Mo hinh DHTC

Chia sẻ bởi Nguyễn Huỳnh Viết Linh | Ngày 12/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: mo hinh DHTC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1

Long An, 28 -29/8/2012
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Oxfam Anh
Chào mừng quý thầy cô về tham dự lớp tập huấn
2
CHUYÊN ĐỀ 3
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
2
3
Nội dung
Thế nào là Phương pháp đóng vai.
Cách tổ chức cho HS đóng vai .
Thực hành đóng vai, xử lí tình huống
Một số lưu ý khi tổ chức cho HS đóng vai
4
Mục tiêu
1. Xác định được đặc điểm và vai trò của phương pháp đóng vai
2. Biết cách tổ chức cho HS đóng vai
3. Biết hướng dẫn HS thể hiện từng vai diễn trong một tình huống cụ thể
4. Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học các môn học ở tiểu học có hiệu quả.
5
Hoạt động 1:
Thế nào là phương pháp đóng vai?
Thảo luận nhóm đôi
1.Thế nào về phương pháp đóng vai.
2. Hãy nêu đặc điểm của phương pháp đóng vai
6


Phương pháp
đóng vai
Tái hiện
nhân vật
Không có
kịch bản
Thể hiện
hành động
Diễn đạt bằng lời
Thể hiện cử chì
điệu bộ
Thể hiện cảm xúc
tức thời

Ứng xử một
tình huống
cụ thể

7
Thế nào là phương pháp đóng vai?
Đóng vai là một phương pháp dạy học trong đó HS tham gia diễn xuất (một cách tức thời) một vấn đề hay một tình huốngcủa nội dung học tập mà không cần cóluyện tập trước. Quá trình diễn biến trongkhi đóng vai là kết quả của việc thể hiện cảm xúc và trí tượng tượng của HS.
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành một số cách ứngxử nào đó trong một tình huống giả định.
8
Hoạt động 1:
Thế nào là phương pháp đóng vai?
Thảo luận nhóm
( Viết vào giấy A1)
1.Trong thời gian dạy học, bạn đã sử dụng
phương pháp đóng vai chưa?
2. Phương pháp đóng vai trong dạy học các môn
học ở tiểu học có vai trò như thếnào?
9
Vai trò của phương pháp đóng vai
Tạo cho HS cơ hội rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độtrong môi trường an toàn trửớc khi thựchành trong thực tiễn.
Gây hứng thú và chú ý cho HS
Tạo cho HS cơ hội bộc lộ thái độ và cảm xúc, đửợc hình thành các kĩ nănggiao tiếp
Tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của HS
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực hành vi đạo đức.Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói và việc làm của các vai diễn.
10


HOẠT ĐỘNG 2 :
Cách tổ chức cho HS đóng vai
Thảo luận nhóm
( Viết vào giấy A1)
Muốn tổ chức cho HS đóng vai,
theo bạn cần tiến hành các bước như
thế nào?
11


HOẠT ĐỘNG 2 :
Cách tổ chức cho HS đóng vai
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho
từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn
bị, thời gian đóng vai.
Bước 2: Các nhóm thảo luận và thống nhất:
- Phân vai
- Dàn cảnh
Cách thể hiện từng nhân vật
Bước 3: Tổ chức sắm vai
12


HOẠT ĐỘNG 2 :
Cách tổ chức cho HS đóng vai
Bước 4: Lớp thảo luận, đưa ra nhận xét theo gợi ý:
Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Nếu chưa phù hợp thì ở chỗ nào?
Cảm xúc của HS được bộc lộ thế nào khi thực hiện cách ứng xử?
Phát hiện thêm những cách ứng xử nào khác? (Phân tích, tranh luận về ích lợi hoặc tác hại hay hạn chế của mỗi cách ứng xử…)
Bước 5: GV nêu ý nghĩa của tình huống và kết luận về cách ứng xử phù hợp đối với tình huống cụ thể, giúp HS rút ra bài học cho bản thân.
13


HOẠT ĐỘNG 3 :
Thực hành đóng vai, xử lý tình huống
Thảo luận nhóm
Thực hành đóng vai
14


HOẠT ĐỘNG 4 :
Một số lưu ý khi tổ chức cho HS đóng vai
Trao đổi nhóm đôi
- Trong giảng dạy trên lớp, khi tổ chức cho HS đóng vai, bạn có gặp khó khăn gì
không? Bạn đã khắc phục khó khăn đó như thế nào?
- Để tiến hành có hiệu quả phương pháp đóng vai, theo bạn cần lưu ý những điều gì?
Học viên suy nghĩ, chuẩn bị đưa ra các ý kiến cùa nhóm.
15
Một số lưu ý khi tổ chức đóng vai
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học là để tạo ra những hoạt động gây hứng thú cho HS; các em đửợc đặt mình vào ví trí nhân vật, được thể hiện cảm xúc, hành động, được diễn đạt bằng lời từ những cảm xúc có thực. Tuy nhiên, tổ chức hoạt động đóng vai có hiệu quả là việc làm không dễ vì trong lớp có những HS nhút nhát ít nói, ít được giao lưu, đứng trước tập thể không tự tin, hay lúng túng (cách diễn đạt nhiều khi tối nghĩa, có cách ứng xử chưa được như mong muốn.) GV phải kiên trì, động viên HS tham gia mạnh dạn. Nên bắt đầu từ những tình huống đơn giản, dễ đối thoại. Khi HS đã quen thì mới đưa ra những tình huống khó hơn. Để tiến hành phương pháp đóng vai hiệu quả, GV cần quan tâm đến một số gợi ý sau:
16
Một số lưu ý khi tổ chức đóng vai
PP đóng vai khác với loại hình đóng
kịch thông thường, ở chỗ: không có kịch
bản, không cần thuộc vai, không cần diễn
tập, điều chủ yếu là thể hiện cảm xúc tức
thời khi gặp phải tình huống có vấn đề.
Đóng vai là bắt đầu cho cuộc thảo
luận, nên người đóng vai phải thực hiện một nhiệm vụ khó khăn, có thể có nhiều cách
17
Một số lưu ý khi tổ chức đóng vai
Nhiệm vụ của GV là duy trì và dẫn dắt cuộc thảo luận thú vị sau khi các vai diễn kết thúc - bằng việc gợi ý cho HS các nhóm hoặc toàn lớp tranh luận.
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện và hoàn cảnh của lớp học.
Tình huống phải để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
GV phải dành thời gian cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
GV nên khích lệ những HS nhút nhát cùng tham gia vào các vai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huỳnh Viết Linh
Dung lượng: 2,85MB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)