Mục tiêu tích hợp
Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Chiến |
Ngày 12/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Mục tiêu tích hợp thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phần II.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội
I. Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
Hoạt động 1:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học, anh (chị) hãy xác định: Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học nhằm đạt được mục tiêu:
a) Kiến thức
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật, Mặt trời, trái đất,...) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường,...).
- Biết và kể được một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh đến sức khoẻ của con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
b) Thái độ tình cảm
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho cây cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; phê phán các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
c) Kĩ năng, hành vi
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp Tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong môn tự nhiên và Xã hội, anh (chị) hãy trao đổi các vấn đề sau:
1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo các mức độ như thế nào?
2. Nêu một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội.
3. Có thể thực hiện tích hợp nội dung giáo dục BVMT qua những hình thức nào?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1.Các mức độ tích hợp GD BVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK; đặc trưng phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT có thể tích hợp giáo dục BVMT ở các mức độ sau:
a) Mức độ toàn phần
b) Mức độ bộ phận
Lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp vào bài học.
- Nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, ...
C) Mức độ liên hệ
2. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Khi dạy học tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, GV sử dụng các phương pháp dạy học của bộ môn và lưu ý một số vấn đề sau:
a) Phương pháp thảo luận
Thảo luận là phương pháp dạy học giúp HS bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được thảo luận về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học, HS sẽ có nhận thức và hành vi thái độ dúng đắn về môi trường. GV có thể tổ chức cho HS thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
b) Phương pháp quan sát
c) Phương pháp trò chơi
d) Phương pháp tìm hiểu, điều tra
3. Hình thức tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục BVMT không chỉ được thực hiệntích hợp trong các tiết học (trong lớp. Ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như : Thực hành giữ gìn trường lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp,.
Hoạt động GDMT có thể tiến hành với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
II. Nội dung , địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội
Lớp 1
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Chương trình môn Tự nhiên và Xa hội được cấu trúc theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Mỗi chủ đề đều có thể tích hợp nội dung giáo dục BVMT.
- Chủ đề Con người và sức khoẻ:
Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ con người, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Chủ đề Xã hội:
Nội dung các bài học về gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho HS: Những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gắn với cuộc sống của HS.
Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho HS tình yêu làng bản, phố phường, ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.
- Chủ đề Tự nhiên:
Giúp HS nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.
Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 cụ thể như sau:
Giáo án minh hoạ
Bài 30
Trời nắng, trời mưa
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)
I.Mục tiêu
Giúp học sinh biết:
- Những dấu hiệu chính của trời nắng và trời mưa. Nắng, mưa là những yếu tố của môi trường tự nhiên. Nắng, mưa có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống con người.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
II.Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong SGK trang 62,63 Bài 30-Trời nắng, trời mưa.
- Tranh ảnh của GV và HS sưu tầm về trời nắng và trời mưa. Trong đó, có hình ảnh lũ lụt do mưa và hình ảnh cây cối khô héo do thiếu nước.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Nhận biết dấu hiệu của trời nắng, trời mưa
a) Mục tiêu
- Học sinh biết dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
- Học sinh biết sử dụng vốn từ của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
b) Cách tiến hành
Bước 1:
- Chia lớp thành 3-4 nhóm
- GV yêu cầu HS các nhóm phân loại các tranh, ảnh đẫ sưu tầm thành hai loại: tranh ảnh về trời nắng và tranh ảnh về trời mưa
- Từng HS trong nhóm lần lượt nêu dấu hiệu của trời nắng mà mình quan sát được. Sau đó một HS nhắc lại những dấu hiệu của bầu trời và những đám mây khi trời nắng.
- Tiếp theo, Từng HS trong nhóm lần lượt nêu dấu hiệu của trời mưa. Sau đó một HS nhắc lại những dấu hiệu của bầu trời và những đám mây khi trời mưa.
Bước 2:
- GV yêu cầu đại diện vài nhóm HS đem những tranh ảnh đã sưu tầm về trời nắng, trời mưa giới thiệu trước lớp.
- GV giới thiệu cho HS hình ảnh lũ lụt và hình ảnh cây cối khô héo do thiếu nước.
Kết luận:
- Khi trời nắng, bầu trời trong xânh, có mây trắng, Mặt trời toả sáng chói trang, , nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật; đường phố khô ráo.
- Khi trời mưa, có nhiều hạt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt trời. Nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời.
Nhưng nếu mưa to và lâu ngày, lượng nước mưa nhiều có thể gây lũ lụt. Ngược lại nếu trời nắng lâu, không có mưa, cây cối thiếu nước sẽ bị khô héo và chết.
Lưu ý: Nếu HS không sưu tầm được tranh ảnh. GV tổ chức cho các em quan sát hình ảnh trong SGK trang 62, 63 và trả lời câu hỏi: Hình ảnh nào cho biết trời nắng? Hình ảnh nào cho biết trời mưa? Tại sao em biết?
Hôm nay trời nắng hay trời mưa? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
Hoạt động 2:
Thảo luận cách giữ gìn sức khoẻ khi trời nắng, khi trời mưa
a)Mục tiêu
HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa
b)Cách tiến hành
Bước 1: GV yêu cầu HS mở SGK trang 62,63 bài 30-Trời nắng, trời mưa; hai HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK.
+Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải đội nón mũ?
+Để không bị ướt khi đi dưới mưa, bạn phải nhớ làm gì?
Bước 2: GV gọi một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: -Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị ốm (Nhức đầu, sổ mũi,...)
-Đi dưới trời mưa, phải mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt hoặc cảm lạnh
Hoạt động 3
Trò chơi trời nắng, trời mưa
a) Mục tiêu:
Củng cố cho HS cách bảo vệ sức khoẻ bản thân khi trời nắng, trời mưa.
b) Chuẩn bị: Một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như: áo mưa, mũ, nón,...
c) Cách tiến hành:
Một HS hô "trời nắng", các HS khác giơ nhanh những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp khi đi nắng.
- Các HS còn lại theo dõi xem các bạn đã giơ đúng hay chưa. HS nhận xét, GV khen ngợi các bạn chơi đúng.
- Có thể cho HS chơi làm nhiều lần, tuỳ theo thời gian còn lại của tiết học, GV củng cố kiến thức bằng cách đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- Hôm nay, những bạn nào mang đúng đồ dùng đi nắng (hoặc đi mưa)?
GV khen những HS đã mang đúng, nhắc nhở những HS không mang đúng đồ đi nắng (hoặc đi mưa).
Lớp 2
Hoạt động 4
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:
Thông tin phản hồi cho Hoạt động 4:
Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, cụ thể như sau:
Giáo án minh hoạ
Bài 5
Tiêu hoá thức ăn
(Mức độ: Lồng ghép bộ phận)
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có khả năng:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khong miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Biết được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- Biết được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
HS có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no; không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
- Cơm nguội.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Gắn tên hoặc chỉ trên hình vị trí các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
2.Dạy bài mới
Hoạt động 1
Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn
ở khoang miệng và dạ dày
a) Mục tiêu
HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
b) Cách tiến hành
Bước 1 : Thực hành cá nhân
GV phát cho HS hoặc mỗi HS tự chuẩn bị cơm nguội. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng, sau đó miêu tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị trí của thức ăn.
(có thể giao cho HS thực hiện trước ở nhà)
Bước 2 : Trao đổi theo cặp
HS trao đổi trong nhóm 2 ngưồi, tham khảo thông tin trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2, trang 14 và trả lời các câu hỏi:
- So sánh vị ở miệng khi bắt đầu nhai cơm nguội và sau khi nhai một lúc lâu (sau khi nhai một lúc sẽ thấy trong miệng có vị ngọt).
- Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn.
-Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì?
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến đổi thành chất bổ dưỡng.
Hoạt động 2
Làm việc với SGK để tìm hiểu sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già
Mục tiêu:
Học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già.
b) Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân :GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, hai bạn hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý sau:
- Thức ăn vào ruột non sẽ tiếp tục biến đổi thành gì?
- Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu?-Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá?
- Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp: GV gọi một số nhóm báo cáo trước lớp (có thể mời từng cặp HS hỏi đáp) và yêu cầu những HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: ..... Và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ, không đi bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 3
Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
a) Mục tiêu
- Hiểu được ăn chậm nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no có hại cho sự tiêu hoá.
b) Cách tiến hành
Bước1: Thảo luận nhóm
GV đặt vấn đề : Chúng ta đã học về sự tiêu hoá thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Các em hãy vận dụng để cùng thảo luận các câu hỏi sau:
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ;
- Tại sao chúng ta khong nên chạy nhảy, nô đùa khi ăn no?
- Tại sao chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định?
Bước 2: Trao đổi cả lớp về các câu hỏi trên
- Gợi ý câu trả lời :
+ Ăn chậm nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi. Thức ăn chóng được tiêu hoá và nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng đi nuôi sống cơ thể.
+ Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn, nếu ta chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày.
+ Khi đi đại tiện cần đi đúng nơi quy định vì phân là chất cạn bã, có mùi hôi, là nguồn lây bệnh. Nếu đi đại tiện bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Do vậy chúng ta đi đại tiện đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn môi trường sạch sẽ.
Kết thúc bài học, GV nhắc nhở HS áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
Lớp 3
Hoạt động 5
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 như sau:
Giáo án minh hoạ
Bài 3
Vệ sinh hô hấp
(Mức độ : Lồng ghép bộ phận)
I.Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng.
- Kể được những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Giữ sạch mũi họng.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 trang 8, 9.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu
Nêu được ích lợi của tập thể dục buổi sáng.
b) Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 8-SGK Tự nhiên và Xã hội 3; thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Sau mỗi câu trả lời giáo viên cho học sinh các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì:
+ Buổi sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi,...
+ Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để thải được nhiều khí các-bô-nic ra ngoài và hít được nhiều ỗi vào phổi.
Hằng ngày, cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên.
Ngoài ra GV có thể hướng dẫn HS cách phòng tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra với mũi: ...
GV nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức vệ sinh mũi, họng. Lưu ý chữa sớm các bệnh mũi, họng đều có tác dụng phòng bệnh cho tai.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm đôi
Mục tiêu:
HS kể được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
b) Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV đề nghị 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 9 SGK Tự nhiên và Xã hội 3 và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Các bạn trong hình đang làm gì? Hãy chỉ và nói tên các việc làm của các bạn trong hình.
Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời 1 HS lên trình bày. Mỗi HS chỉ phân tích một bức tranh, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung hoặc sử chữa những ý kiến chưa đúng của HS.
- GV yêu cầu HS cả lớp:
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ gìn cho bầu không khí luôn trong lành.
Kết luận:
- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào và không chơi đùa ở những nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn vệ sinh lớp học, nhà ở cần đeo khẩu trang.
- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn sach.
- Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm; không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,...
Tóm lại: Tự nhiên xã hội là môn học có nhiều thuận lợi để tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục BVMT cho học sinh.Việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn học được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể tiến hành bằng nhiều hình thức, phương pháp sinh động, hấp dẫn học sinh.
Thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các môn học nói chung và môn Tự nhiên & Xã hội nói riêng là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước và góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Thực hành soạn giáo án:
A.Mục tiêu
1. Học viên vận dụng những hiểu biết về môi trường giáo dục bảo vệ môi trường qua Môn Tự nhiên và Xã hội để xác định được mục tiêu lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua một số bài cụ thể.
2. Biết soạn giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài thuộc mức độ 2 và 3.
B.Cách tiến hành
Soạn 1 giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
-Chia lớp thành 3 tổ (tổ lớp 1, tổ lớp 2, tổ lớp 3), mỗi tổ chia thành 2 nhóm theo 3 mức độ (toàn phần, bộ phận, liên hệ).
Mỗi tổ cử 1 tổ trưởng, nhóm trưởng, thư kí nhóm. Học viên thảo luận theo nhóm. Kết quả thảo luận của nhóm được trình bày trên giấy Ao (hoặc máy chiếu). Đại diện các nhóm trình bày.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên xã hội
I. Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
Hoạt động 1:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học, anh (chị) hãy xác định: Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học nhằm đạt được mục tiêu:
a) Kiến thức
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật, Mặt trời, trái đất,...) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường,...).
- Biết và kể được một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh đến sức khoẻ của con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
b) Thái độ tình cảm
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho cây cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; phê phán các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
c) Kĩ năng, hành vi
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp Tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong môn tự nhiên và Xã hội, anh (chị) hãy trao đổi các vấn đề sau:
1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo các mức độ như thế nào?
2. Nêu một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội.
3. Có thể thực hiện tích hợp nội dung giáo dục BVMT qua những hình thức nào?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1.Các mức độ tích hợp GD BVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK; đặc trưng phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT có thể tích hợp giáo dục BVMT ở các mức độ sau:
a) Mức độ toàn phần
b) Mức độ bộ phận
Lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp vào bài học.
- Nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, ...
C) Mức độ liên hệ
2. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Khi dạy học tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, GV sử dụng các phương pháp dạy học của bộ môn và lưu ý một số vấn đề sau:
a) Phương pháp thảo luận
Thảo luận là phương pháp dạy học giúp HS bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được thảo luận về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học, HS sẽ có nhận thức và hành vi thái độ dúng đắn về môi trường. GV có thể tổ chức cho HS thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
b) Phương pháp quan sát
c) Phương pháp trò chơi
d) Phương pháp tìm hiểu, điều tra
3. Hình thức tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục BVMT không chỉ được thực hiệntích hợp trong các tiết học (trong lớp. Ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như : Thực hành giữ gìn trường lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp,.
Hoạt động GDMT có thể tiến hành với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
II. Nội dung , địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội
Lớp 1
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Chương trình môn Tự nhiên và Xa hội được cấu trúc theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Mỗi chủ đề đều có thể tích hợp nội dung giáo dục BVMT.
- Chủ đề Con người và sức khoẻ:
Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ con người, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Chủ đề Xã hội:
Nội dung các bài học về gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho HS: Những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gắn với cuộc sống của HS.
Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho HS tình yêu làng bản, phố phường, ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.
- Chủ đề Tự nhiên:
Giúp HS nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.
Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 cụ thể như sau:
Giáo án minh hoạ
Bài 30
Trời nắng, trời mưa
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)
I.Mục tiêu
Giúp học sinh biết:
- Những dấu hiệu chính của trời nắng và trời mưa. Nắng, mưa là những yếu tố của môi trường tự nhiên. Nắng, mưa có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống con người.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
II.Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong SGK trang 62,63 Bài 30-Trời nắng, trời mưa.
- Tranh ảnh của GV và HS sưu tầm về trời nắng và trời mưa. Trong đó, có hình ảnh lũ lụt do mưa và hình ảnh cây cối khô héo do thiếu nước.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Nhận biết dấu hiệu của trời nắng, trời mưa
a) Mục tiêu
- Học sinh biết dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
- Học sinh biết sử dụng vốn từ của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
b) Cách tiến hành
Bước 1:
- Chia lớp thành 3-4 nhóm
- GV yêu cầu HS các nhóm phân loại các tranh, ảnh đẫ sưu tầm thành hai loại: tranh ảnh về trời nắng và tranh ảnh về trời mưa
- Từng HS trong nhóm lần lượt nêu dấu hiệu của trời nắng mà mình quan sát được. Sau đó một HS nhắc lại những dấu hiệu của bầu trời và những đám mây khi trời nắng.
- Tiếp theo, Từng HS trong nhóm lần lượt nêu dấu hiệu của trời mưa. Sau đó một HS nhắc lại những dấu hiệu của bầu trời và những đám mây khi trời mưa.
Bước 2:
- GV yêu cầu đại diện vài nhóm HS đem những tranh ảnh đã sưu tầm về trời nắng, trời mưa giới thiệu trước lớp.
- GV giới thiệu cho HS hình ảnh lũ lụt và hình ảnh cây cối khô héo do thiếu nước.
Kết luận:
- Khi trời nắng, bầu trời trong xânh, có mây trắng, Mặt trời toả sáng chói trang, , nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật; đường phố khô ráo.
- Khi trời mưa, có nhiều hạt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt trời. Nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời.
Nhưng nếu mưa to và lâu ngày, lượng nước mưa nhiều có thể gây lũ lụt. Ngược lại nếu trời nắng lâu, không có mưa, cây cối thiếu nước sẽ bị khô héo và chết.
Lưu ý: Nếu HS không sưu tầm được tranh ảnh. GV tổ chức cho các em quan sát hình ảnh trong SGK trang 62, 63 và trả lời câu hỏi: Hình ảnh nào cho biết trời nắng? Hình ảnh nào cho biết trời mưa? Tại sao em biết?
Hôm nay trời nắng hay trời mưa? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
Hoạt động 2:
Thảo luận cách giữ gìn sức khoẻ khi trời nắng, khi trời mưa
a)Mục tiêu
HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa
b)Cách tiến hành
Bước 1: GV yêu cầu HS mở SGK trang 62,63 bài 30-Trời nắng, trời mưa; hai HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK.
+Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải đội nón mũ?
+Để không bị ướt khi đi dưới mưa, bạn phải nhớ làm gì?
Bước 2: GV gọi một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: -Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị ốm (Nhức đầu, sổ mũi,...)
-Đi dưới trời mưa, phải mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt hoặc cảm lạnh
Hoạt động 3
Trò chơi trời nắng, trời mưa
a) Mục tiêu:
Củng cố cho HS cách bảo vệ sức khoẻ bản thân khi trời nắng, trời mưa.
b) Chuẩn bị: Một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như: áo mưa, mũ, nón,...
c) Cách tiến hành:
Một HS hô "trời nắng", các HS khác giơ nhanh những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp khi đi nắng.
- Các HS còn lại theo dõi xem các bạn đã giơ đúng hay chưa. HS nhận xét, GV khen ngợi các bạn chơi đúng.
- Có thể cho HS chơi làm nhiều lần, tuỳ theo thời gian còn lại của tiết học, GV củng cố kiến thức bằng cách đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- Hôm nay, những bạn nào mang đúng đồ dùng đi nắng (hoặc đi mưa)?
GV khen những HS đã mang đúng, nhắc nhở những HS không mang đúng đồ đi nắng (hoặc đi mưa).
Lớp 2
Hoạt động 4
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:
Thông tin phản hồi cho Hoạt động 4:
Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, cụ thể như sau:
Giáo án minh hoạ
Bài 5
Tiêu hoá thức ăn
(Mức độ: Lồng ghép bộ phận)
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có khả năng:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khong miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Biết được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- Biết được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
HS có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no; không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
- Cơm nguội.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Gắn tên hoặc chỉ trên hình vị trí các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
2.Dạy bài mới
Hoạt động 1
Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn
ở khoang miệng và dạ dày
a) Mục tiêu
HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
b) Cách tiến hành
Bước 1 : Thực hành cá nhân
GV phát cho HS hoặc mỗi HS tự chuẩn bị cơm nguội. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng, sau đó miêu tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị trí của thức ăn.
(có thể giao cho HS thực hiện trước ở nhà)
Bước 2 : Trao đổi theo cặp
HS trao đổi trong nhóm 2 ngưồi, tham khảo thông tin trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2, trang 14 và trả lời các câu hỏi:
- So sánh vị ở miệng khi bắt đầu nhai cơm nguội và sau khi nhai một lúc lâu (sau khi nhai một lúc sẽ thấy trong miệng có vị ngọt).
- Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn.
-Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì?
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến đổi thành chất bổ dưỡng.
Hoạt động 2
Làm việc với SGK để tìm hiểu sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già
Mục tiêu:
Học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già.
b) Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân :GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, hai bạn hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý sau:
- Thức ăn vào ruột non sẽ tiếp tục biến đổi thành gì?
- Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu?-Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá?
- Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp: GV gọi một số nhóm báo cáo trước lớp (có thể mời từng cặp HS hỏi đáp) và yêu cầu những HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: ..... Và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ, không đi bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 3
Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
a) Mục tiêu
- Hiểu được ăn chậm nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no có hại cho sự tiêu hoá.
b) Cách tiến hành
Bước1: Thảo luận nhóm
GV đặt vấn đề : Chúng ta đã học về sự tiêu hoá thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Các em hãy vận dụng để cùng thảo luận các câu hỏi sau:
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ;
- Tại sao chúng ta khong nên chạy nhảy, nô đùa khi ăn no?
- Tại sao chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định?
Bước 2: Trao đổi cả lớp về các câu hỏi trên
- Gợi ý câu trả lời :
+ Ăn chậm nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi. Thức ăn chóng được tiêu hoá và nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng đi nuôi sống cơ thể.
+ Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn, nếu ta chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày.
+ Khi đi đại tiện cần đi đúng nơi quy định vì phân là chất cạn bã, có mùi hôi, là nguồn lây bệnh. Nếu đi đại tiện bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Do vậy chúng ta đi đại tiện đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn môi trường sạch sẽ.
Kết thúc bài học, GV nhắc nhở HS áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
Lớp 3
Hoạt động 5
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xác định các bài học có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
2. Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 như sau:
Giáo án minh hoạ
Bài 3
Vệ sinh hô hấp
(Mức độ : Lồng ghép bộ phận)
I.Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng.
- Kể được những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Giữ sạch mũi họng.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 trang 8, 9.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu
Nêu được ích lợi của tập thể dục buổi sáng.
b) Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 8-SGK Tự nhiên và Xã hội 3; thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Sau mỗi câu trả lời giáo viên cho học sinh các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì:
+ Buổi sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi,...
+ Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để thải được nhiều khí các-bô-nic ra ngoài và hít được nhiều ỗi vào phổi.
Hằng ngày, cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên.
Ngoài ra GV có thể hướng dẫn HS cách phòng tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra với mũi: ...
GV nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức vệ sinh mũi, họng. Lưu ý chữa sớm các bệnh mũi, họng đều có tác dụng phòng bệnh cho tai.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm đôi
Mục tiêu:
HS kể được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
b) Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV đề nghị 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 9 SGK Tự nhiên và Xã hội 3 và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Các bạn trong hình đang làm gì? Hãy chỉ và nói tên các việc làm của các bạn trong hình.
Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời 1 HS lên trình bày. Mỗi HS chỉ phân tích một bức tranh, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung hoặc sử chữa những ý kiến chưa đúng của HS.
- GV yêu cầu HS cả lớp:
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ gìn cho bầu không khí luôn trong lành.
Kết luận:
- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào và không chơi đùa ở những nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn vệ sinh lớp học, nhà ở cần đeo khẩu trang.
- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn sach.
- Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm; không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,...
Tóm lại: Tự nhiên xã hội là môn học có nhiều thuận lợi để tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục BVMT cho học sinh.Việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn học được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể tiến hành bằng nhiều hình thức, phương pháp sinh động, hấp dẫn học sinh.
Thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các môn học nói chung và môn Tự nhiên & Xã hội nói riêng là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước và góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Thực hành soạn giáo án:
A.Mục tiêu
1. Học viên vận dụng những hiểu biết về môi trường giáo dục bảo vệ môi trường qua Môn Tự nhiên và Xã hội để xác định được mục tiêu lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua một số bài cụ thể.
2. Biết soạn giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài thuộc mức độ 2 và 3.
B.Cách tiến hành
Soạn 1 giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
-Chia lớp thành 3 tổ (tổ lớp 1, tổ lớp 2, tổ lớp 3), mỗi tổ chia thành 2 nhóm theo 3 mức độ (toàn phần, bộ phận, liên hệ).
Mỗi tổ cử 1 tổ trưởng, nhóm trưởng, thư kí nhóm. Học viên thảo luận theo nhóm. Kết quả thảo luận của nhóm được trình bày trên giấy Ao (hoặc máy chiếu). Đại diện các nhóm trình bày.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Chiến
Dung lượng: 49,29KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)