Mot so thao tac lap luan

Chia sẻ bởi Bùi Đức Cương | Ngày 12/10/2018 | 127

Chia sẻ tài liệu: Mot so thao tac lap luan thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai,hay dở, lợi hại của một hiện tượng đời sống.
b/ Mục đích của lập luận bình luận: - Bày tỏ nhận thức và đánh giá của mỗi người trước một sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống C/ Tác dụng: Khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật; phê bình cái sai, cái dở, lên án cái xấu, cái ác nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.

Thao tác lập luận so sánh là thao tác lập luận nhằm làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với các đối tượng khác.

+ Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận là những hoạt động nghị luận bắt nguồn từ đời sống, nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong đời sống.
+ Các hoạt động ấy khác nhau, phân biệt với nhau là bởi chúng hướng tới các mục đích khác nhau. Chứng minh là để cho người ta tin; giải thích là để cho người ta hiểu; phân tích là nhằm giúp người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo; so sánh là nhằm giúp người ta nhận rõ giá trị của sự vật (hiện tượng, tư tưởng,...) này bằng cách chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa nó với một sự vật (hiện tượng, tư tưởng,...) khác; bác bỏ có mục đích phủ nhận; trong khi mục Đích của bình luận lại là thuyết phục người ta nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người nói (người viết) về một hiện tượng hoặc vấn đề.
+ Các thao tác lập luận chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận đều có nguồn gốc từ các hoạt động nghị luận mà chúng ta vừa nói ở trên.
Về bản chất, mỗi thao tác đều là sự phản ánh và phát triển, nâng cao so vời một hoạt động nghị luận tương ứng với nó trong đời sống thường ngày, nhằm làm cho việc nghị luận đạt chất lương cao hơn, có hiệu quả thuyết phục lớn hơn.
+ Muốn thế, khi tiến hành quá trình !ập luận, người làm văn nghị luận phản tuân thủ những thao tác, tức là những việc làng đã được đúc kết thành quy trình chặt chẽ.

a) Phần Tiểu dẫn
GV gợi cho HS nhớ lại những kiến thức cơ bản về tác gia Nguyễn Tuân đã nêu trong SGK Ngữ văn II, tập một, sau đó yêu câu các em đọc phần Tiểu dẫn ở SGK.
GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận, nhằm giúp các em nắm được:
- Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò Sông Đà. .
- Thiên tuỳ bút ấy đã kế.thừa nét riêng biệt, đặc sắc nào trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân về đề tài, nguồn cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.
- Vì sao có thể nói rằng, so với những tập tuỳ bút viết trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người lái đò Sông Đà nói riêng và tập Sông Đà nói chung đã cho thấy điện mạo của một Nguyễn Tuân đã căn bản đổi thay, để trở thành một nhà văn mới trong thời đại mới.
GV có thể sơ kết phần thảo luận và chốt lại những kiến thức cơ bản của phần này theo tinh thần đã nêu trong mục Đặc điếm bài học của bài này.
b) Hướng dẫn học bài
Có nhiều cách phân tích đoạn tích trong SGK. Chẳng hạn:
- Lần lượt phân tích: dòng sông Đà hung bạo; cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo; dòng sông Đà, khi hết ghềnh thác, trờ nên thơ mộng trữ tình.
- Lần lượt phân tích: hình tượng con sông hung bạo và trữ tình; hình tượng con người lao động dũng cảm và tài trí.
- Lần lượt phân tích: hình tượng sông Đà và người lái đò sông Đà qua cảm nhận của một nhà văn uyên bác; hình tượng sông Đà và người lái đò sông Đà qua cảm nhận của một nhà văn rất mực tài hoa.
Dưới đây là một gợi ý để GV tham khảo
● Tìm hiểu hình tượng con sông Đà hung bạo
GV tổ chức cho HS thảo luận thật kĩ câu 2 trong SGK. Khi sơ kết, GV cần gợi ra cho HS một số ý sau đây:
- Nguyễn Tuân, trong thiên tuỳ bút của mình, quả có nói nhiều đến sự hung bạo của một con sông Đà đầy đá nổi, đá chìm và thác dữ. Những ông vẫn làm cho chúng ta nhận thấy, bên cạnh, và cả bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh con sông vẫn nổi bật lên như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và về đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
- Tuy nhiên, Nguyễn Tuân đã không nói đến sự hung bạo, sự dữ dội và vẻ hùng vĩ ấy chỉ như một cảm tưởng chung chung của khách tham quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đức Cương
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)