Một số vấn đề cơ bản của giáo dục TH

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thuý | Ngày 12/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Một số vấn đề cơ bản của giáo dục TH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG CÁC CÔ GIÁO
VỀ DỰ LỚP BỒI DƯỠNG HÈ 2011




TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN PHONG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

I- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học ở tiểu học
II- Công tác quản lý, chỉ đạo
III- Một số hoạt động của trường Tiểu học
I/ Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học

1. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh(HS) hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất. Thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học Trung học cơ sở
2. Nội dung dạy học ở tiểu học
GDTH đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mỹ thuật.
Kiến thức ở tiểu học là những vấn đề cơ bản, cần thiết, đơn giản và gần gũi với cuộc sống thực của học sinh.
Nội dung dạy học ở tiểu học trọng tâm không phải là cung cấp kiến thức, mà là phát triển kỹ năng.
3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
* Đổi mới PPDH ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản sau nhằm khơi dậy hứng thú học tập của HS:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Hình thành và phát triển khả năng tự học cho học sinh
- Đảm bảo tính phù hợp đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng miền
- Đảm bảo tính trực quan
- Thực hiện dạy học tích hợp
* Đổi mới PPDH gắn liền với đổi mới tổ chức dạy học.
Tổ chức dạy học ở tiểu học cần linh hoạt, đa dạng phù hợp với mỗi đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường
* Phương pháp, tổ chức dạy học ở tiểu học phải phù hợp với nội dung, đối tượng, điều kiện cụ thể của mỗi lớp học.
Với mục tiêu “dạy chữ- dạy người”, GVTH cần có cách nhìn tổng thể, tích hợp các nội dung giáo dục của các môn học, giải quyết hài hoà các nhiệm vụ học tập.

II/ Công tác quản lý, chỉ đạo
1. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo
* Các địa phương được chủ động trong việc thực hiện kế hoạch dạy học theo tinh thần: đảm bảo thời lượng thực học, thời điểm kết thúc năm học, thời gian nghỉ hè phù hợp với ĐK tự nhiên, VH-XH, tập quán của địa phương.
* GV được tự chủ thực hiện phân phối CT, lựa chọn ND, xác định yêu cầu cần đạt và thời lượng dạy học phù hợp với mỗi bài, mỗi tiết.
2. Một số nội dung cần quan tâm hiện nay
*Dạy học ngoại ngữ
Việc dạy học tiếng Anh phụ thuộc vào nhu cầu, điều kiện của các địa phương:
- Học 2 tiết/ tuần: theo CT tự chọn
- Học 2 tiết/tuần, 4 tiết/tuần theo CT bắt buộc
- Học 8tiết/tuần theo CT tiếng Anh tăng cường
* Giáo dục học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Trẻ em khuyết tật có quyền được đi học ở mọi lứa tuổi.
Mỗi HS KT cần được lập KH hoạt động riêng, có tài liệu HT, ND, mức độ và PP đặc thù riêng.
Đánh giá HS KT không cứng nhắc về chuyên môn mà mỗi HS có thang đánh giá riêng theo KH GD cá nhân của từng em.
III/ Một số hoạt động của trường tiểu học
1. Công tác phổ cập GDTH
* Phổ cập GDTH- chống mù chữ
* Phổ cập GDTH đúng độ tuổi
* Phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2
* Phổ cập GD trung học cơ sở
2. Công tác xây dựng trường chuẩn QG
3. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày
4. Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thuý
Dung lượng: 2,15MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)