Một số yêu cầu khi tỏ chức trò chơi ở lớp 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Phê | Ngày 12/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Một số yêu cầu khi tỏ chức trò chơi ở lớp 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ THAM DỰ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tổ : Vật lý - Thể Dục
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ YÊU CẦU
ĐỂ TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC lỚP 6
Trước tình hình thực tế hiện nay, khi nói đến giờ học thể dục thì đa số học sinh ham thích học, ham thích luyện tập. Song bên cạch đó trong một lớp học vẫn còn một số nhỏ học sinh do điều kiện sống hoặc sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay chưa có tính tự giác tích cực, chưa linh hoạt, ý thức tự tin trong học tập còn hạn chế dẫn đến sự tiếp thu bài học còn thụ động khi thực hiện các trò chơi trong chương trình không đúng theo yêu cầu của trò chơi.
Do đó trò chơi không mang tính hấp dẫn, lôi cuốn và đúng luật qui định.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN THỂ DỤC THCS:
Biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực
Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kĩ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giưc gìn vệ sinh.
Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT.
Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạ ở trường và ngoài nhà trường.
Biết tên trò chơi.
Nắm vững cách chơi.
Tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tự giác, tích cực, chơi đúng luật, trật tự.
Biết vận dụng và tự tổ chức được các trò chơi đơn giản đã học vào trong sinh hoạt hàng ngày ở trường cũng như ở nhà.
II.YÊU CẦU VỀ TẬP LUYỆN CỦA TRÒ CHƠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC 6:
1. Ôn luyện và biết tổ chức các trò chơi đơn giản đã và đang học bước đầu hình thành có kỹ năng tổ chức các trò chơi.
2.Học mới và nắm vững các trò chơi trong chương trình một cách chủ động, đúng luật
3.Biết vận dụng các trò chơi để vui chơi và tập luyện.
III.NHỮNG KIẾN THỨC HS CẦN ĐẠT ĐƯỢC:
IV.KỸ NĂNG:
1. Các em thuộc tên các trò chơi đã học và biết cách chơi .
2. Các em biết tổ chức được các trò chơi đơn giản ở mọi nơi,mọi lúc.
3.Thông qua hai kĩ năng trên bước đầu các em biết vận dụng được một số trò chơi đã học vào nề nếp sinh hoạt và học tập ở trường cũng như ở ngoài nhà trường.
B. GiẢI PHÁP THỰC THỰC HiỆN:
Dạy trò chơi cho các em HS là nhằm rèn luyện cho các em có được một số tố chất nhanh, mạnh …và tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính chủ động và tính kỷ luật cao trong tập luyện cũng như khi vui chơi.
Do đó giáo viên cần thực hiện tốt một số công việc sau:
1.Chuẩn bị sân bãi và phương tiện:
Vệ sinh sân tập luyện sạch sẽ,bảo đảm an toàn, kẻ, vẽ sân chơi nếu có.
2. Chuẩn bị đầy đủ sân bãi, dụng cụ cho HS chơi.
3.Tổ chức đội hình cho HS chơi :
Tổ chức đội hình sao cho hợp lý và luôn thay đổi các loại đội hình khác nhau để tạo sự hấp dẫn cho HS trong khi chơi.
4. Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp làm mẫu động tác của trò chơi một cách ngắn gọn:
Có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng cần ngắn gọn, mang tính hấp dẫn, nhưng dễ hiểu.
5. Điều khiển trò chơi:
Giáo viên có thể dùng lời nói, tiếng vỗ tay, tiếng còi hay các ký hiệu để tạo cho HS có sự tập trung chú ý.
6. Cho HS chơi thử và chơi chính thức:
7. Đánh giá kết quả cuộc chơi.
8. Bảo đảm an toàn cho học sinh
Yêu cầu về trật tự và tính kỷ luật cao trong suốt quá trình chơi.
Đối với những trò chơi các em đã chơi một số lần thì giáo viên chỉ cần nhắc lại cách chơi thật ngắn gọn, dễ hiểu sau đó tổ chức cho HS chơi.
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
“Nhảy ô tiếp sức”
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
“Ai nhanh hơn”
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
“Hoàng anh, Hoàng Yến”

*
“Chạy tiếp sức”
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
“Nhảy cừu”
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
“Nhảy ô tiếp sức”
* Giới thiệu một số trò chơi ở các lớp:
Lớp 6 :
“Chạy tiếp sức chuyển vật”
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Trong quá trình giảng dạy thể dục ở lớp 6 bản thân tôi rút ra vài nhận xét như sau :
* Đối với các trò chơi đã học thì GV nêu tên trò chơi sau đó để cho lớp trưởng hướng dẫn cách chơi hoặc cho HS nêu cách chơi, sau đó GV nói rõ lại cách chơi và luật chơi.
* Đối với các trò chơi mới học thì GV nên thực hiện đúng theo các bước là nêu tên trò chơi, giải thích, làm mẫu sau đó tổ chức cho các em chơi thử để rút kinh nghiệm, rồi tiến hành tập luyện theo yêu cầu của trò chơi.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

* Nếu trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên thực hiện tốt các bước trên thì đa số học sinh khi tham gia trò chơi mang tính chủ động cao,không bị bắt buộc, do đó các em tích cực hơn và hiệu quả đem lại cao hơn rất nhiều.
* Bảng so sánh kết quả đạt được trong hai năm :
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phê
Dung lượng: 1,06MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)