Mục tiêu - cô giáo
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: mục tiêu - cô giáo thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất.
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đủ chất có lợi cho sức khỏe.
- Biết giữ gìn vệ sinh: rửa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và đi vệ sinh.
1.2. Vận động:
Thực hiện được một số vận động: Bật xa 35 – 40 cm, chuyền và bắt bóng qua đầu và phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi thực hiện vận động: Trườn theo hướng thẳng, bò chui qua cổng
1.3. Giáo dục an toàn:
Nhận ra một số đồ dùng, nơi làm việc có thể gây nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi gần đó.
2. Phát triển nhận thức.
- Thích tìm hiểu khám phá và chia sẻ những kinh nghiệm mà trẻ có với bạn, cô giáo về một số nghề quen thuộc: Giáo viên, bác sỹ, xây dựng, nông dân, bộ đội.
- Rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, tách gộp các nhóm sản phẩm, dụng cụ của các nghề trong phạm vi 3 và kỹ năng xác định phía phải phía trái của bạn khác.
- Rèn kỹ năng năng quan sát, phân loại một số công cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội.
- Biết tên nghề, những công việc chính, công cụ và sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội ( Bác sĩ, nông dân, thợ xây, cô giáo, chú bộ đội hải quân).
- Trẻ nhận biết được nhóm số lượng, thêm – bớt, tách – gộp các nhóm sản phẩm, đồ dùng, dụng cụ của các nghề trong phạm vi 3.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ, câu nói đơn giản để kể và nói những điều đã quan sát được qua thực tế, qua hình ảnh...liên quan đến các nghề: tên gọi, tên đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.
- Biết bày tỏ nhu cầu, ước mơ của mình bằng ngôn ngữ rỏ ràng
- Nghe, hiểu nội dung câu chuyện: sự tích cây khoai lang, ba chú lợn con; bài thơ: làm bác sỹ, bé làm bao nhiêu nghề. Thuộc một số bài đồng dao về các nghề
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Trẻ có ý thức tôn trọng, yêu quý người lao động và tôn trọng sản phẩm của người lao động làm ra
- Hình thành ở trẻ ước mơ trong tương lai làm một nghề nào đó.
- Yêu thích và vui sướng khi được cùng cô, các bạn kể về ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11
- Phát triển kỹ năng xã hội thông qua trò chơi: Bế em, mẹ - con, phòng khám nha khoa, cô giáo, xây nhà.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu, giai điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc qua các bài hát về ngành nghề.
- Thể hiện vui thích khi tham gia hoạt động tạo hình: Vẽ, trang trí, cắt dán tạo ra một số sản phẩm tạo hình thể hiện những hiểu biết đơn giản về một số nghề quen thuộc.
B. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng học tập:
- Tranh ảnh một số hoạt động phổ biến của các ngành nghề: Giáo viên, nông dân, nghề y, bộ đội và dụng cụ, sản phẩm của các ngành nghề đó.
- Tranh minh hoạ bài thơ: Làm bác sỹ, bé làm bao nhiêu nghề. Chuyện: Sự tích cây khoai lang, ba chú lợn nhỏ.
- Dụng cụ và sản phẩm của các ngành nghề cô giáo, nông dân, nghề y, bộ đội có số lượng 3, thẻ số 1- 3.
- Bút màu, giấy vẽ, tranh vẽ mẫu về trang trí bưu thiếp, quà tặng chú bộ đội, dán xe đẩy của cô công nhân vệ sinh môi trường, Vẽ và tô màu dây cờ.
- Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô.
- Giấy màu, hoạ báo, và một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
2. Đồ chơi ở các góc.
- Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về chủ đề, giấy màu, bút,... cho trẻ hoạt động ở trên tường.
- Các vật liệu trong thiên nhiên và vật liệu tái sử dụng: lá, giấy loại, vải vụn, len các màu, vỏ hộp – chai, thìa nhựa, ống hút.
- Các loại hột, hạt đảm bảo an toàn với trẻ.
3. Huy động phụ huynh.
- Tranh ảnh, hoạ báo, võ hộp, vải vụn ,loong bia để làm đồ chơi như: Súng, cuốc, cào, bay, hộp
1. Phát triển thể chất.
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đủ chất có lợi cho sức khỏe.
- Biết giữ gìn vệ sinh: rửa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và đi vệ sinh.
1.2. Vận động:
Thực hiện được một số vận động: Bật xa 35 – 40 cm, chuyền và bắt bóng qua đầu và phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi thực hiện vận động: Trườn theo hướng thẳng, bò chui qua cổng
1.3. Giáo dục an toàn:
Nhận ra một số đồ dùng, nơi làm việc có thể gây nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi gần đó.
2. Phát triển nhận thức.
- Thích tìm hiểu khám phá và chia sẻ những kinh nghiệm mà trẻ có với bạn, cô giáo về một số nghề quen thuộc: Giáo viên, bác sỹ, xây dựng, nông dân, bộ đội.
- Rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, tách gộp các nhóm sản phẩm, dụng cụ của các nghề trong phạm vi 3 và kỹ năng xác định phía phải phía trái của bạn khác.
- Rèn kỹ năng năng quan sát, phân loại một số công cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội.
- Biết tên nghề, những công việc chính, công cụ và sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội ( Bác sĩ, nông dân, thợ xây, cô giáo, chú bộ đội hải quân).
- Trẻ nhận biết được nhóm số lượng, thêm – bớt, tách – gộp các nhóm sản phẩm, đồ dùng, dụng cụ của các nghề trong phạm vi 3.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ, câu nói đơn giản để kể và nói những điều đã quan sát được qua thực tế, qua hình ảnh...liên quan đến các nghề: tên gọi, tên đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.
- Biết bày tỏ nhu cầu, ước mơ của mình bằng ngôn ngữ rỏ ràng
- Nghe, hiểu nội dung câu chuyện: sự tích cây khoai lang, ba chú lợn con; bài thơ: làm bác sỹ, bé làm bao nhiêu nghề. Thuộc một số bài đồng dao về các nghề
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Trẻ có ý thức tôn trọng, yêu quý người lao động và tôn trọng sản phẩm của người lao động làm ra
- Hình thành ở trẻ ước mơ trong tương lai làm một nghề nào đó.
- Yêu thích và vui sướng khi được cùng cô, các bạn kể về ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11
- Phát triển kỹ năng xã hội thông qua trò chơi: Bế em, mẹ - con, phòng khám nha khoa, cô giáo, xây nhà.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu, giai điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc qua các bài hát về ngành nghề.
- Thể hiện vui thích khi tham gia hoạt động tạo hình: Vẽ, trang trí, cắt dán tạo ra một số sản phẩm tạo hình thể hiện những hiểu biết đơn giản về một số nghề quen thuộc.
B. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng học tập:
- Tranh ảnh một số hoạt động phổ biến của các ngành nghề: Giáo viên, nông dân, nghề y, bộ đội và dụng cụ, sản phẩm của các ngành nghề đó.
- Tranh minh hoạ bài thơ: Làm bác sỹ, bé làm bao nhiêu nghề. Chuyện: Sự tích cây khoai lang, ba chú lợn nhỏ.
- Dụng cụ và sản phẩm của các ngành nghề cô giáo, nông dân, nghề y, bộ đội có số lượng 3, thẻ số 1- 3.
- Bút màu, giấy vẽ, tranh vẽ mẫu về trang trí bưu thiếp, quà tặng chú bộ đội, dán xe đẩy của cô công nhân vệ sinh môi trường, Vẽ và tô màu dây cờ.
- Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô.
- Giấy màu, hoạ báo, và một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
2. Đồ chơi ở các góc.
- Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về chủ đề, giấy màu, bút,... cho trẻ hoạt động ở trên tường.
- Các vật liệu trong thiên nhiên và vật liệu tái sử dụng: lá, giấy loại, vải vụn, len các màu, vỏ hộp – chai, thìa nhựa, ống hút.
- Các loại hột, hạt đảm bảo an toàn với trẻ.
3. Huy động phụ huynh.
- Tranh ảnh, hoạ báo, võ hộp, vải vụn ,loong bia để làm đồ chơi như: Súng, cuốc, cào, bay, hộp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: 334,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)