MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔ TRƯỞNG TIỂU HỌC
Chia sẻ bởi Võ Xuân Lộc |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔ TRƯỞNG TIỂU HỌC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề:
Một số vấn đề quản lý
của tổ trưởng chuyên môn cấp Tiểu học.
I/ Vị trí, nhiệm vụ tổ chuyên môn:
1. Vị trí:
Tổ chuyên môn là đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
2. Thành phần và nhiệm vụ:
Theo điều 15 của điều lệ trường Tiểu học:
Thành phần:
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó.
Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.
II. Tổ trưởng chuyên môn:
1. Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi.
Là người có năng lực, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng điều hành tổ.
Nhận sự chỉ đạo của hiệu trưởng, trực tiếp điều hành các hoạt động nghiệp vụ sư phạm của tổ, chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn của tổ trước hiệu trưởng.
- Tổ trưởng chuyên môn có phụ cấp trách nhiệm chức vụ là 0,20; tổ phó là 0,15 ( Không phân biệt hạng trường) và tính tăng 1,5 tiết/ TS tiết được hưởng. Được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Quản lý hoạt động dạy và học:
- Quản lý việc soạn giáo án và các giờ dạy theo PPCT, theo các hướng dẫn về nội dung, phương pháp của từng môn học.
- Chú ý thực hiện đầy đủ các nội dung:
+ Chuẩn kiến thức - kỹ năng.
+ Lồng ghép các nội dung về An toàn giao thông, Phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục môi trường.....
+ Quản lý và kiểm tra giáo án của tổ viên, giáo án vi tính phải của chính tác giả. Những giáo án bảo lưu phải có quyết định của hiệu trưởng, trên góc phải mỗi tiết dạy phải ghi thời gian dạy, sử dụng bảo lưu thì ghi cụ thể thời gian dạy. Giáo viên chịu trách nhiệm việc sao chép giáo án của đồng nghiệp.
+ Kiểm tra việc thực hiện Chuẩn KT- KN và kiến thức phòng chống tai nạn thương tích vì vậy giáo viên soạn mới 100% tất cả các giáo án và việc bảo lưu bắt đầu thực hiện từ năm học 2010-2011.
+ Mỗi tháng tổ trưởng kiểm tra ít nhất một lần tất cả giáo án của các thành viên trong tổ. ( Không kể BGH kiểm tra) Mỗi lần kiểm tra phải ghi rõ thời gian kiểm tra và ký tên bên dưới. Nội dung góp ý phải ghi rõ trong sổ kiểm tra, thời gian khắc phục và có chữ ký của tổ viên.
+ BGH kiểm tra giáo án của tổ trưởng.
- Quản lý giờ dạy là bao gồm cả việc quản lý thực hiện ngày công, giờ công một cách nghiêm túc. GV nghỉ phải báo BGH và tổ trưởng chuyên môn.
- Quản lý việc thực hiện các HSSS chuyên môn khác theo qui định của nhà trường, của ngành. Thống nhất các nội dung theo chỉ đạo của Ngành.
- Quản lý việc kiểm tra, chấm bài, cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh.
- Quản lý việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Quản lý việc làm đồ dùng dạy học, sử dụng các thiết bị sẵn có của nhà trường.
2.2. Quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ viên, bao gồm:
- Quản lý việc tham dự các lớp bồi dưỡng do nhà trường hoặc cấp trên tổ chức. Phân công giáo viên cốt cán các bộ môn để có hướng chuyên sâu trong bồi dưỡng.
- Quản lý việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ trường, theo định mức của Ngành và của trường. Tối thiểu mỗi tháng dự 2 tiết và dự giờ có chủ đích.( GV tiểu học dạy 23 tiết/ tuần; GVCN được giảm 3 tiết kể cả tiết hoạt động NGLL.)
- Quản lý việc đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nội dung tự học, quan tâm việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nhiệm, đúc kết kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy, để nâng cao chất lượng.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành viên tham gia các hội thi do ngành tổ chức, tổ chức bồi dưỡng thông qua các buổi thao giảng, chuyên đề.
- Phân công các môn và phân môn để soạn các tiết giáo án điện tử, tạo nguồn tư liệu cho trường, tổ và toàn ngành.
2.3. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong tổ:
Định kỳ các đợt thi đua, học kỳ và cuối năm tổ trưởng họp, đánh giá và đề xuất xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
Đánh giá xếp loại giáo viên phải công khai, góp ý để cùng tiến bộ.
2.4. Phương hướng và biện pháp quản lý của
tổ chuyên môn:
Từ các nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ,tổ trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
2.4.1. Phải căn cứ vào những nhiệm vụ công tác của tổ, căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và hoàn cảnh thực tiễn của tổ để xây dựng được kế hoạch công tác chuyên môn của mình. ( Xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong tổ). Kế hoạch của tổ nhất thiết phải được BGH nhà trường phê duyệt.
2.4.2. Sau khi đã có kế hoạch, cần tìm cách tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.
Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, Tổ trưởng cùng các thành viên cần tích cực suy nghĩ, vạch ra cho được những công việc phải làm hàng tháng, hàng tuần. Nội dung này cần thể hiện rõ trong các biên bản sinh hoạt định kỳ.
- Cần kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được và những công việc cần rút kinh nghiệm. Tranh thủ sự góp ý, tư vấn của Phó hiệu trưởng và hiệu trưởng.
- Sinh hoạt tổ có nề nếp, có nội dung, chất lượng để tập hợp ý kiến và sự đoàn kết cộng đồng trách nhiệm trong tổ. Tổ trưởng phải chuẩn bị nội dung họp chu đáo.
2.4.3. Song song với quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, cần tích cực thực hiện kế hoạch, tích cực thực hiện chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
+ Để thực hiện chức năng chỉ đạo, tổ trưởng cần mạnh dạn phân công, giao việc cho tổ viên, đồng thời phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ họ thực hiện nhiệm vụ được giao. Tất cả các thành viên đều được phân ít nhất một nhiệm vụ của tổ.
+ Để thực hiện chức năng kiểm tra, cần nắm chắc đối tượng, nội dung và phương pháp kiểm tra .
+ Tổ trưởng khi góp ý tổ viên cần thực hiện nghiêm túc, chuẩn bị nôi dung góp ý và quan trọng hơn là nội dung tư vấn, giúp đỡ, cần tập trung vào những khâu yếu để giúp họ điều chỉnh sửa chữa, phấn đấu vươn lên. Góp ý trong thời gian, không gian phù hợp.
* Đối tượng kiểm tra của tổ chuyên môn là:
- Cơ bản là kiểm tra các giáo viên trong tổ. Phải có kế hoạch kiểm tra tất cả thành viên trong tổ, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của tổ theo học kỳ, năm học.
- Có thể kiểm tra việc học tập, rèn luyện của HS đối với các môn các lớp trong phạm vi tổ mình phụ trách.
* Nội dung kiểm tra :
- Kiểm tra HSSS chuyên môn, trọng tâm là giáo án, sổ điểm, sổ dự giờ. Chú trọng thực hiện tốt việc duyệt giáo án hàng tuần, hàng tháng.
- Kiểm tra giờ dạy: Tiến hành dự các giờ dạy của giáo viên. Với mỗi giáo viên, tổ trưởng cần dự giờ các môn, trọng tâm là giáo viên dạy ở nhiều môn, nhiều lớp. Cần dự ở tất cả các loại hình giờ dạy: Bài mới, luyện tập, ôn tập, thực hành .....
- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình ( tiến độ nhanh - chậm ), tính nghiêm túc trong việc thực hiện chương trình. Có thể nghe báo cáo, có thể kiểm tra trên sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng…….
- Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh làm cơ sở cho việc ra các đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ.
- Ngoài các nội dung kiểm tra nêu trên, căn cứ vào nội dung công tác quản lý của tổ trưởng, tổ trưởng CM còn có thể kiểm tra các công tác khác theo yêu cầu của tổ.
Phương pháp kiểm tra :
- Khi kiểm tra chủ yếu là xem xét thực tế công việc cần kiểm tra, xem báo cáo chỉ là tham khảo.
- Khi nhận xét đánh giá, kết luận phải dựa vào các qui định, qui chế, cần tránh nhận định chủ quan, đánh giá cảm tính của người kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá kết luận phải khách quan, công bằng, phản ánh đúng thực trạng chất lượng công việc được kiểm tra.
- Trước hết, cần thực hiện tốt các kì kiểm tra do nhà trường ấn định, sau đó tích cực chủ động thực hiện các nội dung theo yêu cầu và hoàn cảnh của tổ.
- Kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng ý thức thực hiện của tổ viên.
* BGH chú ý phương pháp kiểm tra:
- Luân phiên họp cùng các tổ chuyên môn.
- Kiểm tra và góp ý nôị dung họp tổ.
Kiểm tra đột xuất và kiểm tra có báo trước
( Kiểm tra có báo trước phải thông báo cụ thể đối tượng, nội dung cần chuẩn bị ).
- Cần xem nội dung bài trước khi dự giờ. Coi trọng công tác tư vấn, thúc đẩy.
3. Thực hiện sử dụng tốt qui định về các loại HSSS quản lý của tổ trưởng chuyên môn:
* Qui định các loại sổ sách: gồm 3 loại
a. Sổ Nghị Quyết của tổ.
+ Trong sổ nghị quyết phần kế hoạch rất quan trọng, trong đó cần nêu:
- Những thuận lợi, khó khăn về học sinh, giáo viên trong tổ, trong trường, …những vấn đề có liên quan.
- Dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu chung của nhà trường, của ngành để xác định các mục tiêu công tác của tổ trong từng tháng, từng kì và trong cả năm học
- Về chất lượng dạy và học; tỷ lệ lên lớp; tỉ lệ HTCT TH; các danh hiệu thi đua ….
Các biện pháp:
Dựa trên những nhiệm vụ giải pháp chung của nhà trường để xác định các biện pháp cụ thể của tổ nhằm đạt các mục tiêu công tác đã đề ra.
Lưu ý:
Trong sơ kết kế hoạch tháng cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung kế hoạch (Nếu có).
+ Biên bản họp tổ phải ghi chép chi tiết, phản ánh trung thực toàn bộ nội dung họp tổ. Nhất thiết phải có kết luận của Tổ trưởng hoặc người chủ trì
b. Sổ theo dõi chuyên môn:
Dùng để ghi các nội dung bồi dưỡng chuyên môn trong tổ như: Chuyên đề, các hoạt động ngoại khoá, kế hoạch cụ thể bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, các nội dung bồi dưỡng của tổ trưởng cho tổ viên,.....
c. Sổ kiểm tra: .
Dùng để ghi toàn bộ kế họach, nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra của các thành viên.
Theo dõi dạy thay của CBQl, tổ viên và và chấm công. ( Có thể theo dõi tổ viên thực hiện giờ giấc làm việc như đi muộn; bỏ tiết…)
III/ Một số vấn đề khác:
1/ Các tổ trưởng chuyên môn cần có biện pháp hướng dẫn, khuyến khích giáo viên cải tiến để kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan, khuyến khích PPDH theo nhóm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức ngoại khoá….
2/ Các tổ trưởng cần mạnh dạn chỉ đạo các nhóm bộ môn hoặc GV cốt cán trong tổ mạnh dạn, tự khắc phục khó khăn,có sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác QL của tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành về trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ, góp phần có tính chất quyết định vào việc nâng dần chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Thảo luận.
Kết luận
Chúc các bạn thành công.
Một số vấn đề quản lý
của tổ trưởng chuyên môn cấp Tiểu học.
I/ Vị trí, nhiệm vụ tổ chuyên môn:
1. Vị trí:
Tổ chuyên môn là đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
2. Thành phần và nhiệm vụ:
Theo điều 15 của điều lệ trường Tiểu học:
Thành phần:
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó.
Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.
II. Tổ trưởng chuyên môn:
1. Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi.
Là người có năng lực, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng điều hành tổ.
Nhận sự chỉ đạo của hiệu trưởng, trực tiếp điều hành các hoạt động nghiệp vụ sư phạm của tổ, chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn của tổ trước hiệu trưởng.
- Tổ trưởng chuyên môn có phụ cấp trách nhiệm chức vụ là 0,20; tổ phó là 0,15 ( Không phân biệt hạng trường) và tính tăng 1,5 tiết/ TS tiết được hưởng. Được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Quản lý hoạt động dạy và học:
- Quản lý việc soạn giáo án và các giờ dạy theo PPCT, theo các hướng dẫn về nội dung, phương pháp của từng môn học.
- Chú ý thực hiện đầy đủ các nội dung:
+ Chuẩn kiến thức - kỹ năng.
+ Lồng ghép các nội dung về An toàn giao thông, Phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục môi trường.....
+ Quản lý và kiểm tra giáo án của tổ viên, giáo án vi tính phải của chính tác giả. Những giáo án bảo lưu phải có quyết định của hiệu trưởng, trên góc phải mỗi tiết dạy phải ghi thời gian dạy, sử dụng bảo lưu thì ghi cụ thể thời gian dạy. Giáo viên chịu trách nhiệm việc sao chép giáo án của đồng nghiệp.
+ Kiểm tra việc thực hiện Chuẩn KT- KN và kiến thức phòng chống tai nạn thương tích vì vậy giáo viên soạn mới 100% tất cả các giáo án và việc bảo lưu bắt đầu thực hiện từ năm học 2010-2011.
+ Mỗi tháng tổ trưởng kiểm tra ít nhất một lần tất cả giáo án của các thành viên trong tổ. ( Không kể BGH kiểm tra) Mỗi lần kiểm tra phải ghi rõ thời gian kiểm tra và ký tên bên dưới. Nội dung góp ý phải ghi rõ trong sổ kiểm tra, thời gian khắc phục và có chữ ký của tổ viên.
+ BGH kiểm tra giáo án của tổ trưởng.
- Quản lý giờ dạy là bao gồm cả việc quản lý thực hiện ngày công, giờ công một cách nghiêm túc. GV nghỉ phải báo BGH và tổ trưởng chuyên môn.
- Quản lý việc thực hiện các HSSS chuyên môn khác theo qui định của nhà trường, của ngành. Thống nhất các nội dung theo chỉ đạo của Ngành.
- Quản lý việc kiểm tra, chấm bài, cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh.
- Quản lý việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Quản lý việc làm đồ dùng dạy học, sử dụng các thiết bị sẵn có của nhà trường.
2.2. Quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ viên, bao gồm:
- Quản lý việc tham dự các lớp bồi dưỡng do nhà trường hoặc cấp trên tổ chức. Phân công giáo viên cốt cán các bộ môn để có hướng chuyên sâu trong bồi dưỡng.
- Quản lý việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ trường, theo định mức của Ngành và của trường. Tối thiểu mỗi tháng dự 2 tiết và dự giờ có chủ đích.( GV tiểu học dạy 23 tiết/ tuần; GVCN được giảm 3 tiết kể cả tiết hoạt động NGLL.)
- Quản lý việc đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nội dung tự học, quan tâm việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nhiệm, đúc kết kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy, để nâng cao chất lượng.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành viên tham gia các hội thi do ngành tổ chức, tổ chức bồi dưỡng thông qua các buổi thao giảng, chuyên đề.
- Phân công các môn và phân môn để soạn các tiết giáo án điện tử, tạo nguồn tư liệu cho trường, tổ và toàn ngành.
2.3. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong tổ:
Định kỳ các đợt thi đua, học kỳ và cuối năm tổ trưởng họp, đánh giá và đề xuất xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
Đánh giá xếp loại giáo viên phải công khai, góp ý để cùng tiến bộ.
2.4. Phương hướng và biện pháp quản lý của
tổ chuyên môn:
Từ các nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ,tổ trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
2.4.1. Phải căn cứ vào những nhiệm vụ công tác của tổ, căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và hoàn cảnh thực tiễn của tổ để xây dựng được kế hoạch công tác chuyên môn của mình. ( Xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong tổ). Kế hoạch của tổ nhất thiết phải được BGH nhà trường phê duyệt.
2.4.2. Sau khi đã có kế hoạch, cần tìm cách tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.
Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, Tổ trưởng cùng các thành viên cần tích cực suy nghĩ, vạch ra cho được những công việc phải làm hàng tháng, hàng tuần. Nội dung này cần thể hiện rõ trong các biên bản sinh hoạt định kỳ.
- Cần kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được và những công việc cần rút kinh nghiệm. Tranh thủ sự góp ý, tư vấn của Phó hiệu trưởng và hiệu trưởng.
- Sinh hoạt tổ có nề nếp, có nội dung, chất lượng để tập hợp ý kiến và sự đoàn kết cộng đồng trách nhiệm trong tổ. Tổ trưởng phải chuẩn bị nội dung họp chu đáo.
2.4.3. Song song với quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, cần tích cực thực hiện kế hoạch, tích cực thực hiện chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
+ Để thực hiện chức năng chỉ đạo, tổ trưởng cần mạnh dạn phân công, giao việc cho tổ viên, đồng thời phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ họ thực hiện nhiệm vụ được giao. Tất cả các thành viên đều được phân ít nhất một nhiệm vụ của tổ.
+ Để thực hiện chức năng kiểm tra, cần nắm chắc đối tượng, nội dung và phương pháp kiểm tra .
+ Tổ trưởng khi góp ý tổ viên cần thực hiện nghiêm túc, chuẩn bị nôi dung góp ý và quan trọng hơn là nội dung tư vấn, giúp đỡ, cần tập trung vào những khâu yếu để giúp họ điều chỉnh sửa chữa, phấn đấu vươn lên. Góp ý trong thời gian, không gian phù hợp.
* Đối tượng kiểm tra của tổ chuyên môn là:
- Cơ bản là kiểm tra các giáo viên trong tổ. Phải có kế hoạch kiểm tra tất cả thành viên trong tổ, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của tổ theo học kỳ, năm học.
- Có thể kiểm tra việc học tập, rèn luyện của HS đối với các môn các lớp trong phạm vi tổ mình phụ trách.
* Nội dung kiểm tra :
- Kiểm tra HSSS chuyên môn, trọng tâm là giáo án, sổ điểm, sổ dự giờ. Chú trọng thực hiện tốt việc duyệt giáo án hàng tuần, hàng tháng.
- Kiểm tra giờ dạy: Tiến hành dự các giờ dạy của giáo viên. Với mỗi giáo viên, tổ trưởng cần dự giờ các môn, trọng tâm là giáo viên dạy ở nhiều môn, nhiều lớp. Cần dự ở tất cả các loại hình giờ dạy: Bài mới, luyện tập, ôn tập, thực hành .....
- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình ( tiến độ nhanh - chậm ), tính nghiêm túc trong việc thực hiện chương trình. Có thể nghe báo cáo, có thể kiểm tra trên sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng…….
- Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh làm cơ sở cho việc ra các đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ.
- Ngoài các nội dung kiểm tra nêu trên, căn cứ vào nội dung công tác quản lý của tổ trưởng, tổ trưởng CM còn có thể kiểm tra các công tác khác theo yêu cầu của tổ.
Phương pháp kiểm tra :
- Khi kiểm tra chủ yếu là xem xét thực tế công việc cần kiểm tra, xem báo cáo chỉ là tham khảo.
- Khi nhận xét đánh giá, kết luận phải dựa vào các qui định, qui chế, cần tránh nhận định chủ quan, đánh giá cảm tính của người kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá kết luận phải khách quan, công bằng, phản ánh đúng thực trạng chất lượng công việc được kiểm tra.
- Trước hết, cần thực hiện tốt các kì kiểm tra do nhà trường ấn định, sau đó tích cực chủ động thực hiện các nội dung theo yêu cầu và hoàn cảnh của tổ.
- Kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng ý thức thực hiện của tổ viên.
* BGH chú ý phương pháp kiểm tra:
- Luân phiên họp cùng các tổ chuyên môn.
- Kiểm tra và góp ý nôị dung họp tổ.
Kiểm tra đột xuất và kiểm tra có báo trước
( Kiểm tra có báo trước phải thông báo cụ thể đối tượng, nội dung cần chuẩn bị ).
- Cần xem nội dung bài trước khi dự giờ. Coi trọng công tác tư vấn, thúc đẩy.
3. Thực hiện sử dụng tốt qui định về các loại HSSS quản lý của tổ trưởng chuyên môn:
* Qui định các loại sổ sách: gồm 3 loại
a. Sổ Nghị Quyết của tổ.
+ Trong sổ nghị quyết phần kế hoạch rất quan trọng, trong đó cần nêu:
- Những thuận lợi, khó khăn về học sinh, giáo viên trong tổ, trong trường, …những vấn đề có liên quan.
- Dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu chung của nhà trường, của ngành để xác định các mục tiêu công tác của tổ trong từng tháng, từng kì và trong cả năm học
- Về chất lượng dạy và học; tỷ lệ lên lớp; tỉ lệ HTCT TH; các danh hiệu thi đua ….
Các biện pháp:
Dựa trên những nhiệm vụ giải pháp chung của nhà trường để xác định các biện pháp cụ thể của tổ nhằm đạt các mục tiêu công tác đã đề ra.
Lưu ý:
Trong sơ kết kế hoạch tháng cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung kế hoạch (Nếu có).
+ Biên bản họp tổ phải ghi chép chi tiết, phản ánh trung thực toàn bộ nội dung họp tổ. Nhất thiết phải có kết luận của Tổ trưởng hoặc người chủ trì
b. Sổ theo dõi chuyên môn:
Dùng để ghi các nội dung bồi dưỡng chuyên môn trong tổ như: Chuyên đề, các hoạt động ngoại khoá, kế hoạch cụ thể bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, các nội dung bồi dưỡng của tổ trưởng cho tổ viên,.....
c. Sổ kiểm tra: .
Dùng để ghi toàn bộ kế họach, nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra của các thành viên.
Theo dõi dạy thay của CBQl, tổ viên và và chấm công. ( Có thể theo dõi tổ viên thực hiện giờ giấc làm việc như đi muộn; bỏ tiết…)
III/ Một số vấn đề khác:
1/ Các tổ trưởng chuyên môn cần có biện pháp hướng dẫn, khuyến khích giáo viên cải tiến để kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan, khuyến khích PPDH theo nhóm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức ngoại khoá….
2/ Các tổ trưởng cần mạnh dạn chỉ đạo các nhóm bộ môn hoặc GV cốt cán trong tổ mạnh dạn, tự khắc phục khó khăn,có sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác QL của tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành về trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ, góp phần có tính chất quyết định vào việc nâng dần chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Thảo luận.
Kết luận
Chúc các bạn thành công.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Xuân Lộc
Dung lượng: 119,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)