MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY - CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Chia sẻ bởi Hà Văn Tám |
Ngày 11/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY - CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống đặc biệt là ở trường THCS. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đè bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.Với mong muốn có thể giúp các bạn làm tốt bài văn nghị luận, bằng kinh nghiệm tích lũy và sách vở đọc được, hôm nay chúng tôi xin trình bài một số phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:
1- Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. VD: Đề nghị luận xã hội Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen” Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”. Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ? VD: Đề nghị luận văn họcPhân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Một truyện ngắn thường được xây dựng dựa trên cơ sở một tình huống độc đáo. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng thể hiện đặc điểm này và bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm. Chú ý: Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm nhưng khó hay vì không thu hút, hấp dẫn sự chú ý của người đọc nhiều. Vì vậy trong nhà trường, người ta thuờng chuộng cách đặt vấn đề gián tiếp hơn.
2- Gián tiếp Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.Sau đây là một số kiểu thường dùng:
a) Kiểu diễn dịch Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần rồi sau cùng bắt vào vấn đề của đề bài. VD: Với đề nghị luận văn hoc: Một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Ta có thể mở bài như sau: Sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm đã vun đắp cho khả năng thơ đặc biệt của Hoàng Cầm thêm tỏa sáng. Mảnh đất Kinh Bắc cổ kính không chỉ là nơi ông chào đời mà còn là nơi ông gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, với mỗi con người, với những giá trị văn hoá tinh thần hàng ngàn đời của ông cha để lại. Chẳng phải vì thế mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc đã từng trăn trở không biết bao nhiêu lần trong thơ Hoàng Cầm mà đỉnh cao là “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ được sáng tác trong giờ phút thăng hoa của cảm xúc nhớ thuơng về miền quê đã xa.
b) Kiểu quy nạp Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận từ những ý, những sự việc c thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt sang luận đề. VD: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chọn: chọn người, chọn vật, v.v...Chúng ta thường gặp những tình huống rất khó quyết định bởi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì lạikhông đẹp, vật đẹp nhưng lại không bền…Đối với nhừng trường hợp như thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
c) Kiểu so sánh Có hai cách so sánh: - So sánh tương đồng, tương liên: với cách này ta bắt đầu bằng cách nêu lên một ý, một sự việc
Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống đặc biệt là ở trường THCS. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đè bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.Với mong muốn có thể giúp các bạn làm tốt bài văn nghị luận, bằng kinh nghiệm tích lũy và sách vở đọc được, hôm nay chúng tôi xin trình bài một số phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:
1- Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. VD: Đề nghị luận xã hội Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen” Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”. Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ? VD: Đề nghị luận văn họcPhân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Một truyện ngắn thường được xây dựng dựa trên cơ sở một tình huống độc đáo. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng thể hiện đặc điểm này và bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm. Chú ý: Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm nhưng khó hay vì không thu hút, hấp dẫn sự chú ý của người đọc nhiều. Vì vậy trong nhà trường, người ta thuờng chuộng cách đặt vấn đề gián tiếp hơn.
2- Gián tiếp Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.Sau đây là một số kiểu thường dùng:
a) Kiểu diễn dịch Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần rồi sau cùng bắt vào vấn đề của đề bài. VD: Với đề nghị luận văn hoc: Một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Ta có thể mở bài như sau: Sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm đã vun đắp cho khả năng thơ đặc biệt của Hoàng Cầm thêm tỏa sáng. Mảnh đất Kinh Bắc cổ kính không chỉ là nơi ông chào đời mà còn là nơi ông gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, với mỗi con người, với những giá trị văn hoá tinh thần hàng ngàn đời của ông cha để lại. Chẳng phải vì thế mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc đã từng trăn trở không biết bao nhiêu lần trong thơ Hoàng Cầm mà đỉnh cao là “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ được sáng tác trong giờ phút thăng hoa của cảm xúc nhớ thuơng về miền quê đã xa.
b) Kiểu quy nạp Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận từ những ý, những sự việc c thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt sang luận đề. VD: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chọn: chọn người, chọn vật, v.v...Chúng ta thường gặp những tình huống rất khó quyết định bởi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì lạikhông đẹp, vật đẹp nhưng lại không bền…Đối với nhừng trường hợp như thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
c) Kiểu so sánh Có hai cách so sánh: - So sánh tương đồng, tương liên: với cách này ta bắt đầu bằng cách nêu lên một ý, một sự việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Văn Tám
Dung lượng: 189,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)