May cơ đơn giản

Chia sẻ bởi Dương Thị Thùy Trang | Ngày 14/10/2018 | 98

Chia sẻ tài liệu: May cơ đơn giản thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA
Câu 1: Trọng lực của một vật là gì? Trọng lượng có phương, chiều như thế nào?
Câu 2: Lực là gì? Nếu các kết quả tác dụng của lực mà em đã học?Hãy cho 2 ví dụ về các kết quả tác dụng của lực.
Câu 3: Đổi các đơn vị sau:
2,5km = ……………… m
720g = ……………… kg
4,5dm3 = ……………… cm3
Câu 4: Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Xác định độ chia nhỏ nhất của thước bên dưới. Thanh kim loại ở hình vẽ bên dưới có độ dài bao nhiêu cm?
/
Câu 5: Một thỏi nhôm có khối lượng 8,1kg, có thể tích 3dm3.
Tìm trọng lượng của thỏi nhôm.
Tính khối lượng riêng của nhôm theo đơn vị kg/m3.
Câu 6: Nếu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ.
Áp dụng: Một bình chia độ có chứa 80ml nước. Thả chìm hoàn toàn một viên bi sắt vào bình chia độ thì nước trong bình dâng lên đến vạch 135ml. Tính thể tích viên bi sắt trên.

MÁY CƠ ĐƠN GIẢN – MẶT PHẲNG NGHIÊNG – ĐÒN BẢY – RÒNG RỌC
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ :
Trong thực tế, khi cần di chuyển một vật nặng hoặc đưa một vật nặng lên cao, ta phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật, và có nhiều khi không có khả năng làm việc đó.
Những dụng cụ đơn giản giúp ta làm được việc đó được gọi là những máy cơ đơn giản
Có ba loại máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.
Một tấm ván có thể dùng làm mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật đó.
Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo một vật nặng lên cao, khi độ nghiêng càng nhỏ thì lực cần thiết để kéo vật nặng càng nhỏ.
Đòn bẩy đơn giản nhất là một thanh cứng có thể quay quanh một điểm cố định
Chúng ta kí hiệu:
Điểm tựa cố định của đòn bẩy là điểm O.
Điểm tác dụng của trọng lượng P = F1 của vật cần nâng lên là điểm O1.
Điểm tác dụng của lực F2 (lực nâng vật) là điểm 02.
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật (F2< F1), thì khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng phải lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của trọng lượng của vật (OO2> OO1).
Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục, mép bánh xe có một cái rãnh để vắt dây qua.
Trục của ròng rọc cố định được mắc cố định ở một chỗ. Vật nặng được treo vào một đầu dây, ta kéo đầu dây kia. Khi tay ta kéo dây thì vật nặng được nâng lên cao, ròng rọc vẫn đứng yên tại chỗ.
Trục của ròng rọc động không được mắc cố định. Vật nặng được treo thẳng vào ròng rọc. Một đầu dây được mắc cố định vào một vị trí trên cao, tay ta kéo đầu dây kia. Khi tay ta kéo dây thì ròng rọc chuyển động lên trên, và vật nặng cũng được nâng lên cao.
Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật trực tiếp. Lực kéo vật qua ròng rọc bằng lực kéo vật trực tiếp (tức là bằng trọng lượng của vật).
Ròng rọc động kkhông làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật trực tiếp. Lực kéo vật qua ròng rọc nhỏ hơn lực kéo vật trực tiếp (tức là nhỏ hơn trọng lượng của vật)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật, muốn dễ dàng hơn ta phải
A. tăng độ cao mặt phẳng nghiêng B. giữ nguyên độ dài mặt phẳng nghiêng
C. dùng nhiều người cùng kéo vật D. giảm độ cao mặt phẳng nghiêng
Câu 2. Cái khuy vỏ chai nước ngọt thực chất là một
A. mặt phẳng nghiêng B. ròng rọc C. đòn bẩy D. palăng
Câu 3. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên.Khi đó lực kéo cuả người thợ xây có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực;
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực;
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực;
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Câu 4. Để kéo một thùng nước có khối lượng 15 kg từ dưới giếng lên, ta phải dùng một lực:
A. F < 15N. B. F =15N.
C. 15N < F < 150N D. F lớn hơn hoặc bằng 150N
Câu 5.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Thùy Trang
Dung lượng: 35,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)