Một số câu chuyện cổ tích

Chia sẻ bởi Bùi Thị Huyền Nga | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Một số câu chuyện cổ tích thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Sự tích quạ và công
Ngày xưa Công với Quạ là hai con vật có bộ lông xấu xí nhưng chơi rất thân với nhau và cùng sống trong một khu rừng nọ. Một hôm Quạ bảo Công rằng:
- Bạn nhìn xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như con phượng hoàng trông anh ấy kiêu hãnh biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như chim hạc thì hình dạng, chân, tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói: "Hạc đứng chầu vua nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Còn như anh em ta đây thì than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữa!
Công nói: - Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?
Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng: - Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai chúng ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không nhé?
Công bằng lòng.
Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho Công trước: cái đuôi Công trở nên lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác rất nhiều.
Đến lượt Công ngồi tô điểm, vẽ vời cho Quạ thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi:
- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?
Đàn chim nói: - Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo, nhiều gà và rất nhiều đồ ăn ngon khác... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đây. Anh làm gì đấy... Hay ta cùng đi một thể?
Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với Công rằng:
- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
Công thấy Quạ bảo thế, chìu ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ. Thành bao nhiêu lông cánh của Quạ toàn một màu đen như mực.
Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười, Quạ tức lắm bèn ngắm lại mình thì ôi thôi... Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn.
Từ đó, Công mang trên mình bộ lông rực rỡ, đẹp đẽ, còn Quạ thì ít ai còn nhìn thấy, trừ những nơi hoang dã vắng vẻ và tiếng kêu của Quạ cũng trở nên nặng nề, khó nghe.

Sự tích con khỉ
Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói: - Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: - Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời. - Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng. Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Huyền Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)