Mục tieu, giáo án chu diem gia dinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoài Phương | Ngày 05/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: mục tieu, giáo án chu diem gia dinh thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

MỤC TIÊU
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
( Thực hiên 4 tuần : từ 17/10 đến 12/11/2011)
GV thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang – Nguyễn Thị Hoài Phương

1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Trẻ biết phối hợp khéo léo các bộ phận của cơ thể thực hiện các vận động như: đi bước dồn trước, ném xa bằng 1 tay, trườn theo đường thẳng, bật xa 35cm – 40cm. Và các trò chơi vận động.
Biết sử dụng sự khéo léo của bàn tay, cơ ngón tay để: xé dải, cắt, dán, vẽ về hình người thân, nhà, cây, nặn các đồ dùng gia đình.
Biết 4 nhóm thực phẩm, tên các món ăn, cách chế biến một số món ăn đơn giản trong gia đình.
Biết một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt. ( xúc ăn không rơi vãi, cởi cúc áo, cài cúc áo…)
Nhận biết và phòng tránh một số vật dụng nguy hiểm như không tự ý sử dụng đồ dùng bằng điện, tránh xa nơi ổ điện, cầu dao, kéo, dao, không đến gần phích nước nóng, bếp đang đun, bàn là...

2/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Trẻ có khả năng biết địa chỉ gia đình, số điện thoại của gia đình. ( số nhà, phường).
Trẻ biết họ tên, công viêc của bố mẹ và mối quan hệ của từng thành viên trong gia đình, của họ hàng bên nội, bên ngoại khi được hỏi, được xem tranh ảnh, đàm thoại về gia đình.
Trẻ biết được gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ.
Biết các kiểu nhà khác nhau, các phòng ở, biết tên công dụng, chất liệu làm ra nhà.
Biết các nhu cầu trong gia đình ( dinh dưỡng, ăn uống, mua sắm, phương tiện trong gia đình). Biết tên, đặc điểm và phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo công dụng, chất liệu.
Biết những ngày vui trong gia đình: ngày cuối tuần, ngày sinh nhật. Biết ngày 20 – 10 là ngày PNVN, ngày hội của bà, của mẹ. Biết 1 số qui tắc ứng xử đơn giản trong gia đình: chào hỏi, cám ơn, xin lỗi…
So sánh nhà cao nhà thấp; thêm bớt trong phạm vi 2; xác định phía phải, phía trái của bản thân.
Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác – sắp xếp theo qui tắc

3/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.
Nhận biết người thân trong gia đình qua giọng nói.
Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đủ thành phần câu về gia đình, nói rõ ràng, không nói ngọng, nói lắp.
Biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi đúng hoàn cảnh.( nơi đông người “chào các cô, các bác”, một người “ chào bà”, “ chào chú”, khi nhận một món đồ thì phải biết “ cảm ơn”
Thuộc và đọc diễn cảm một số bài thơ: thăm nhà bà, em yêu nhà em, cái bát xinh xinh…
Thuộc và kể lại nội dung câu chuyện: Tích chu, sự tích hoa cúc trắng.
Đọc thuộc ca dao, đồng dao, câu đố về chủ đề gia đình.
Biết cầm sách, lật sách, xem tranh.

4/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI:
Biết chào hỏi lễ phép với người lớn: nói phải dạ thưa, đưa nhận bằng 2 tay. Thương yêu nhường nhịn em nhỏ, giúp những người trong gia đình những công việc vừa sức: lau bàn, dọn bàn ăn, lấy khăn, rót nước mời ông bà, ba mẹ…
Nhận biết cảm xúc của người khác, biết biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình: yêu quí, sắp xếp các đồ dùng ngăn nắp, bào quản đồ dùng trong gia đình.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh nhà ở ( không xả rác trong nhà, không vẽ bậy lên tường nhà và các nơi trong nhà), ý thức tiết kiệm nước và điện ( tắt quạt khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước vừa đủ dùng, không vặn to nước, xả nước trong nhà).
Biết chăm sóc cây, con vật trong gia đình. ( nếu trồng và nuôi).
Yêu thương, kính trọng các bà, mẹ. ( nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10)
Hình thành một số kỹ năng giao tiếp ứng xử, thói quen tốt, hành vi văn minh lịch sự thông qua vai chơi.

5/ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:
Thể hiện cảm xúc tình cảm về người thân qua các sản phẩm tạo hình: vẽ, nặn, cắt dán, tô màu… làm album về chủ đề gia đình.
Biết phối hợp các nguyên vật liệu đa dạng và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoài Phương
Dung lượng: 187,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)