Mỹ Thuật 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương | Ngày 10/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Mỹ Thuật 2 thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

Phần 2
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Tiếng Việt
Hoạt động 1
Căn cứ mục tiêu, nội dung Chương trình và SGK môn Tiếng Việt cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học, anh (chị) hãy trao đổi về hai vấn đề sau :
Mục tiêu GDBVMT qua môn Tiếng Việt là gì ?
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các phương thức nào ?
* Mục tiêu
Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS :
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện).
- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước ; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp.
- Phương thức 1. Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...), GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.
* Phương thức tích hợp
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và đặc trưng giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, có thể tích hợp GDBVMT theo hai phương thức sau :

- Phương thức 2. Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức tích hợp, lồng ghép bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục HS theo định hướng về GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về GDBVMT, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu tích hợp theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, sa đà hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học.
* Phương thức tích hợp
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và đặc trưng giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, có thể tích hợp GDBVMT theo hai phương thức sau :
* Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1
1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc - Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).
2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc - Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước).
3. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc - Chính tả ở các chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp).
4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: 101,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)