Mot so benh
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Mot so benh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ BỆNH
LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC VÀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có tới 80% bệnh tật của con người có liên quan đến nước và môi trường sống mất vệ sinh. Tại các nước đang phát triển, các bệnh có liên quan đến nước và môi trường sống mất vệ sinh là phổ biến, khó khống chế hoặc thanh toán.
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NƯỚC TA
1. Các bệnh đường tiêu hoá
2. Bệnh giun sán
3. Các bệnh do muỗi truyền
4. Các bệnh mắt, ngoài da, phụ khoa
5. Cúm gia cầm và nguy cơ lây cúm A/H5N1 sang người
6. Các bệnh do hoá chất và chất độc
1. Các bệnh đường tiêu hoá
Một số bệnh đường tiêu hoá thường gặp như tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, viêm gan A, bại liệt ... thường do ăn uống phải những thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn có từ trong phân người.
1.1. Đường lây truyền bệnh
Bệnh truyền từ người này sang người khác và có thể gây thành dịch đe dọa đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.
Phân là nguồn chứa đủ loại mầm bệnh truyền nhiễm đường ruột, từ những vi khuẩn gây bệnh thông thường như tả, lỵ, thương hàn đến vi rút đường ruột, đơn bào đường ruột và nhất là trứng giun sán. Chúng có thể sống nhiều ngày trong đất, nước, thậm chí nhiều tháng như trứng giun để rồi từ đất, nước lại đi vào cơ thể người bình thường qua bàn tay bẩn, các côn trùng trung gian (ruồi, nhặng, gián..) hoặc qua các thực phẩm, rau củ ăn sống, làm cho họ mắc bệnh.
Sơ đồ đường lây truyền bệnh:
1.2. Các biện pháp phòng bệnh
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện.
- Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu.
- Thức ăn đã nấu chín phải được đậy bằng lồng bàn để tránh ruồi, nhặng.
- Phải ăn chín, uống sôi.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
- Sử dụng và bảo quản tốt nguồn nước sạch
- Không để môi trường bị ô nhiễm. Đặc biệt phải chú ý thu gom và xử lý tốt rác thải, không để cho các mầm bệnh và các con vật trung gian truyền bệnh làm nơi sinh sản.
- Thực hiện 3 diệt: ruồi, muỗi, chuột vì chúng là những con vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
- Tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh (tả, thương hàn, viêm gan B...)
2. Bệnh giun sán
Giun sán là một bệnh truyền nhiễm gặp khá phổ biến trong lứa tuổi học sinh.
Bệnh có thể gặp là giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn hoặc sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi.
2.1. Đường lây truyền bệnh
Giun đũa, giun tóc, giun kim: thường lây truyền do trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại qua bàn tay bẩn, côn trùng trung gian, nước, đất, thực phẩm tươi sống mà vào miệng người khoẻ.
Bệnh giun móc: thường lây truyền do trứng giun theo phân người bệnh ra ngoài vào đất nở thành ấu trùng rồi chui qua da người đi chân đất vào cơ thể người khoẻ gây bệnh.
Bệnh sán lá gan: thường do ấu trùng từ phân người bệnh rơi vào nước, sống ký sinh trong ốc, ốc bị cá ăn. Khi người ăn cá không nấu chín (cá gỏi) sẽ mắc bệnh sán lá gan.
2.2. Các biện pháp phòng bệnh
Không đi chân đất, không cho trẻ nhỏ mặc quần thủng đít
Không ăn thịt các loại gia súc bị bệnh hoặc đã chết
Giết mổ gia súc phải được thú y kiểm tra tránh bệnh gạo (ấu trùng sán)
Không ăn sống các loại thuỷ sản nuôi trồng trong nước
Điều trị triệt để người mắc bệnh giun sán.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
3. Các bệnh do muỗi truyền
3.1. Đường lây truyền bệnh
Các loại muỗi gây bệnh thường đẻ trứng vào nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy lớn lên thành cung quăng rồi lột xác thành muỗi. Muỗi bay ra hút máu người để sống. Chúng là vật trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ.
Do hoàn cảnh nhân dân ta có tập quán dự trữ nước trong bể chứa nước mưa, chum, vại, lu (ở nông thôn), bể chứa nước máy, thùng chậu. Mặt khác trên mặt đất có nhiều vũng nước đọng, nhiều vật chứa nước lâu ngày. Đó chính là những ổ sinh sản và phát triển của nhiều loại muỗi, trong đó các loại muỗi gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Muỗi gây bệnh sốt rét: Muỗi Anôphen (có 4 loại) đốt người có bệnh sốt rét. Vòng truyền bệnh cứ liên tục tiếp diễn nếu ta không kịp thời tiêu diệt muỗi truyền bệnh hoặc không điều trị cho sạch ký sinh trùng trong máu người bệnh.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết: Muỗi gây bệnh xuất huyết có tên gọi là Aedes aegypti (còn gọi là muỗi vằn). Chúng sống và đẻ trứng trong nước. Loại muối này đốt người và gây ra bệnh sốt xuất huyết.
3. Các bệnh do muỗi truyền (TT)
3.2. Các biện pháp phòng bệnh
Tiêu diệt các nơi muỗi đẻ; dụng cụ đựng nước có nắp đậy, thường xuyên thau rửa dụng cụ đựng nước ăn, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các nơi có nước tù đọng.
Diệt ấu trùng muỗi: thả cá để cá ăn bọ gậy trong bể đựng nước; nhỏ dầu Diesel vào những vũng nước tù đọng.
Diệt muỗi bằng phun thuốc, hương diệt muỗi.
Chống muỗi đốt: ngủ trong màn; ở những nơi thường xuyên có dịch dùng màn có tẩm thuốc diệt muỗi.
Vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà.
4. Các bệnh mắt, ngoài da, phụ khoa
4.1. Đường lây truyền bệnh
Trực tiếp lây từ người bệnh sang người lành mà nguyên nhân chính là do thiếu nước để sử dụng trong vệ sinh cá nhân, trong sinh hoạt hàng ngày hoặc phải dùng nước không sạch.
- Bệnh đau mắt đỏ, mắt hột ... là những bệnh do vi khuẩn gây ra và có thể thành dịch. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với dữ mắt, nước mắt, nước mũi của người bệnh, do dùng chung khăn mặt, dùng chung gối, chung chậu rửa mặt hoặc bồn tắm mà không rửa sạch sau mỗi lượt người sử dụng và cũng có thể do ruồi đậu vào dử mắt, nước mắt, nước mũi của người bệnh có mang vi khuẩn sang mắt người lành.
- Các bệnh ngoài da thường gặp như ghẻ, lở, hắc lào, chàm, nấm ngoài da, chấy rận và bệnh phụ khoa như viêm nhiễm ở đường sinh dục thường lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành do cùng tắm rửa, bôi lội hoặc ngâm mình trong nước bị ô nhiễm hay do dùng chung quần áo.
4.2. Các biện pháp phòng bệnh
- Cung cấp đầy đủ nước sạch để sử dụng hàng ngày.
- Phải thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa, giặt giũ bằng nước sạch và xà phòng
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh
- Dùng khăn riêng, gối riêng, chậu sạch. Không mặc chung quần áo với người bị bệnh
- Đối với phụ nữ, để phòng bệnh phụ khoa, cần chú ý làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng nước sạch, hạn chế ngâm mình dưới nước ruộng, ao, hồ hoặc ngâm lâu trong bồn tắm.
- Tích cực diệt ruồi.
5. Cúm gia cầm và nguy cơ lây cúm A/H5N1 sang người
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút cúm A/H5N1 gây ra cho các loài vật nuôi như gà, vịt, ngan, ngỗng, các loại chim cảnh, chim hoang dã và một số loài thú khác.
Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm làm cho gia cầm chết đột ngột, lan truyền rất nhanh và gây thành đại dịch.
Cúm gia cầm cũng có thể lây sang người và gây tử vong.
Khi thấy gia cầm chết hàng loạt mà không rõ biểu hiện triệu chứng hoặc gia cầm có các triệu chứng sau:
- Chảy nước mắt, nước dãi, đứng túm tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất.
- Khó thở.
- Phù đầu và mù mắt.
- Xuất huyết dưới da, đặc biệt là chân.
- Ỉa chảy, chảy dãi và nước mắt.
Riêng vịt, ngan, ngỗng có thể không có biểu hiện gì.
5.1. Cách phát hiện gia cầm bị bệnh
5.2. Đường lây truyền bệnh từ gia cầm sang người
Các loài chim di trú là một trong những nguồn phát tán A/H5N1. Gia cầm tiếp xúc với các chất tiết, phân của chim có virút A/H5N1 sẽ bị nhiễm bệnh.
Các chủng của virút cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, hải cẩu, cá voi và con người.
Bệnh cúm gia cầm lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo.
Cơ chế lây truyền từ gia cầm sang người chủ yếu là trực tiếp với các chất thải của chúng như phân, lông, dịch tiết hoặc bất kỳ một bộ phận nào của gia cầm bị bệnh.
- Trực tiếp giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.
- Ăn thịt các sản phẩm của gia cầm như tiết canh, trứng của gia cầm bị nhiễm bệnh mà không được nấu chín.
Như vậy nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là qua tiếp xúc, giết mổ gia cầm sống bị nhiễm bệnh.
5.3. Nguy cơ lây truyền từ người sang người
Khả năng này cho đến nay các nhà khoa học chưa chứng minh được chắc chắn.
Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng virút A/H5N1 có thể kết hợp với các virút cúm ở người và biến đổi gen nếu người đó nhiễm mọi loại cúm.
Khi số trường hợp nhiễm này càng cao thì khả năng hình thành virút mới cũng như khả năng lây lan là rất lớn và nếu virút đó có thể lây từ người sang người dễ dàng thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.
5.4. Các triệu chứng của người mắc bệnh cúm gia cầm
Đối với con người, cúm gia cầm gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác, đó là: Sốt cao đột ngột (trên 38oC), ho khan, đau họng, đau đầu, đau nhức mỏi cơ, chân tay, lưng, có thể đau quanh hố mắt, nổi hạch, tiêu chảy, mệt rã rời.
Ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virut của người bị nhiễm.
5.5. Cách xử trí người mắc bệnh cúm gia cầm
Nếu một người có các triệu chứng như trên và mới tiếp xúc với gia cầm bị bệnh trong vòng 2 tuần trước đó (nuôi, buôn bán vận chuyển, giết mổ, ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn tiết canh...) hoặc sống ở vùng có dịch cúm gia cầm hoặc tiếp xúc gần với người bệnh đã xác định cúm hoặc người bệnh tử vong vì viêm phổi chưa rõ nguyên nhân thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám xác định.
5.6. Các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm
Cách phòng chống dịch cúm cho gia cầm
- Luôn nuôi nhốt gia cầm trong chuồng hoặc khu vực có hàng rào.
- Nhốt riêng gia cầm mới mua về ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn.
- Nếu mang gia cầm ra chợ bán mà mang trở lại nhà thì cần nhốt riêng trong 2 tuần.
- Không nuôi chung gà với vịt, ngan, ngỗng.
- Không nuôi chung gia cầm với các vật nuôi khác.
- Cách ly phương tiện vận chuyển bên ngoài trang trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi. Rửa sạch các phương tiện vận chuyển với nước có xà phòng bên ngoài cổng trang trại hoặc hộ gia đình.
- Khi vào trang trại hoặc hộ gia đình đang chăn nuôi gia cầm cần phải rửa giày, dép bằng nước xà phòng hoặc sử dụng giày, dép, ủng riêng.
Một số biện pháp phòng chống dịch cúm
+ Quản lý vệ sinh khử trùng chuồng trại đúng cách.
Dọn vệ sinh sạch sẽ trang trại và hộ gia đình. Rửa sạch các trang thiết bị dùng trong trang trại và hộ gia đình bằng nước xà phòng mỗi tuần 1 lần.
Sau khi bán gia cầm cần cọ rửa sạch lồng, chuồng trại bằng nước sạch
Cách ly gia cầm có dấu hiệu ốm khỏi đàn gia cầm và những con vật khác.
Phối hợp với cán bộ thú y và chính quyền địa phương trong các chiến dịch tiêm vắc xin phòng cúm AH5N1.
Tiêu huỷ chất thải, phân và đất bẩn bằng cách đốt hoặc chôn.
+ Ngăn chặn dịch cúm gia cầm:
- Xử trí khi có gia cầm ốm, chết: Khi phát hiện gia cầm bị ốm hoặc chết phải báo ngay cho cán bộ thú y và tạo điều kiện để họ tiêu huỷ gia cầm ốm, chết trong thời gian nhanh nhất. Các hộ gia đình không được tự ý tiêu huỷ gia cầm.
- Các bước tiêu huỷ gia cầm đúng cách như sau: Cho gia cầm ốm và chết vào túi. Quẳng túi xuống hố đã được đào sẵn. Tẩy trùng bằng vôi bột và lấp hố hoặc đốt.
- Tiêu huỷ chất thải của gia cầm bị ốm và chết: Lông, phân và các chất thải khác của gia cầm bị ốm và chết có thể đã bị nhiễm virút, nếu để nó thâm nhập vào môi trường, đặc biệt là sông, rạch, ao, hồ... bệnh sẽ lây lan nhanh chóng.
Vì vậy cần thực hiện các bước như sau:
- Không quẳng các chất thải gia cầm xuống ao, hồ, sông, rạch..
- Cho chất thải vào bao và thả xuống hố.
- Tẩy trùng bằng vôi bột
- Lấp hố chôn chất thải.
Cách phòng chống dịch cúm gia cầm lây truyền sang người.
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, thuỷ cầm và sản phẩm của chúng trước khi nấu ăn và trước khi ăn.
- Chỉ mua và ăn thịt gia cầm và các sản phẩm của chúng sau khi đã được kiểm dịch hoặc từ những nguồn tin cậy và chỉ ăn khi đã được nấu chín.
+ Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh:
- Nuôi gia cầm ở xa khu sinh hoạt với gia đình.
- Hạn chế số người tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và người ốm.
- Khi làm việc ở nơi nuôi gia cầm hoặc giết mổ gia cầm cần đeo khẩu trang, mang bao tay và đi ủng.
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi giết mổ gia cầm và cọ rửa sạch sẽ nơi giết mổ.
- Đeo khẩu trang khi quét dọn sân vườn.
+ Khi có dịch cúm gia cầm:
- Theo dõi chặt chẽ thường xuyên để nắm thông tin về đại dịch.
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người và hạn chế khách đến nhà khi không cần thiết.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, uống nước đã đun sôi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và không đến nơi có dịch.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với gia cầm và người bị nhiễm bệnh khi không cần thiết.
6. Các bệnh do hoá chất và chất độc
Các bệnh này không lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng.
6.1. Bệnh bướu cổ
Cơ thể cần từ 150- 200 microgam iốt/ngày. Nếu thiếu, tuyến giáp trạng làm việc nhiều nên sinh ra bướu cổ.
Để đảm bảo cho cơ thể có đủ iốt, hàng ngày con người thu nhập iốt từ thức ăn là chính.
Khi thiếu iốt nhẹ, tuyến giáp tự thích nghi bằng cách tăng lưu lượng máu đưa đến tuyến giáp và tăng cường tập trung iốt vào tuyến giáp.
Khi bị thiếu iốt nặng, tuyến yên tiết ra hóc môn hướng giáp (TSH) thúc đẩy tuyến giáp sản xuất hoóc môn giáp (T3, T4). Mặt khác hoóc môn hướng giáp còn có tác dụng làm cho tuyến giáp to ra.
Bị thiếu iốt lâu ngày, bướu cổ ngày càng lớn, trong bướu xuất hiện nhiều nhân và u nang.
6.2. Bệnh về răng do Florua
Florua là một chất cần thiết cho cơ thể con người trong việc cấu tạo men răng và tổ chức răng. Tiêu chuẩn Florua có trong nước uống là 1,5mg/lít. Nếu Florua dưới 0,5 mg sẽ sinh bệnh sâu răng và trên 1,5 mg sẽ làm hoen ố răng và gây ra bệnh xương khớp.
6.3. Bệnh do Nitrít và Nitrát
Nitrít và Nitrát là sản phẩm của quá trình oxy hoá các Nitơ hữu cơ có trong đất và nước. Ngoài ra còn có trong thiên nhiên, trong thực phẩm.
Hàm lượng Nitrít cho phép có mặt trong nước là 3 mg/lít và hàm lượng Nitrát không được quá 5 0 mg/lít.
Trong cơ thể, Nitrít rất dễ chuyển thành Nitrát dưới các tác động của men và vi khuẩn. Nitrít là chất không có lợi cho con người. Nitrít có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành Nitrosamin. Chất này có khả năng gây ra ung thư.
6.4. Bệnh do nhiễm độc các chất hoá học
Nước có thể bị nhiễm độc do một số chất độc hoá học như các kim loại nặng, các chất phóng xạ và các chất gây ung thư.
Nguyên nhân do nước bị nhiễm bẩn nước thải công nghiệp hoặc các chất hoá học dùng trong đời sống và sinh hoạt.
- Chì (Pb): Lượng chì có trong nước vượt quá 0,01 mg/lít gây nguy hại cho sức khoẻ.
- Đồng (Cu): Lượng đồng vượt quá 2 mg/lít gây ngộ độc cho con người.
- Thạch tín (As): Tỷ lệ quy định Asen không được vượt quá 0,05 mg/lít (Quyết định 09/2005/QĐ-BYT ra ngày 11/03/2005).
Xin cám ơn
HẾT
LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC VÀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có tới 80% bệnh tật của con người có liên quan đến nước và môi trường sống mất vệ sinh. Tại các nước đang phát triển, các bệnh có liên quan đến nước và môi trường sống mất vệ sinh là phổ biến, khó khống chế hoặc thanh toán.
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NƯỚC TA
1. Các bệnh đường tiêu hoá
2. Bệnh giun sán
3. Các bệnh do muỗi truyền
4. Các bệnh mắt, ngoài da, phụ khoa
5. Cúm gia cầm và nguy cơ lây cúm A/H5N1 sang người
6. Các bệnh do hoá chất và chất độc
1. Các bệnh đường tiêu hoá
Một số bệnh đường tiêu hoá thường gặp như tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, viêm gan A, bại liệt ... thường do ăn uống phải những thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn có từ trong phân người.
1.1. Đường lây truyền bệnh
Bệnh truyền từ người này sang người khác và có thể gây thành dịch đe dọa đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.
Phân là nguồn chứa đủ loại mầm bệnh truyền nhiễm đường ruột, từ những vi khuẩn gây bệnh thông thường như tả, lỵ, thương hàn đến vi rút đường ruột, đơn bào đường ruột và nhất là trứng giun sán. Chúng có thể sống nhiều ngày trong đất, nước, thậm chí nhiều tháng như trứng giun để rồi từ đất, nước lại đi vào cơ thể người bình thường qua bàn tay bẩn, các côn trùng trung gian (ruồi, nhặng, gián..) hoặc qua các thực phẩm, rau củ ăn sống, làm cho họ mắc bệnh.
Sơ đồ đường lây truyền bệnh:
1.2. Các biện pháp phòng bệnh
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện.
- Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu.
- Thức ăn đã nấu chín phải được đậy bằng lồng bàn để tránh ruồi, nhặng.
- Phải ăn chín, uống sôi.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
- Sử dụng và bảo quản tốt nguồn nước sạch
- Không để môi trường bị ô nhiễm. Đặc biệt phải chú ý thu gom và xử lý tốt rác thải, không để cho các mầm bệnh và các con vật trung gian truyền bệnh làm nơi sinh sản.
- Thực hiện 3 diệt: ruồi, muỗi, chuột vì chúng là những con vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
- Tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh (tả, thương hàn, viêm gan B...)
2. Bệnh giun sán
Giun sán là một bệnh truyền nhiễm gặp khá phổ biến trong lứa tuổi học sinh.
Bệnh có thể gặp là giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn hoặc sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi.
2.1. Đường lây truyền bệnh
Giun đũa, giun tóc, giun kim: thường lây truyền do trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại qua bàn tay bẩn, côn trùng trung gian, nước, đất, thực phẩm tươi sống mà vào miệng người khoẻ.
Bệnh giun móc: thường lây truyền do trứng giun theo phân người bệnh ra ngoài vào đất nở thành ấu trùng rồi chui qua da người đi chân đất vào cơ thể người khoẻ gây bệnh.
Bệnh sán lá gan: thường do ấu trùng từ phân người bệnh rơi vào nước, sống ký sinh trong ốc, ốc bị cá ăn. Khi người ăn cá không nấu chín (cá gỏi) sẽ mắc bệnh sán lá gan.
2.2. Các biện pháp phòng bệnh
Không đi chân đất, không cho trẻ nhỏ mặc quần thủng đít
Không ăn thịt các loại gia súc bị bệnh hoặc đã chết
Giết mổ gia súc phải được thú y kiểm tra tránh bệnh gạo (ấu trùng sán)
Không ăn sống các loại thuỷ sản nuôi trồng trong nước
Điều trị triệt để người mắc bệnh giun sán.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
3. Các bệnh do muỗi truyền
3.1. Đường lây truyền bệnh
Các loại muỗi gây bệnh thường đẻ trứng vào nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy lớn lên thành cung quăng rồi lột xác thành muỗi. Muỗi bay ra hút máu người để sống. Chúng là vật trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ.
Do hoàn cảnh nhân dân ta có tập quán dự trữ nước trong bể chứa nước mưa, chum, vại, lu (ở nông thôn), bể chứa nước máy, thùng chậu. Mặt khác trên mặt đất có nhiều vũng nước đọng, nhiều vật chứa nước lâu ngày. Đó chính là những ổ sinh sản và phát triển của nhiều loại muỗi, trong đó các loại muỗi gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Muỗi gây bệnh sốt rét: Muỗi Anôphen (có 4 loại) đốt người có bệnh sốt rét. Vòng truyền bệnh cứ liên tục tiếp diễn nếu ta không kịp thời tiêu diệt muỗi truyền bệnh hoặc không điều trị cho sạch ký sinh trùng trong máu người bệnh.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết: Muỗi gây bệnh xuất huyết có tên gọi là Aedes aegypti (còn gọi là muỗi vằn). Chúng sống và đẻ trứng trong nước. Loại muối này đốt người và gây ra bệnh sốt xuất huyết.
3. Các bệnh do muỗi truyền (TT)
3.2. Các biện pháp phòng bệnh
Tiêu diệt các nơi muỗi đẻ; dụng cụ đựng nước có nắp đậy, thường xuyên thau rửa dụng cụ đựng nước ăn, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các nơi có nước tù đọng.
Diệt ấu trùng muỗi: thả cá để cá ăn bọ gậy trong bể đựng nước; nhỏ dầu Diesel vào những vũng nước tù đọng.
Diệt muỗi bằng phun thuốc, hương diệt muỗi.
Chống muỗi đốt: ngủ trong màn; ở những nơi thường xuyên có dịch dùng màn có tẩm thuốc diệt muỗi.
Vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà.
4. Các bệnh mắt, ngoài da, phụ khoa
4.1. Đường lây truyền bệnh
Trực tiếp lây từ người bệnh sang người lành mà nguyên nhân chính là do thiếu nước để sử dụng trong vệ sinh cá nhân, trong sinh hoạt hàng ngày hoặc phải dùng nước không sạch.
- Bệnh đau mắt đỏ, mắt hột ... là những bệnh do vi khuẩn gây ra và có thể thành dịch. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với dữ mắt, nước mắt, nước mũi của người bệnh, do dùng chung khăn mặt, dùng chung gối, chung chậu rửa mặt hoặc bồn tắm mà không rửa sạch sau mỗi lượt người sử dụng và cũng có thể do ruồi đậu vào dử mắt, nước mắt, nước mũi của người bệnh có mang vi khuẩn sang mắt người lành.
- Các bệnh ngoài da thường gặp như ghẻ, lở, hắc lào, chàm, nấm ngoài da, chấy rận và bệnh phụ khoa như viêm nhiễm ở đường sinh dục thường lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành do cùng tắm rửa, bôi lội hoặc ngâm mình trong nước bị ô nhiễm hay do dùng chung quần áo.
4.2. Các biện pháp phòng bệnh
- Cung cấp đầy đủ nước sạch để sử dụng hàng ngày.
- Phải thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa, giặt giũ bằng nước sạch và xà phòng
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh
- Dùng khăn riêng, gối riêng, chậu sạch. Không mặc chung quần áo với người bị bệnh
- Đối với phụ nữ, để phòng bệnh phụ khoa, cần chú ý làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng nước sạch, hạn chế ngâm mình dưới nước ruộng, ao, hồ hoặc ngâm lâu trong bồn tắm.
- Tích cực diệt ruồi.
5. Cúm gia cầm và nguy cơ lây cúm A/H5N1 sang người
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút cúm A/H5N1 gây ra cho các loài vật nuôi như gà, vịt, ngan, ngỗng, các loại chim cảnh, chim hoang dã và một số loài thú khác.
Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm làm cho gia cầm chết đột ngột, lan truyền rất nhanh và gây thành đại dịch.
Cúm gia cầm cũng có thể lây sang người và gây tử vong.
Khi thấy gia cầm chết hàng loạt mà không rõ biểu hiện triệu chứng hoặc gia cầm có các triệu chứng sau:
- Chảy nước mắt, nước dãi, đứng túm tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất.
- Khó thở.
- Phù đầu và mù mắt.
- Xuất huyết dưới da, đặc biệt là chân.
- Ỉa chảy, chảy dãi và nước mắt.
Riêng vịt, ngan, ngỗng có thể không có biểu hiện gì.
5.1. Cách phát hiện gia cầm bị bệnh
5.2. Đường lây truyền bệnh từ gia cầm sang người
Các loài chim di trú là một trong những nguồn phát tán A/H5N1. Gia cầm tiếp xúc với các chất tiết, phân của chim có virút A/H5N1 sẽ bị nhiễm bệnh.
Các chủng của virút cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, hải cẩu, cá voi và con người.
Bệnh cúm gia cầm lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo.
Cơ chế lây truyền từ gia cầm sang người chủ yếu là trực tiếp với các chất thải của chúng như phân, lông, dịch tiết hoặc bất kỳ một bộ phận nào của gia cầm bị bệnh.
- Trực tiếp giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.
- Ăn thịt các sản phẩm của gia cầm như tiết canh, trứng của gia cầm bị nhiễm bệnh mà không được nấu chín.
Như vậy nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là qua tiếp xúc, giết mổ gia cầm sống bị nhiễm bệnh.
5.3. Nguy cơ lây truyền từ người sang người
Khả năng này cho đến nay các nhà khoa học chưa chứng minh được chắc chắn.
Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng virút A/H5N1 có thể kết hợp với các virút cúm ở người và biến đổi gen nếu người đó nhiễm mọi loại cúm.
Khi số trường hợp nhiễm này càng cao thì khả năng hình thành virút mới cũng như khả năng lây lan là rất lớn và nếu virút đó có thể lây từ người sang người dễ dàng thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.
5.4. Các triệu chứng của người mắc bệnh cúm gia cầm
Đối với con người, cúm gia cầm gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác, đó là: Sốt cao đột ngột (trên 38oC), ho khan, đau họng, đau đầu, đau nhức mỏi cơ, chân tay, lưng, có thể đau quanh hố mắt, nổi hạch, tiêu chảy, mệt rã rời.
Ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virut của người bị nhiễm.
5.5. Cách xử trí người mắc bệnh cúm gia cầm
Nếu một người có các triệu chứng như trên và mới tiếp xúc với gia cầm bị bệnh trong vòng 2 tuần trước đó (nuôi, buôn bán vận chuyển, giết mổ, ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn tiết canh...) hoặc sống ở vùng có dịch cúm gia cầm hoặc tiếp xúc gần với người bệnh đã xác định cúm hoặc người bệnh tử vong vì viêm phổi chưa rõ nguyên nhân thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám xác định.
5.6. Các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm
Cách phòng chống dịch cúm cho gia cầm
- Luôn nuôi nhốt gia cầm trong chuồng hoặc khu vực có hàng rào.
- Nhốt riêng gia cầm mới mua về ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn.
- Nếu mang gia cầm ra chợ bán mà mang trở lại nhà thì cần nhốt riêng trong 2 tuần.
- Không nuôi chung gà với vịt, ngan, ngỗng.
- Không nuôi chung gia cầm với các vật nuôi khác.
- Cách ly phương tiện vận chuyển bên ngoài trang trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi. Rửa sạch các phương tiện vận chuyển với nước có xà phòng bên ngoài cổng trang trại hoặc hộ gia đình.
- Khi vào trang trại hoặc hộ gia đình đang chăn nuôi gia cầm cần phải rửa giày, dép bằng nước xà phòng hoặc sử dụng giày, dép, ủng riêng.
Một số biện pháp phòng chống dịch cúm
+ Quản lý vệ sinh khử trùng chuồng trại đúng cách.
Dọn vệ sinh sạch sẽ trang trại và hộ gia đình. Rửa sạch các trang thiết bị dùng trong trang trại và hộ gia đình bằng nước xà phòng mỗi tuần 1 lần.
Sau khi bán gia cầm cần cọ rửa sạch lồng, chuồng trại bằng nước sạch
Cách ly gia cầm có dấu hiệu ốm khỏi đàn gia cầm và những con vật khác.
Phối hợp với cán bộ thú y và chính quyền địa phương trong các chiến dịch tiêm vắc xin phòng cúm AH5N1.
Tiêu huỷ chất thải, phân và đất bẩn bằng cách đốt hoặc chôn.
+ Ngăn chặn dịch cúm gia cầm:
- Xử trí khi có gia cầm ốm, chết: Khi phát hiện gia cầm bị ốm hoặc chết phải báo ngay cho cán bộ thú y và tạo điều kiện để họ tiêu huỷ gia cầm ốm, chết trong thời gian nhanh nhất. Các hộ gia đình không được tự ý tiêu huỷ gia cầm.
- Các bước tiêu huỷ gia cầm đúng cách như sau: Cho gia cầm ốm và chết vào túi. Quẳng túi xuống hố đã được đào sẵn. Tẩy trùng bằng vôi bột và lấp hố hoặc đốt.
- Tiêu huỷ chất thải của gia cầm bị ốm và chết: Lông, phân và các chất thải khác của gia cầm bị ốm và chết có thể đã bị nhiễm virút, nếu để nó thâm nhập vào môi trường, đặc biệt là sông, rạch, ao, hồ... bệnh sẽ lây lan nhanh chóng.
Vì vậy cần thực hiện các bước như sau:
- Không quẳng các chất thải gia cầm xuống ao, hồ, sông, rạch..
- Cho chất thải vào bao và thả xuống hố.
- Tẩy trùng bằng vôi bột
- Lấp hố chôn chất thải.
Cách phòng chống dịch cúm gia cầm lây truyền sang người.
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, thuỷ cầm và sản phẩm của chúng trước khi nấu ăn và trước khi ăn.
- Chỉ mua và ăn thịt gia cầm và các sản phẩm của chúng sau khi đã được kiểm dịch hoặc từ những nguồn tin cậy và chỉ ăn khi đã được nấu chín.
+ Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh:
- Nuôi gia cầm ở xa khu sinh hoạt với gia đình.
- Hạn chế số người tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và người ốm.
- Khi làm việc ở nơi nuôi gia cầm hoặc giết mổ gia cầm cần đeo khẩu trang, mang bao tay và đi ủng.
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi giết mổ gia cầm và cọ rửa sạch sẽ nơi giết mổ.
- Đeo khẩu trang khi quét dọn sân vườn.
+ Khi có dịch cúm gia cầm:
- Theo dõi chặt chẽ thường xuyên để nắm thông tin về đại dịch.
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người và hạn chế khách đến nhà khi không cần thiết.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, uống nước đã đun sôi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và không đến nơi có dịch.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với gia cầm và người bị nhiễm bệnh khi không cần thiết.
6. Các bệnh do hoá chất và chất độc
Các bệnh này không lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng.
6.1. Bệnh bướu cổ
Cơ thể cần từ 150- 200 microgam iốt/ngày. Nếu thiếu, tuyến giáp trạng làm việc nhiều nên sinh ra bướu cổ.
Để đảm bảo cho cơ thể có đủ iốt, hàng ngày con người thu nhập iốt từ thức ăn là chính.
Khi thiếu iốt nhẹ, tuyến giáp tự thích nghi bằng cách tăng lưu lượng máu đưa đến tuyến giáp và tăng cường tập trung iốt vào tuyến giáp.
Khi bị thiếu iốt nặng, tuyến yên tiết ra hóc môn hướng giáp (TSH) thúc đẩy tuyến giáp sản xuất hoóc môn giáp (T3, T4). Mặt khác hoóc môn hướng giáp còn có tác dụng làm cho tuyến giáp to ra.
Bị thiếu iốt lâu ngày, bướu cổ ngày càng lớn, trong bướu xuất hiện nhiều nhân và u nang.
6.2. Bệnh về răng do Florua
Florua là một chất cần thiết cho cơ thể con người trong việc cấu tạo men răng và tổ chức răng. Tiêu chuẩn Florua có trong nước uống là 1,5mg/lít. Nếu Florua dưới 0,5 mg sẽ sinh bệnh sâu răng và trên 1,5 mg sẽ làm hoen ố răng và gây ra bệnh xương khớp.
6.3. Bệnh do Nitrít và Nitrát
Nitrít và Nitrát là sản phẩm của quá trình oxy hoá các Nitơ hữu cơ có trong đất và nước. Ngoài ra còn có trong thiên nhiên, trong thực phẩm.
Hàm lượng Nitrít cho phép có mặt trong nước là 3 mg/lít và hàm lượng Nitrát không được quá 5 0 mg/lít.
Trong cơ thể, Nitrít rất dễ chuyển thành Nitrát dưới các tác động của men và vi khuẩn. Nitrít là chất không có lợi cho con người. Nitrít có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành Nitrosamin. Chất này có khả năng gây ra ung thư.
6.4. Bệnh do nhiễm độc các chất hoá học
Nước có thể bị nhiễm độc do một số chất độc hoá học như các kim loại nặng, các chất phóng xạ và các chất gây ung thư.
Nguyên nhân do nước bị nhiễm bẩn nước thải công nghiệp hoặc các chất hoá học dùng trong đời sống và sinh hoạt.
- Chì (Pb): Lượng chì có trong nước vượt quá 0,01 mg/lít gây nguy hại cho sức khoẻ.
- Đồng (Cu): Lượng đồng vượt quá 2 mg/lít gây ngộ độc cho con người.
- Thạch tín (As): Tỷ lệ quy định Asen không được vượt quá 0,05 mg/lít (Quyết định 09/2005/QĐ-BYT ra ngày 11/03/2005).
Xin cám ơn
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 582,18KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)