Mot so ung dung cua su no vi nhiet

Chia sẻ bởi Trần Hữu A | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: mot so ung dung cua su no vi nhiet thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Người soạn: NGUYỄN TUYẾN NGUYÊN
Ngày soạn:09/02/2011
Tiết: 4
Ngàygiảng:25/02/2011
Tổ BM:Vật lý Lớp:6/5 Phòng:
TÊN BÀI GIẢNG: BÀI 21:MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT (Tiết 24)

I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
Biết được băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng này.
2/Kỹ năng:
Giải thích một số ứng dụng dơn giản về sự nở vì nhiệt.
Mô tả và giải thích được các hình vẽ 21.2, 21.3, 21.5.
3/Thái độ:
Trung thực.hợp tác trong hoạt động nhóm.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Cả lớp:
Một bộ dụng cụ thí nghiệm về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt.
Một lọ cồn.
Bông.
Một chậu nước.
Khăn lau khô.
Các hình 21.2, 21.3 và 21.5 phóng to, bảng phụ.
Mỗi nhóm:
Một băng kép và giá để lắp băng kép.
Một đèn cồn.
III-TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định tình hình lớp:(2 phút)
Ổn định trật tự, tạo tâm lý tốt để bắt đầu tiết dạy.
Sỉ số: Vắng mặt: Có mặt:

2/Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1: Em hãy nêu nội dung của sự nở vì nhiệt của chất khí?
Câu 2: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
3/Nội dung bài giảng:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng

TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
( 5 phút)
- Ỏ những tiết trước chúng ta đã học sự nở vì nhiệt của các chất có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta một số ứng dụng thường gặp của sự nở vì nhiệt của chất rắn. Bài 21:MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT.
TÌM HIỂU LỰC XUẤT HIỆN TRONG SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT (20 phút)
- GV giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm bao gồm:bộ dụng cụ thí nghiệm về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt gồm thanh thép, ốc vặn, chốt ngang; lọ cồn, chậu nước, khăn lau khô.
- GV bố trí thí nghiệm như hình 21.1a SGK/65: Lắp chốt ngang rồi vặn ốc để siết chặt thanh thép lại.
-GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi dùng bông tẩm cồn đốt thật nóng thanh thép.
- Trong quá trình làm thí nghiệm GV hỏi: Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên?
- GV gọi 1 HS trả lời và gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hỏi: Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì?
- GV gọi 1 HS trả lời và gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh lại câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 21.1b SGK/65, GV sẽ tiến hành thí nghiệm như sau:đốt nóng thanh thép , sau đó vặn ốc để siết chăth thanh thép lại.
- GV hỏi: Nếu cô dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang sẽ như thế nào?
- GV gọi 1 HS trả lời và gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hỏi: Từ đó rút ra kết luâïn gì?
- GV gọi 1 HS trả lời và gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét và hoàn chỉnh câu tả lời của HS.
- GV có bài tập nhỏ chọn từ thích hợp vào chỗ trống, GV lần lựot gọi HS lên bảng.
- GV gọi HS nhận xét và hoàn chỉnh lại câu trả lời của HS.
- GV chốt lại: Như vậy, khi thanh thép nở ra hay co lại vì nhiệt, nó đều gây ra một lực rất lớn, hay nói cách khác sự co dãn vì nhiệt khi bị nhăn cản có thể gây ra những lực như thế nào?
- GV nhận xét và yêu cầu HS ghi bài vào vở.
- GV đưa ra hình 21.2 phóng to là ảnh chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa.GV hỏi: các em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối của hai đầu thanh ray?
- GV nhận xét và hỏi: Vậy thì tại sao người ta lại làm như thế?
- GV gọi 1 HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu A
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)