Nang cao chat luong hoc tap

Chia sẻ bởi Võ Đức Tấn | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Nang cao chat luong hoc tap thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Giải pháp chuyên môn
Đề tài:










A. NỘI DUNG:
* Tên đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng học tập và hoàn thành tiểu học 100%”
* Giải pháp gồm 4 vấn đề:
1. Đặt vấn đề.
2. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
3. Những kết quả đạt được.
4. Những bài học kinh nghiệm.
B. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

Thời gian thực hiện
Lớp

2000 – 2001
5/3

2001 – 2002
5/3

2002 – 2003
5/1

2003 – 2004
5/1

2004 – 2005
5/1

2005 - 2006
5/3

2006 – 2007
5/3


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
N
ăm học 2006 – 2007 là năm học thứ bảy của thế kỉ 21,là năm học mà toàn thể Cán bộ Giáo viên- Công nhân viên trong toàn ngành thực hiện chủ trương “nói không với tiêu cực; chống bệnh thành tích trong thi cử” – Đến đơn vị nào chúng ta cũng thấy khẩu hiệu “Sống có trách nhiệm” .

Cũng trong năm học này, tôi tiếp tục được phân công chủ nhiệm lớp 5/3.Một học sinh sau 5 năm học ở nhà trường tiểu học, phải đạt yêu cầu hoàn thành tiểu học và đó cũng là tiêu chí phấn đấu của tôi.
Lớp tôi chủ nhiệm có tất cả 39 em,qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm thì chất lượng 2 môn toán và tiếng Việt đáng báo động như sau:

Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Môn
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

TOÁN
13
33,3
10
25,6
6
15,5
10
25,6

TIẾNG VIỆT
3
7,6
9
23,1
15
38,5
12
30,8


Nhìn những con số ấy, lòng tôi mãi băn khoăn, không biết mình phải phải làm gì để các em có đủ kiến thức cơ bản để vượt qua kì kiểm tra cuối học kì II? Có nhiều học sinh giỏi? Bằng những kinh nghiệm của bản thân sau nhiều năm đứng lớp, bằng tình cảm yêu thương các em, luôn mong muốn con đường học vấn mãi kéo dài ra, tôi đã áp dụng một số biện pháp trước mắt và lâu dài để “Nâng cao chất lượng học tập và đạt hoàn thành tiểu học cuối năm 100%”cho lớp tôi chủ nhiệm.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
a. Công tác chủ nhiệm:
S
au khi ổn định nề nếp lớp, các em bắt đầu làm lí lịch học sinh. Tôi dành thời gian đọc kĩ lí lịch từng em- Qua đó, tôi nắm được hoàn cảnh gia đình, năng khiếu . . . Qua tiếp xúc, tôi tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm sinh lí của các em cá biệt ở lớp. Rồi lên kế hoạch khắc phục các mặt tồn tại của lớp được đề ra: Trước hết các em sẽ đề cử Ban cán bộ lớp ( chọn học sinh có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, có uy tín với lớp, . . . ). Lớp được chia thành 4 tổ và chọn tổ trưởng, . . . Ban cán bộ lớp sẽ theo dõi việc học tập của các bạn, giám sát việc thi đua giữa các tổ, giúp đỡ các bạn học yếu, đề nghị khen thưởng các bạn có tiến bộ. Từng đôi bạn học tập, giúp nhau vượt khó được hình thành “ Bạn giỏi giúp bạn yếu – Bạn khá giúp bạn trung bình”.
Tuy đã thành lập được đôi bạn học tập, nhưng không có nghĩa là tôi khoán trắng cho các em. Ở đây, tôi phải đứng sau các em để kịp thời động viên, nhắc nhở, vì qua các lần kiểm tra định kì cũng có vài em còn chậm, lơ là, cẩu thả trong khi làm bài nên kết quả thường không đạt. Cũng có nhiều em cố gắng học tập tốt nên bài luôn đạt điểm cao. Tôi đã:
Tặng các phần thưởng để khích lệ học sinh giỏi, học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập.Khuyến khích học sinh tham gia dự thi giải Lê Quý Đôn hàng tuần trên báo Nhi Đồng .
Liên hệ kịp thời, gặp các phụ huynh học sinh yếu kém. Đa phần học sinh yếu thường đi đôi với hạnh kiểm chưa thật sự tốt. Một mặt, tôi phụ đạo thêm cho các em kiến thức bị hỏng; đồng thời vận động, thuyết phục phụ huynh hãy quan tâm chăm sóc con em mình nhiều hơn về tinh thần cũng như vật chất, hãy xem việc học tập của các em là quan trọng, quyết định đến tương lai sau này của các em. Phụ huynh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Đức Tấn
Dung lượng: 11,38KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)