MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hòa |
Ngày 04/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
NHÓM 4
Phạm Đăng Diệu An
Trương Thị Anh
Lê Thị Hằng
Trần Thị Hiền
Nguyễn Thị Hòa
Ngô Thị Diệu Lài
Lê Thị Kim Liên
Trịnh Thị Kim Liên
Huỳnh Minh Nhật
Phan Văn Thắng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, những năm gần đây nhiều đối tượng nuôi khác đã được quan tâm khuyến khích phát triển và trên thực tế các loài động vật nuôi này đã ngày càng có ý nghĩa kinh tế lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi và đặc biệt trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Trong bài thảo luận này, chúng tôi giới thiệu vài nét về một số thành tựu trong công tác giống vật nuôi như dê, cừu, thỏ, ngựa, hươu, nhím…
Cừu Phan Rang
Thỏ Nội
Dê Bách Thảo
Ngựa
I. CHĂN NUÔI DÊ
1. Lợi ích của việc nuôi dê
. Ăn được nhiều loại thức ăn như lá cây cỏ nghèo dinh dưỡng, chịu đựng cam khổ, khí hậu nóng ẩm.
. Dê rất mắn đẻ bình quân mỗi năm đẻ 2 lứa.
. Dê có hiệu suất sử dụng thức ăn cao.
. Khả năng cho sữa cao so với kg thể trọng.
. Khả năng tái sinh đồng cỏ nhanh nếu dê ăn do tập tính của dê ăn trên cao.
. Dê có đầu tư vốn ít chuồng trại đơn giản thức ăn có sẵn trong tự nhiên.
2. Các giống dê ở Việt Nam
Các giống dê Việt nam có một số đặc tính chung như : tuổi đẻ lứa đầu sớm, thời gian mang thai ngắn, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với các điều kiện của địa phương
Đàn dê cỏ
2.1. Dê địa phương (dê cỏ)
Giống này được thuần dưỡng từ lâu ở nước ta, hiện nay được nuôi phổ biến ở vùng núi và cao nguyên. Màu lông không thuần nhất ; đen, vàng, xám, nâu ; mình ngắn; chân thấp; bụng to; đầu nhỏ; có sừng; tai nhỏ, ngắn; dê đực con có lông bờm dài, cứng, mình dẹp; bụng to; có râu cằm.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 40 - 45
+ Cái : 26 - 28
2.2 Dê sữa Bách Thảo
Là giống dê lai pha tạp nhiều đời của một số giống nhập nội, không loại trừ có lẫn máu của dê địa phương. Màu lông chủ yếu là đen hoặc đen loang sọc trắng, vá trắng, đốm trắng, đốm đen; tầm vóc to; đầu thô, dài; miệng rộng và thô; phần lớn không có râu cằm và sừng; bầu vú hình bát úp, núm vú dài.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 46 - 53
+ Cái : 36 - 40
Cao vai (cm) :
+ Ðực : 60 - 64
+ Cái : 55 - 58
Năng suất sữa (kg/ngày) : 1 - 1,18
Thời gian cho sữa (ngày) : 145 - 150
2.3. Dê chuyển gen
Một thử nghiệm cũng đã được thực hiện để tạo ra gen chuyển gen bằng kỹ thuật vi tiêm vào hợp tử đã ly tâm (Armstrong và cộng sự, 1987; Fabricant và cộng sự, 1987). Tỉ lệ dê con cho sữa chuyển gen sinh ra là 5 - 10%. Một số protein dược phẩm đã được biểu hiện ở sữa dê chuyển gen.
3. Công tác lai tạo trong chăn nuôi dê
Trong chăn nuôi, để cải tạo và nâng cao năng suất các giống vật nuôi, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật cần thiết khác, công tác lai tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
Mục đích của lai tạo là nhằm tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ... Cơ sở chủ yếu của Ưu thế lai là nâng cao sức sống và làm phong phú tính di truyền, đồng thời tạo cho con lai thích ứng với điều kiện sống tại địa phương phát triển tốt hơn giống địa phương.
Ở nhiều quốc gia, các giống dê sữa cũng được lai tạo theo hướng lai giữa các giống dê sữa nổi tiếng như Saanen, Alpine... với các giống dê địa phương.
Phương thức lai chủ yếu theo sơ đồ lai kinh tế đơn giản tạo con lai F1, hoặc lai tạo giống mới (Lai cải tạo).
Lai kinh tế :
4. Một số kết quả ban đầu về lai tạo dê sữa :
Ðể cải tạo đàn giống Bách Thảo, bên cạnh những cố gắng về kỹ thuật chọn lọc, nhân thuần theo xu hướng lai dê sữa ngoại có năng suất cao đang được chú trọng. Ở miền Nam, từ năm 1992 Viện Khoa Học NN miền Nam đã nhập tinh dịch hai giống dê sữa Saanen và Alpine từ Pháp. Sản lượng sữa bình quân 800 lít /chu kỳ 230 - 240 ngày vắt. Trọng lượng trưởng thành cho cả hai giống ở con đực 70 - 80 kg và cái 50 - 60 kg.
Công thức lai tạo :
VÍ DỤ:
Dê Bách Thảo (BT) × Dê Alpine (AL) (hoặc Saanen (AA))
Con lai F1 giữa Bách Thảo X Alpine và Bách Thảo X Saanen có trọng lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng qua các thời kỳ đều cao hơn so với dê Bách Thảo (BT).
II. CHĂN NUÔI CỪU
1. Lợi ích của chăn nuôi cừu
Cừu là con vật dễ chăm sóc, ít khi xảy ra bệnh; ăn tạp và không kén các loại cỏ, thậm chí có thể ăn cỏ khô như bò. Đặc biệt cừu nhân đàn nhanh, mỗi năm trung bình đẻ 1,7 lứa, nên mau đem về lợi nhuận cho người nuôi. Tuy cùng có mức sinh sản 2 năm 3 lứa, cừu dễ nuôi hơn dê, tỷ lệ sống của cừu con sau khi sinh cũng cao hơn.
Tuy giống cừu nhiệt đới có bộ lông không có giá trị kinh tế, nhưng thịt cừu và sữa cừu cũng là những thương phẩm rất có giá trị. Thịt cừu, như giàu đạm, tính mát, ít cholesterol, mùi vị thơm ngon đặc trưng… đã được cộng đồng người tiêu dùng thể giới thừa nhận từ lâu, và thịt cừu cùng với thịt bò, là loại thịt ít bị biến động về giá nhất. Cho đến nay, nhiều quốc gia có cả nền công nghiệp sản xuất và tiêu thụ thịt cừu như New Zealand, Úc, Mỹ, Canada… và nhiều nước Châu Á như Malaysia, Indonesia.
2. Thực trạng chăn nuôi cừu hiện nay
Cừu là đối tượng vật nuôi đang được quan tâm phát triển trong những năm gần đây ở nước ta. Ban đầu chỉ có ở một số tỉnh Nam Trung Bộ có các hộ chăn nuôi cừu với số lượng nhỏ từ 10 con – 50, 70 con.
Hiện nay, cừu đã có ở Trung du Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và nhiều vùng khác trong nước. Bên cạnh đó dịch bệnh đang lan rộng ở cừu và công tác chăm sóc còn hạn chế.
Giá gia súc (chủ yếu là dê, cừu) còn bấp bênh gây e ngại cho nông dân khi chăn nuôi loại gia súc này
Những hộ chăn nuôi qui mô nhỏ ít quan tâm đến công tác thú y, phòng bệnh và vệ sinh môi trường nên họ gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh.
3. Giải pháp
Đẩy mạnh sản xuất và chế biến thức ăn cho gia súc.
Tăng cường công tác giống gia súc.
Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về chăn nuôi: Đội ngũ bác sỹ thú y
Phải đầu tư đúng mức vốn, lao động, vật tư cho chăn nuôi
Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước
Nghiên cứu các phương pháp nuôi như chăn thả tự nhiên, nuôi nhốt kết hợp với chăn thả, nuôi nhốt, xem xét thử phương pháp nào mang lại hiệu quả cao để đưa vào áp dụng chăn nuôi.
Thực hiện tốt qui trình nuôi cừu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn xanh, nước uống nhất là vào mùa khô hạn.
Nâng cao năng lực sản xuất cho người chăn nuôi.
phát triển các dịch vụ thú y và các dịch vụ hổ trợ khác như cung cấp cỏ giống, cừu giống, thức ăn tinh …
Từng bước liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại với nhau để hạn chế những yếu kém của họ như : Thiếu thông tin đầu vào, đầu ra, không có nguồn thức ăn ổn định, thiếu các dịch vụ thú y cũng như xử lý các chất thải
4. Thành tựu
a. Cừu chuyển gen
Ðối với cừu khi vi tiêm không cần thiết phải ly tâm phôi để nhìn thấy tiền nhân. Khả năng phát triển in vivo của hợp tử cừu vi tiêm (10%) và không vi tiêm (26%) bằng một nửa phôi lợn sau khi xử lý tương tự. Sau 7 ngày nuôi cấy in vivo các hợp tử cừu không vi tiêm, Rexroad và Wall (1987) đã quan sát được tỉ lệ phát triển là 86%. Một thí nghiệm nuôi cấy in vivo trong 5 giờ đã giảm tỉ lệ phát triển này xuống còn 65% và sau khi tiêm một dung dịch đệm đã giảm xuống đến 42%. Sau khi vi tiêm dung dịch DNA, 19% số hợp tử phát triển đến giai đoạn 32 tế bào. Ở những thí nghiệm đầu tiên, tỉ lệ hợp nhất là khoảng 1% trong khi tỉ lệ sống sót của phôi vi tiêm đến con non là 7% và 6,2% (theo Brem, 1991).
Các gen GH đã được sử dụng để chuyển vào cừu. Ngoài các gen GH như đã dùng để chuyển vào lợn (mMT-hGH, mMT-bGH, PRL-bGH , mMT-hGRF), người ta còn sử dụng các gen sMT-sGH 5(sheep methallothionein-sheep growth hormone 5), sMT-sGH 9(sheep methallothionein-sheep growth hormone 9). Các kết quả thu được không được tốt như ở lợn. Chỉ có cừu chuyển gen sMT-sGH cho tỉ lệ mỡ thấp hơn so với cừu đối chứng. Người ta cho rằng các tổ hợp MT-gen chuyển không có khả năng cảm ứng với các kim loại nặng khi cừu ăn vào. Mặt khác cũng có thể do ở cừu thiếu các yếu tố nội bào thích hợp cho sự cảm ứng, cho sự tái sắp xếp các gen chuyển và cho sự tích hợp gen chuyển vào genome của tế bào chủ ở các vị trí thuận lợi. Bên cạnh các gen hormone sinh trưởng, một số các gen khác cũng đã được chuyển vào cừu như gen mã hoá yếu tố đông máu IX , gen α1-antitripsin, gen cysE, gen cysK.
b. Cừu mượt
Các chuyên gia Mỹ đang gây giống loài cừu này, còn được gọi là "cừu mượt", nhằm giảm bớt công việc xén lông đầy vất vả, đồng thời xoá bỏ nỗi lo về những con vật ký sinh đang đầy đoạ những loài cừu lông xù thuần chủng.
Kreg Leymaster, nhà di truyền học tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ và đồng nghiệp đã nhân giống chéo hai loài: cừu Katahdin có khả năng chống đỡ vật ký sinh và cừu Dorper cơ bắp. Họ hy vọng nông dân Mỹ sẽ chọn loài vật lai này thay vì những con lông xù ở Australia và New Zealand. "Lợi thế lớn nhất của cừu không lông là giá thành sản xuất thịt và công lao động giảm đáng kể".
Bộ lông xù của những con cừu thuần chủng gồm những sợi quăn nhỏ. Còn cừu mượt được bao phủ bởi một lớp sợi to thẳng và rụng đều đặn. Cừu mượt cũng hấp dẫn đối với những người khó ăn ở Mỹ. Rất nhiều người không thích thịt cừu bởi vị của nó đậm đặc hơn so với thịt lợn hay thịt bò, nhiều người thử nghiệm nói rằng cừu mượt có vị trung tính hơn.
Ngoài ra, việc chăm sóc cừu mượt cũng dễ dàng hơn bởi chúng rất khoẻ và thuần tính. Tuy vậy những con vật lai này chưa chắc cho ra kết quả tốt. Cừu Dorper từ Nam Phi mới đến Mỹ hơn 7 năm nay và chưa được thử nghiệm qua khả năng chống đỡ với côn trùng ký sinh.
III. CHĂN NUÔI THỎ
1. Lợi ích của chăn nuôi thỏ
Thỏ là gia súc nhỏ, hiền lành, ưa sạch sẽ, dễ nuôi nên thường được nuôi trong các gai đình, không cần diện tích và đầu tư ít nhưng thu được sản phẩm dinh dưỡng cao. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao: Hàm lượng đạm 18,5%, mỡ 7,4%, khoáng 0,64%, lượng cholesterol thấp (1,36mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon, bổ, có tác dụng điều dưỡng các bệnh tim mạch, béo phì…Ngoài nâng cao dinh dưỡng cho gia đình, nuôi thỏ có thể bán giống, bán thịt, tăng thu nhập cho gia đình.
Từ một thỏ cái sinh sản, nuôi tốt một năm cho 30 – 36 con thỏ thịt, 3 – 4 tháng tuổi cho 60 – 70 thỏ hơi tương đương 30 – 35kg thịt móc hàm. Vì vậy, nuôi thỏ lấy thịt là rất tốt.
2. Thực trạng chăn nuôi thỏ hiện nay
Thỏ nuôi là loại gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch do các yếu tố môi trường ngoại cảm gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nếu nuôi thỏ mà không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khâu vệ sinh phòng bệnh thì dễ bị thất bại.
Một số bệnh thường gặp ở thỏ: Bệnh ghẻ, Bệnh cầu trùng (cocidiosis), Bệnh xuất huyết do virus (Haemorrhagic), Bệnh viêm ruột truyền nhiễm
Nghề nuôi thỏ đã phát triển khá rầm rộ ở một số địa phương (Tỉnh Bắc Giang) nhưng đến nay có dấu hiệu lụi dần, ngay cả một số nguời nuôi thỏ thành công cũng đang tìm con vật khác để thay thế. Vì sao người nông dân lại "quay lưng" lại với con thỏ, vốn được coi là một trong những con vật dễ nuôi, đầu tư không tốn kém lại là thực phẩm sạch trên thị trường. Vấn đề này được giải thích rằng do Vì các hộ đều nuôi nhỏ lẻ, khó tiêu thụ. Khi người nuôi cần bán thì không có người mua, còn khi có người mua thì lại không có thỏ bán". "Cái khó của người nuôi thỏ là không tìm được đầu ra. Nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Người tiêu dùng ở thành phố và trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn chưa có thói quen dùng thịt thỏ. Vì vậy, thỏ chủ yếu bán cho nhà hàng hoặc xuất đi các địa phương khác thông qua tư thương."
3. Giải pháp
Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt
Mở rộng quy mô chăn nuôi thỏ, tìm đầu ra cho các hộ chăn nuôi thỏ tạo nguồn thu nhập cho nông dân
3. Thành tựu
*Thỏ chuyển gen
Thỏ đã được sử dụng làm mô hình thực nghiệm trong các thí nghiệm chuyển gen. Việc tạo ra thỏ chuyển gen thành công đã được công bố vào năm 1985 với gen chuyển là hormone sinh trưởng có cấu trúc MT-hGH (Hammer, 1985; Brem, 1985). Tỉ lệ các hợp tử thỏ bị thoái hoá do vi tiêm là dưới 10% (Ross,1988). Khả năng phát triển của các phôi đã vi tiêm trước khi chuyển ghép hợp tử là thấp hơn đáng kể so với các phôi đối chứng.
Hiện nay thỏ là đối tượng chuyển gen nhằm mục đích tạo ra protein quí sử dụng trong y dược thông qua tuyến sữa bởi các lý do sau đây:
- Giá phôi thỏ thấp nên có thể tạo ra một lượng lớn thỏ chuyển gen. Ðiều này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu tăng đáng kể khả năng tạo ra được một hoặc vài dòng thỏ chuyển gen sản xuất ra protein hoạt động sinh học với số lượng đầy đủ.
- Thời gian mang thai của thỏ ngắn và thành thục sinh dục nhanh vì vậy cho phép tạo ra dòng thỏ chuyển gen nhanh hơn so với các động vật chuyển gen khác như dê, cừu hoặc bò...
- Giá sản xuất thấp.
- Về mặt di truyền, thỏ gần với người hơn bất kỳ động vật cho sữa nào khác do vậy nó là mô hình được chọn cho việc sản xuất các protein chữa bệnh ở người đặc biệt là các protein phức tạp.
- Không truyền các bệnh nghiệm trọng do virus gây ra cho người.
- Một thỏ cái có thể tiết một lượng sữa lên đến 250ml sữa mỗi ngày. Trong qui trình chuẩn, mỗi ngày chỉ có 100-150ml sữa được lấy từ một thỏ cái điển hình, tương đương với 15 lít mỗi năm đối với một thỏ cái.
- Lượng protein tái tổ hợp trong sữa thỏ chuyển gen biến đổi từ 1-10g trong một lít.
Các loại protein có thể được sản xuất trong sữa thỏ là các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody), vaccin...
Vào năm 2001, Eduardo Kac, giáo sư thuộc Học viện Nghệ thuật Chicago, Mỹ đã kết hợp với các nhà Di truyền học Pháp đã tạo một con thỏ chuyển gen có khả năng phát ra ánh sáng màu lục ở trong tối bằng cách vi tiêm gen mã hoá protein huỳnh quang màu xanh lá cây có nguồn gốc từ sứa vào hợp tử thỏ (Hình 4.7). Ðây là hướng nghiên cứu mới phục vụ cho mục đích nghệ thuật. “Nó là một vật để cho hoạ sĩ thí nghiệm trên nền của khung vẽ và hoàn toàn khác với thí nghiệm để tạo ra một sự sống“. Nhiều nhà nghệ thuật khác đang nghiên cứu Công nghệ Sinh học và ý nghĩa xã hội của nó mà không nhằm mục đích tạo ra động vật chuyển gen.
Hình 4.7: Elba, thỏ chuyển gen protein huỳnh quang màu xanh lá cây
Cảm ơn thầy và các bạn đã quan tâm theo dõi !
NHÓM 4
Phạm Đăng Diệu An
Trương Thị Anh
Lê Thị Hằng
Trần Thị Hiền
Nguyễn Thị Hòa
Ngô Thị Diệu Lài
Lê Thị Kim Liên
Trịnh Thị Kim Liên
Huỳnh Minh Nhật
Phan Văn Thắng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, những năm gần đây nhiều đối tượng nuôi khác đã được quan tâm khuyến khích phát triển và trên thực tế các loài động vật nuôi này đã ngày càng có ý nghĩa kinh tế lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi và đặc biệt trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Trong bài thảo luận này, chúng tôi giới thiệu vài nét về một số thành tựu trong công tác giống vật nuôi như dê, cừu, thỏ, ngựa, hươu, nhím…
Cừu Phan Rang
Thỏ Nội
Dê Bách Thảo
Ngựa
I. CHĂN NUÔI DÊ
1. Lợi ích của việc nuôi dê
. Ăn được nhiều loại thức ăn như lá cây cỏ nghèo dinh dưỡng, chịu đựng cam khổ, khí hậu nóng ẩm.
. Dê rất mắn đẻ bình quân mỗi năm đẻ 2 lứa.
. Dê có hiệu suất sử dụng thức ăn cao.
. Khả năng cho sữa cao so với kg thể trọng.
. Khả năng tái sinh đồng cỏ nhanh nếu dê ăn do tập tính của dê ăn trên cao.
. Dê có đầu tư vốn ít chuồng trại đơn giản thức ăn có sẵn trong tự nhiên.
2. Các giống dê ở Việt Nam
Các giống dê Việt nam có một số đặc tính chung như : tuổi đẻ lứa đầu sớm, thời gian mang thai ngắn, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với các điều kiện của địa phương
Đàn dê cỏ
2.1. Dê địa phương (dê cỏ)
Giống này được thuần dưỡng từ lâu ở nước ta, hiện nay được nuôi phổ biến ở vùng núi và cao nguyên. Màu lông không thuần nhất ; đen, vàng, xám, nâu ; mình ngắn; chân thấp; bụng to; đầu nhỏ; có sừng; tai nhỏ, ngắn; dê đực con có lông bờm dài, cứng, mình dẹp; bụng to; có râu cằm.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 40 - 45
+ Cái : 26 - 28
2.2 Dê sữa Bách Thảo
Là giống dê lai pha tạp nhiều đời của một số giống nhập nội, không loại trừ có lẫn máu của dê địa phương. Màu lông chủ yếu là đen hoặc đen loang sọc trắng, vá trắng, đốm trắng, đốm đen; tầm vóc to; đầu thô, dài; miệng rộng và thô; phần lớn không có râu cằm và sừng; bầu vú hình bát úp, núm vú dài.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 46 - 53
+ Cái : 36 - 40
Cao vai (cm) :
+ Ðực : 60 - 64
+ Cái : 55 - 58
Năng suất sữa (kg/ngày) : 1 - 1,18
Thời gian cho sữa (ngày) : 145 - 150
2.3. Dê chuyển gen
Một thử nghiệm cũng đã được thực hiện để tạo ra gen chuyển gen bằng kỹ thuật vi tiêm vào hợp tử đã ly tâm (Armstrong và cộng sự, 1987; Fabricant và cộng sự, 1987). Tỉ lệ dê con cho sữa chuyển gen sinh ra là 5 - 10%. Một số protein dược phẩm đã được biểu hiện ở sữa dê chuyển gen.
3. Công tác lai tạo trong chăn nuôi dê
Trong chăn nuôi, để cải tạo và nâng cao năng suất các giống vật nuôi, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật cần thiết khác, công tác lai tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
Mục đích của lai tạo là nhằm tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ... Cơ sở chủ yếu của Ưu thế lai là nâng cao sức sống và làm phong phú tính di truyền, đồng thời tạo cho con lai thích ứng với điều kiện sống tại địa phương phát triển tốt hơn giống địa phương.
Ở nhiều quốc gia, các giống dê sữa cũng được lai tạo theo hướng lai giữa các giống dê sữa nổi tiếng như Saanen, Alpine... với các giống dê địa phương.
Phương thức lai chủ yếu theo sơ đồ lai kinh tế đơn giản tạo con lai F1, hoặc lai tạo giống mới (Lai cải tạo).
Lai kinh tế :
4. Một số kết quả ban đầu về lai tạo dê sữa :
Ðể cải tạo đàn giống Bách Thảo, bên cạnh những cố gắng về kỹ thuật chọn lọc, nhân thuần theo xu hướng lai dê sữa ngoại có năng suất cao đang được chú trọng. Ở miền Nam, từ năm 1992 Viện Khoa Học NN miền Nam đã nhập tinh dịch hai giống dê sữa Saanen và Alpine từ Pháp. Sản lượng sữa bình quân 800 lít /chu kỳ 230 - 240 ngày vắt. Trọng lượng trưởng thành cho cả hai giống ở con đực 70 - 80 kg và cái 50 - 60 kg.
Công thức lai tạo :
VÍ DỤ:
Dê Bách Thảo (BT) × Dê Alpine (AL) (hoặc Saanen (AA))
Con lai F1 giữa Bách Thảo X Alpine và Bách Thảo X Saanen có trọng lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng qua các thời kỳ đều cao hơn so với dê Bách Thảo (BT).
II. CHĂN NUÔI CỪU
1. Lợi ích của chăn nuôi cừu
Cừu là con vật dễ chăm sóc, ít khi xảy ra bệnh; ăn tạp và không kén các loại cỏ, thậm chí có thể ăn cỏ khô như bò. Đặc biệt cừu nhân đàn nhanh, mỗi năm trung bình đẻ 1,7 lứa, nên mau đem về lợi nhuận cho người nuôi. Tuy cùng có mức sinh sản 2 năm 3 lứa, cừu dễ nuôi hơn dê, tỷ lệ sống của cừu con sau khi sinh cũng cao hơn.
Tuy giống cừu nhiệt đới có bộ lông không có giá trị kinh tế, nhưng thịt cừu và sữa cừu cũng là những thương phẩm rất có giá trị. Thịt cừu, như giàu đạm, tính mát, ít cholesterol, mùi vị thơm ngon đặc trưng… đã được cộng đồng người tiêu dùng thể giới thừa nhận từ lâu, và thịt cừu cùng với thịt bò, là loại thịt ít bị biến động về giá nhất. Cho đến nay, nhiều quốc gia có cả nền công nghiệp sản xuất và tiêu thụ thịt cừu như New Zealand, Úc, Mỹ, Canada… và nhiều nước Châu Á như Malaysia, Indonesia.
2. Thực trạng chăn nuôi cừu hiện nay
Cừu là đối tượng vật nuôi đang được quan tâm phát triển trong những năm gần đây ở nước ta. Ban đầu chỉ có ở một số tỉnh Nam Trung Bộ có các hộ chăn nuôi cừu với số lượng nhỏ từ 10 con – 50, 70 con.
Hiện nay, cừu đã có ở Trung du Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và nhiều vùng khác trong nước. Bên cạnh đó dịch bệnh đang lan rộng ở cừu và công tác chăm sóc còn hạn chế.
Giá gia súc (chủ yếu là dê, cừu) còn bấp bênh gây e ngại cho nông dân khi chăn nuôi loại gia súc này
Những hộ chăn nuôi qui mô nhỏ ít quan tâm đến công tác thú y, phòng bệnh và vệ sinh môi trường nên họ gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh.
3. Giải pháp
Đẩy mạnh sản xuất và chế biến thức ăn cho gia súc.
Tăng cường công tác giống gia súc.
Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về chăn nuôi: Đội ngũ bác sỹ thú y
Phải đầu tư đúng mức vốn, lao động, vật tư cho chăn nuôi
Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước
Nghiên cứu các phương pháp nuôi như chăn thả tự nhiên, nuôi nhốt kết hợp với chăn thả, nuôi nhốt, xem xét thử phương pháp nào mang lại hiệu quả cao để đưa vào áp dụng chăn nuôi.
Thực hiện tốt qui trình nuôi cừu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn xanh, nước uống nhất là vào mùa khô hạn.
Nâng cao năng lực sản xuất cho người chăn nuôi.
phát triển các dịch vụ thú y và các dịch vụ hổ trợ khác như cung cấp cỏ giống, cừu giống, thức ăn tinh …
Từng bước liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại với nhau để hạn chế những yếu kém của họ như : Thiếu thông tin đầu vào, đầu ra, không có nguồn thức ăn ổn định, thiếu các dịch vụ thú y cũng như xử lý các chất thải
4. Thành tựu
a. Cừu chuyển gen
Ðối với cừu khi vi tiêm không cần thiết phải ly tâm phôi để nhìn thấy tiền nhân. Khả năng phát triển in vivo của hợp tử cừu vi tiêm (10%) và không vi tiêm (26%) bằng một nửa phôi lợn sau khi xử lý tương tự. Sau 7 ngày nuôi cấy in vivo các hợp tử cừu không vi tiêm, Rexroad và Wall (1987) đã quan sát được tỉ lệ phát triển là 86%. Một thí nghiệm nuôi cấy in vivo trong 5 giờ đã giảm tỉ lệ phát triển này xuống còn 65% và sau khi tiêm một dung dịch đệm đã giảm xuống đến 42%. Sau khi vi tiêm dung dịch DNA, 19% số hợp tử phát triển đến giai đoạn 32 tế bào. Ở những thí nghiệm đầu tiên, tỉ lệ hợp nhất là khoảng 1% trong khi tỉ lệ sống sót của phôi vi tiêm đến con non là 7% và 6,2% (theo Brem, 1991).
Các gen GH đã được sử dụng để chuyển vào cừu. Ngoài các gen GH như đã dùng để chuyển vào lợn (mMT-hGH, mMT-bGH, PRL-bGH , mMT-hGRF), người ta còn sử dụng các gen sMT-sGH 5(sheep methallothionein-sheep growth hormone 5), sMT-sGH 9(sheep methallothionein-sheep growth hormone 9). Các kết quả thu được không được tốt như ở lợn. Chỉ có cừu chuyển gen sMT-sGH cho tỉ lệ mỡ thấp hơn so với cừu đối chứng. Người ta cho rằng các tổ hợp MT-gen chuyển không có khả năng cảm ứng với các kim loại nặng khi cừu ăn vào. Mặt khác cũng có thể do ở cừu thiếu các yếu tố nội bào thích hợp cho sự cảm ứng, cho sự tái sắp xếp các gen chuyển và cho sự tích hợp gen chuyển vào genome của tế bào chủ ở các vị trí thuận lợi. Bên cạnh các gen hormone sinh trưởng, một số các gen khác cũng đã được chuyển vào cừu như gen mã hoá yếu tố đông máu IX , gen α1-antitripsin, gen cysE, gen cysK.
b. Cừu mượt
Các chuyên gia Mỹ đang gây giống loài cừu này, còn được gọi là "cừu mượt", nhằm giảm bớt công việc xén lông đầy vất vả, đồng thời xoá bỏ nỗi lo về những con vật ký sinh đang đầy đoạ những loài cừu lông xù thuần chủng.
Kreg Leymaster, nhà di truyền học tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ và đồng nghiệp đã nhân giống chéo hai loài: cừu Katahdin có khả năng chống đỡ vật ký sinh và cừu Dorper cơ bắp. Họ hy vọng nông dân Mỹ sẽ chọn loài vật lai này thay vì những con lông xù ở Australia và New Zealand. "Lợi thế lớn nhất của cừu không lông là giá thành sản xuất thịt và công lao động giảm đáng kể".
Bộ lông xù của những con cừu thuần chủng gồm những sợi quăn nhỏ. Còn cừu mượt được bao phủ bởi một lớp sợi to thẳng và rụng đều đặn. Cừu mượt cũng hấp dẫn đối với những người khó ăn ở Mỹ. Rất nhiều người không thích thịt cừu bởi vị của nó đậm đặc hơn so với thịt lợn hay thịt bò, nhiều người thử nghiệm nói rằng cừu mượt có vị trung tính hơn.
Ngoài ra, việc chăm sóc cừu mượt cũng dễ dàng hơn bởi chúng rất khoẻ và thuần tính. Tuy vậy những con vật lai này chưa chắc cho ra kết quả tốt. Cừu Dorper từ Nam Phi mới đến Mỹ hơn 7 năm nay và chưa được thử nghiệm qua khả năng chống đỡ với côn trùng ký sinh.
III. CHĂN NUÔI THỎ
1. Lợi ích của chăn nuôi thỏ
Thỏ là gia súc nhỏ, hiền lành, ưa sạch sẽ, dễ nuôi nên thường được nuôi trong các gai đình, không cần diện tích và đầu tư ít nhưng thu được sản phẩm dinh dưỡng cao. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao: Hàm lượng đạm 18,5%, mỡ 7,4%, khoáng 0,64%, lượng cholesterol thấp (1,36mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon, bổ, có tác dụng điều dưỡng các bệnh tim mạch, béo phì…Ngoài nâng cao dinh dưỡng cho gia đình, nuôi thỏ có thể bán giống, bán thịt, tăng thu nhập cho gia đình.
Từ một thỏ cái sinh sản, nuôi tốt một năm cho 30 – 36 con thỏ thịt, 3 – 4 tháng tuổi cho 60 – 70 thỏ hơi tương đương 30 – 35kg thịt móc hàm. Vì vậy, nuôi thỏ lấy thịt là rất tốt.
2. Thực trạng chăn nuôi thỏ hiện nay
Thỏ nuôi là loại gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch do các yếu tố môi trường ngoại cảm gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nếu nuôi thỏ mà không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khâu vệ sinh phòng bệnh thì dễ bị thất bại.
Một số bệnh thường gặp ở thỏ: Bệnh ghẻ, Bệnh cầu trùng (cocidiosis), Bệnh xuất huyết do virus (Haemorrhagic), Bệnh viêm ruột truyền nhiễm
Nghề nuôi thỏ đã phát triển khá rầm rộ ở một số địa phương (Tỉnh Bắc Giang) nhưng đến nay có dấu hiệu lụi dần, ngay cả một số nguời nuôi thỏ thành công cũng đang tìm con vật khác để thay thế. Vì sao người nông dân lại "quay lưng" lại với con thỏ, vốn được coi là một trong những con vật dễ nuôi, đầu tư không tốn kém lại là thực phẩm sạch trên thị trường. Vấn đề này được giải thích rằng do Vì các hộ đều nuôi nhỏ lẻ, khó tiêu thụ. Khi người nuôi cần bán thì không có người mua, còn khi có người mua thì lại không có thỏ bán". "Cái khó của người nuôi thỏ là không tìm được đầu ra. Nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Người tiêu dùng ở thành phố và trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn chưa có thói quen dùng thịt thỏ. Vì vậy, thỏ chủ yếu bán cho nhà hàng hoặc xuất đi các địa phương khác thông qua tư thương."
3. Giải pháp
Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt
Mở rộng quy mô chăn nuôi thỏ, tìm đầu ra cho các hộ chăn nuôi thỏ tạo nguồn thu nhập cho nông dân
3. Thành tựu
*Thỏ chuyển gen
Thỏ đã được sử dụng làm mô hình thực nghiệm trong các thí nghiệm chuyển gen. Việc tạo ra thỏ chuyển gen thành công đã được công bố vào năm 1985 với gen chuyển là hormone sinh trưởng có cấu trúc MT-hGH (Hammer, 1985; Brem, 1985). Tỉ lệ các hợp tử thỏ bị thoái hoá do vi tiêm là dưới 10% (Ross,1988). Khả năng phát triển của các phôi đã vi tiêm trước khi chuyển ghép hợp tử là thấp hơn đáng kể so với các phôi đối chứng.
Hiện nay thỏ là đối tượng chuyển gen nhằm mục đích tạo ra protein quí sử dụng trong y dược thông qua tuyến sữa bởi các lý do sau đây:
- Giá phôi thỏ thấp nên có thể tạo ra một lượng lớn thỏ chuyển gen. Ðiều này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu tăng đáng kể khả năng tạo ra được một hoặc vài dòng thỏ chuyển gen sản xuất ra protein hoạt động sinh học với số lượng đầy đủ.
- Thời gian mang thai của thỏ ngắn và thành thục sinh dục nhanh vì vậy cho phép tạo ra dòng thỏ chuyển gen nhanh hơn so với các động vật chuyển gen khác như dê, cừu hoặc bò...
- Giá sản xuất thấp.
- Về mặt di truyền, thỏ gần với người hơn bất kỳ động vật cho sữa nào khác do vậy nó là mô hình được chọn cho việc sản xuất các protein chữa bệnh ở người đặc biệt là các protein phức tạp.
- Không truyền các bệnh nghiệm trọng do virus gây ra cho người.
- Một thỏ cái có thể tiết một lượng sữa lên đến 250ml sữa mỗi ngày. Trong qui trình chuẩn, mỗi ngày chỉ có 100-150ml sữa được lấy từ một thỏ cái điển hình, tương đương với 15 lít mỗi năm đối với một thỏ cái.
- Lượng protein tái tổ hợp trong sữa thỏ chuyển gen biến đổi từ 1-10g trong một lít.
Các loại protein có thể được sản xuất trong sữa thỏ là các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody), vaccin...
Vào năm 2001, Eduardo Kac, giáo sư thuộc Học viện Nghệ thuật Chicago, Mỹ đã kết hợp với các nhà Di truyền học Pháp đã tạo một con thỏ chuyển gen có khả năng phát ra ánh sáng màu lục ở trong tối bằng cách vi tiêm gen mã hoá protein huỳnh quang màu xanh lá cây có nguồn gốc từ sứa vào hợp tử thỏ (Hình 4.7). Ðây là hướng nghiên cứu mới phục vụ cho mục đích nghệ thuật. “Nó là một vật để cho hoạ sĩ thí nghiệm trên nền của khung vẽ và hoàn toàn khác với thí nghiệm để tạo ra một sự sống“. Nhiều nhà nghệ thuật khác đang nghiên cứu Công nghệ Sinh học và ý nghĩa xã hội của nó mà không nhằm mục đích tạo ra động vật chuyển gen.
Hình 4.7: Elba, thỏ chuyển gen protein huỳnh quang màu xanh lá cây
Cảm ơn thầy và các bạn đã quan tâm theo dõi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)