đoàn viên. Phấn đấu hàng năm các chi đoàn, Đoàn cơ sở trong toàn thành phố giới thiệu từ 5.000 đến 5.500 đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó phấn đấu 50% được kết nạp. Phấn đấu 75% đảng viên được kết nạp mới trong độ tuổi thanh niên.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở:
Từng bước chuẩn hóa cán bộ Đoàn cơ sở, chú trọng các tiêu chuẩn về độ tuổi, về trình độ, về phẩm chất chính trị, về kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công tác Đoàn trong giai đoạn mới. Xây dựng Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở, đặc biệt là đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở biết chủ động công tác. Lựa chọn ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở phải chú trọng về trình độ hoc vấn, chuyên môn, năng lực tham mưu chỉ đạo và khả năng tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao, có tâm huyết và lòng nhiệt tình, trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Có năng lực tham mưu các quyết định của Ban Chấp hành và khả năng tổ chức thực hiện, làm việc có hiệu quả.
Chủ động phát hiện, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở, phát huy đầy đủ quyền, nghĩa vụ của đoàn viên thanh niên trong công tác cán bộ và đảm bảo tính dân chủ, khách quan. Vận động, động viên các đồng chí đoàn viên là công chức, giáo viên, bộ đội xuất ngũ làm Bí thư, Phó Bí thư chi đoàn nơi cư trú. Định kỳ hàng năm, Đoàn cơ sở và Đoàn cấp trên làm việc với cấp ủy cơ sở để rà soát, đánh giá, thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở.
Đổi mới mạnh mẽ phong cách làm việc và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở với yêu cầu chung: Tôn trọng thanh niên, gần gũi thanh niên và có trách nhiệm với thanh niên, phải thực sự “Nói đi đôi với làm”. Từng bước xây dựng đội ngũ Bí thư chi đoàn, Đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh niên hiện nay là trẻ, giỏi, thực sự là những người bạn, có khả năng hướng dẫn, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên, tư vấn cho thanh niên và đối thoại với thanh niên.
Phong cách, thái độ làm việc của cán bộ Đoàn phải phù hợp với tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo và phối hợp liên ngành trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh của cán bộ Đoàn: các quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ từ Bí thư chi đoàn trở lên.
Định kỳ tổ chức các cuộc thi, hội thi Bí thư chi đoàn, Đoàn cơ sở giỏi. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Đoàm tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội.
Tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện và chính sách cho cán bộ Đoàn, kịp thời động viên khen thưởng cho những cán bộ Đoàn có thành tích xuất sắc.
2. Phát triển, nâng cao chất lượng đoàn viên:
Tập trung nâng cao đối tượng kết nạp Đoàn, mỗi thanh niên khi vào Đoàn đều phải có nhận thức và hiểu biết cơ bản về Đoàn. Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên, không chạy theo số lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn khi kết nạp thanh niên vào Đoàn. Tổ chức kết nạp đoàn viên đảm bảo trang trọng, để lại ấn tượng tốt đẹp cho đoàn viên.
Tập trung bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên từ thanh niên trên địa bàn dân cư, công dân, lao động trẻ. Thực hiện quy định đoàn viên, thanh niên công tác trong các cơ quan, lực lượng vũ trang, trường học tham gia sinh hoạt, hoạt động tại địa bàn dân cư (theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).
Đoàn viên gương mẫu đi đầu thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
Đổi mới công tác quản lý đoàn viên, khắc phục tình trạng quản lý số lượng đoàn viên trên sổ sách mà không nắm được số lượng thực tế đoàn viên. Chấn chỉnh hệ thống sổ sách của Đoàn, công tác thu, trích nộp đoàn phí. Coi đoàn phí là thước đo ý thức, trách nhiệm của người đoàn viên.
Phát huy tính tích cực, tự giác của người đoàn viên trong mọi hoạt động của Đoàn. Hàng năm, mỗi đoàn viên phấn đấu giúp đỡ ít nhất một thanh niên vào Đoàn và có ít nhất một việc làm thiết thực cho Đoàn, Hội, Đội.
Nhiệm vụ cụ thể của người đoàn viên:
Thực hiện tốt 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động của nội dung Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới
* 5 tiêu chí rèn luyện:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
* 10 tiêu chí hành động:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Giới thiệu thanh niên vào Đoàn.
3. Củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của cơ sở Đoàn.
3.1. Củng cố tổ chức cơ sở Đoàn:
Khảo sát, đánh giá, phân loại chính xác chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở, trên cơ sở đó củng bố tổ chức cơ sở Đoàn yếu kém; thành lập mới các chi đoàn ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức Đoàn theo phương châm: ở đâu có thanh niên ở đó có hoạt động của thanh niên do Đoàn tổ chức. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phấn đấu ở đâu có tổ chức Đảng, ở đó có tổ chức Đoàn, Hội.
Xây dựng tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên; đồng thời không ngừng mở rộng, hợp lý quy mô chi đoàn, phấn đấu chi đoàn có từ 10 đoàn viên trở lên.
Duy trì sinh hoạt đoàn, họp Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở định kỳ mỗi tháng 1 lần. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, đeo huy hiệu Đoàn, mặc áo thanh niên Việt Nam trong sinh hoạt và hoạt động của Đoàn.
Phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của tổ chức cơ sở Đoàn trong tập hợp đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Hội, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.
Phát triển tổ chức Đoàn, Hội ở khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; các trường tư thục, các trường quốc tế và các trường liên kết, liên doanh với nước ngoài đào tạo tại Việt Nam. Xây dựng mô hình chi đoàn trong các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ; thành lập các chi đoàn đăc thù, chi đoàn tạm thời ở khu vực nhà trọ, khu tập thể công nhân lao động và chi đoàn công nhân trên địa bàn dân cư.
Triển khai cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh”. Đối với các quận, huyện Đoàn tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Chi đoàn mạnh trên địa bàn dân cư”; khối Công nhân viên chức tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “Chi đoàn văn minh công sở”.
3.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn:
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở, gắn sinh hoạt, hoạt động của Đoàn với việc chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên thanh niên, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Phát huy tính sáng tạo, vai trò chủ thể của người đoàn viên trong mọi sinh hoạt, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, trong xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác Đoàn; khắc phục tình trạng hành chính hóa, sinh hoạt, hoạt động hình thức và độc thoại một chiều trong sinh hoạt Đoàn.
Tổ chức các hoạt động của chi đoàn, Đoàn cơ sở một cách linh hoạt cả về địa điểm, thời gian, về hình thức và về loại hình hoạt động. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa tổ chức Đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang với tổ chức Đoàn trên địa bàn dân cư.
Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn 4 chủ động: chủ động nắm bắt tình hình; chủ động xây dựng kế hoạch công tác; chủ động thực hiện nhiệm vụ; chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện công tác thanh niên.
Chi đoàn, Đoàn cơ sở chủ động xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý theo chủ đề, chủ điểm gắn với sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của đoàn viên, phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Nội dung sinh hoạt, hoạt động hàng tháng, quý phải thiết thực, đồng thời dự báo được nhiệm vụ của các tháng, quý tiếp theo.
Định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở kiểm tra, hướng dẫn việc sinh hoạt chi đoàn. Tăng cường trao đổi, đối thoại giữa Bí thư Đoàn cơ sở với đoàn viên, thanh niên; hàng năm, Bí thư Đoàn cơ sở phải tổ chức đối thoại trực tiếp với đoàn viên thanh niên ở địa phương, đơn vị mình ít nhất từ một đến hai lần.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn I: Từ 12/2008 đến tháng 3/2009.
Trọng tâm của giai đoạn này là tuyên truyền, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết đến 100% các tổ chức cơ sở Đoàn.
2. Giai đoạn II: Từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009.
Trọng tâm của giai đoạn này là kiện toàn củng cố tổ chức cơ sở yếu kém ở các khu vực, đặc biệt là địa bàn dân cư, điều chỉnh và xây dựng mô hình chi đoàn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các khu vực (khu dân cư, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang) gắn với triển khai mô hình chi đoàn 10 đoàn viên trở lên, nâng dần chất lượng đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn.
Chỉ tiêu của giai đoạn II là: phấn đấu có trên 65% chi đoàn, Đoàn cơ sở được xếp loại vững mạnh.
3. Giai đoạn III: Từ tháng 01/2010 đến hết nhiệm kỳ đại hội Đoàn toàn thành lần thứ XI (tháng 10/2012).
Trọng tâm của giai đoạn này là tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn.
Chỉ tiêu phấn đấu: có trên 75% chi đoàn, Đoàn cơ sở được xếp loại vững mạnh.
* Về tiến độ thời gian:
Ban Thường vụ thành Đoàn triển khai kế hoạch trong tháng 12/2008.
Các quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc triển khai đến các chi đoàn và đoàn viên thông qua hội nghị, sinh hoạt thường kỳ xong trước tháng 02/2009.
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 02 BCH TW ĐOÀN
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
II. MỤC TIÊU
Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng hoạt động, thu hẹp cơ sở yếu kém gắn với việc triển khai có hiệu quả phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và các chương trình đề án của Trung ương Đoàn, thành Đoàn Hải Phòng. Phấn đấu hàng năm tỷ lệ tập hợp thanh niên tăng từ 3-5%.
Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn. Hàng năm, 100% cán bộ Đoàn cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ công tác thanh vận. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ (2012), 90% cán bộ Đoàn chuyên trách xã, phường, thị trấn trong độ tuổi đoàn viên.
Nâng cao chất lượng đoàn viên, đặc biệt là phẩm chất chính trị, tính tiền phong gương mẫu và sức quy tụ thanh thiếu nhi của người đoàn viên. Phấn đấu hàng năm các chi đoàn, Đoàn cơ sở trong toàn thành phố giới thiệu từ 5.000 đến 5.500 đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó phấn đấu 50% được kết nạp. Phấn đấu 75% đảng viên được kết nạp mới trong độ tuổi thanh niên.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở:
Từng bước chuẩn hóa cán bộ Đoàn cơ sở, chú trọng các tiêu chuẩn về độ tuổi, về trình độ, về phẩm chất chính trị, về kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công tác Đoàn trong giai đoạn mới. Xây dựng Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở, đặc biệt là đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở biết chủ động công tác. Lựa chọn ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở phải chú trọng về trình độ hoc vấn, chuyên môn, năng lực tham mưu chỉ đạo và khả năng tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao, có tâm huyết và lòng nhiệt tình, trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Có năng lực tham mưu các quyết định của Ban Chấp hành và khả năng tổ chức thực hiện, làm việc có hiệu quả.
Chủ động phát hiện, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở, phát huy đầy đủ quyền, nghĩa vụ của đoàn viên thanh niên trong công tác cán bộ và đảm bảo tính dân chủ, khách quan. Vận động, động viên các đồng chí đoàn viên là công chức, giáo viên, bộ đội xuất ngũ làm Bí thư, Phó Bí thư chi đoàn nơi cư trú. Định kỳ hàng năm, Đoàn cơ sở và Đoàn cấp trên làm việc với cấp ủy cơ sở để rà soát, đánh giá, thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở.
Đổi mới mạnh mẽ phong cách làm việc và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ chi đoàn, Đoàn cơ sở với yêu cầu chung: Tôn trọng thanh niên, gần gũi thanh niên và có trách nhiệm với thanh niên, phải thực sự “Nói đi đôi với làm”. Từng bước xây dựng đội ngũ Bí thư chi đoàn, Đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh niên hiện nay là trẻ, giỏi, thực sự là những người bạn, có khả năng hướng dẫn, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên, tư vấn cho thanh niên và đối thoại với thanh niên.
Phong cách, thái độ làm việc của cán bộ Đoàn phải phù hợp với tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo và phối hợp liên ngành trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh của cán bộ Đoàn: các quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ từ Bí thư chi đoàn trở lên.
Định kỳ tổ chức các cuộc thi, hội thi Bí thư chi đoàn, Đoàn cơ sở giỏi. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Đoàm tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội.
Tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện và chính sách cho cán bộ Đoàn, kịp thời động viên khen thưởng cho những cán bộ Đoàn có thành tích xuất sắc.
2. Phát triển, nâng cao chất lượng đoàn viên:
Tập trung nâng cao đối tượng kết nạp Đoàn, mỗi thanh niên khi vào Đoàn đều phải có nhận thức và hiểu biết cơ bản về Đoàn. Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên, không chạy theo số lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn khi kết nạp thanh niên vào Đoàn. Tổ chức kết nạp đoàn viên đảm bảo trang trọng, để lại ấn tượng tốt đẹp cho đoàn viên.
Tập trung bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên từ thanh niên trên địa bàn dân cư, công dân, lao động trẻ. Thực hiện quy định đoàn viên, thanh niên công tác trong các cơ quan, lực lượng vũ trang, trường học tham gia sinh hoạt, hoạt động tại địa bàn dân cư (theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).
Đoàn viên gương mẫu đi đầu thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
Đổi mới công tác quản lý đoàn viên, khắc phục tình trạng quản lý số lượng đoàn viên trên sổ sách mà không nắm được số lượng thực tế đoàn viên. Chấn chỉnh hệ thống sổ sách của Đoàn, công tác thu, trích nộp đoàn phí. Coi đoàn phí là thước đo ý thức, trách nhiệm của người đoàn viên.
Phát huy tính tích cực, tự giác của người đoàn viên trong mọi hoạt động của Đoàn. Hàng năm, mỗi đoàn viên phấn đấu giúp đỡ ít nhất một thanh niên vào Đoàn và có ít nhất một việc làm thiết thực cho Đoàn, Hội, Đội.
Nhiệm vụ cụ thể của người đoàn viên:
Thực hiện tốt 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động của nội dung Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới
* 5 tiêu chí rèn luyện:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
* 10 tiêu chí hành động:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Giới thiệu thanh niên vào Đoàn.
3. Củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của cơ sở Đoàn.
3.1. Củng cố tổ chức cơ sở Đoàn:
Khảo sát, đánh giá, phân loại chính xác chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở, trên cơ sở đó củng bố tổ chức cơ sở Đoàn yếu kém; thành lập mới các chi đoàn ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức Đoàn theo phương châm: ở đâu có thanh niên ở đó có hoạt động của thanh niên do Đoàn tổ chức. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phấn đấu ở đâu có tổ chức Đảng, ở đó có tổ chức Đoàn, Hội.
Xây dựng tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên; đồng thời không ngừng mở rộng, hợp lý quy mô chi đoàn, phấn đấu chi đoàn có từ 10 đoàn viên trở lên.
Duy trì sinh hoạt đoàn, họp Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở định kỳ mỗi tháng 1 lần. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, đeo huy hiệu Đoàn, mặc áo thanh niên Việt Nam trong sinh hoạt và hoạt động của Đoàn.
Phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của tổ chức cơ sở Đoàn trong tập hợp đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Hội, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.
Phát triển tổ chức Đoàn, Hội ở khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; các trường tư thục, các trường quốc tế và các trường liên kết, liên doanh với nước ngoài đào tạo tại Việt Nam. Xây dựng mô hình chi đoàn trong các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ; thành lập các chi đoàn đăc thù, chi đoàn tạm thời ở khu vực nhà trọ, khu tập thể công nhân lao động và chi đoàn công nhân trên địa bàn dân cư.
Triển khai cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh”. Đối với các quận, huyện Đoàn tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Chi đoàn mạnh trên địa bàn dân cư”; khối Công nhân viên chức tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “Chi đoàn văn minh công sở”.
3.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn:
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở, gắn sinh hoạt, hoạt động của Đoàn với việc chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên thanh niên, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Phát huy tính sáng tạo, vai trò chủ thể của người đoàn viên trong mọi sinh hoạt, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, trong xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác Đoàn; khắc phục tình trạng hành chính hóa, sinh hoạt, hoạt động hình thức và độc thoại một chiều trong sinh hoạt Đoàn.
Tổ chức các hoạt động của chi đoàn, Đoàn cơ sở một cách linh hoạt cả về địa điểm, thời gian, về hình thức và về loại hình hoạt động. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa tổ chức Đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang với tổ chức Đoàn trên địa bàn dân cư.
Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn 4 chủ động: chủ động nắm bắt tình hình; chủ động xây dựng kế hoạch công tác; chủ động thực hiện nhiệm vụ; chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện công tác thanh niên.
Chi đoàn, Đoàn cơ sở chủ động xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý theo chủ đề, chủ điểm gắn với sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của đoàn viên, phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Nội dung sinh hoạt, hoạt động hàng tháng, quý phải thiết thực, đồng thời dự báo được nhiệm vụ của các tháng, quý tiếp theo.
Định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở kiểm tra, hướng dẫn việc sinh hoạt chi đoàn. Tăng cường trao đổi, đối thoại giữa Bí thư Đoàn cơ sở với đoàn viên, thanh niên; hàng năm, Bí thư Đoàn cơ sở phải tổ chức đối thoại trực tiếp với đoàn viên thanh niên ở địa phương, đơn vị mình ít nhất từ một đến hai lần.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn I: Từ 12/2008 đến tháng 3/2009.
Trọng tâm của giai đoạn này là tuyên truyền, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết đến 100% các tổ chức cơ sở Đoàn.
2. Giai đoạn II: Từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009.
Trọng tâm của giai đoạn này là kiện toàn củng cố tổ chức cơ sở yếu kém ở các khu vực, đặc biệt là địa bàn dân cư, điều chỉnh và xây dựng mô hình chi đoàn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các khu vực (khu dân cư, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang) gắn với triển khai mô hình chi đoàn 10 đoàn viên trở lên, nâng dần chất lượng đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn.
Chỉ tiêu của giai đoạn II là: phấn đấu có trên 65% chi đoàn, Đoàn cơ sở được xếp loại vững mạnh.
3. Giai đoạn III: Từ tháng 01/2010 đến hết nhiệm kỳ đại hội Đoàn toàn thành lần thứ XI (tháng 10/2012).
Trọng tâm của giai đoạn này là tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn.
Chỉ tiêu phấn đấu: có trên 75% chi đoàn, Đoàn cơ sở được xếp loại vững mạnh.
* Về tiến độ thời gian:
Ban Thường vụ thành Đoàn triển khai kế hoạch trong tháng 12/2008.
Các quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc triển khai đến các chi đoàn và đoàn viên thông qua hội nghị, sinh hoạt thường kỳ xong trước tháng 02/2009.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Sĩ Nguyên
Dung lượng: 176,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)