MẬT MÃ & tạo mật mã từ symbol.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 02/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: MẬT MÃ & tạo mật mã từ symbol.ppt thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

MẬT MÃ LÀ GÌ
(Cách tạo mật mã từ bảng symbol)
NBS : PHH 1 -2014 TK nguồn: phanthi
GIỚI THIỆU
Trao đổi thông tin(TT) là một nhu cầu không thể thiếu của mọi người.
Không phải TT nào cũng muốn công khai, nhất là lĩnh vực cần giữ bí mật
Mật mã ra đời để làm việc giữ mật TT đó.
Với trình độ tin học “sơ bộ” bạn cũng có thể tự lập cho mình một bảng mã hóa các kí tự để khi cần thì trao đổi TT giữ được bí mật;
TL này giúp bạn tìm hiểu đôi nét về “mật mã”. Hơn thế còn giúp bạn tự lập bảng “mật mã” từ Symbol trong trang Word của mình
Khái niệm: Mật mã, mật hiệu, ám hiệu
Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối thông tin chuyển gửi, người ta dùng các kí hiệu/ám hiệu bằng các hình/nét vẽ thì được gọi là dùng mật mã.
Các hình thức khác: ra hiệu bằng tay, bằng cờ, cành cây…thì gọi là mật hiệu.
Mật mã là các kí hiệu mật để chuyển tải thông tin không cho người khác biết
Trong toán học, tin học…các kí tự, kí hiệu được quy ước để chuyển tải các thông tin mà không cho người ngoài cuộc biết cũng là mật mã
Mã hóa & giải mã
Ngày nay, người ta dùng các kỹ thuật ngôn ngữ tin học, toán học để tạo nên mật mã. Quá trình này gọi là mã hóa. Các mật mã ấy do quy ước giữa hai hoặc một nhóm người với nhau, tuân theo một quy định riêng của một hệ thống mật mã nào đó;
Có khi được viết ngẫu nhiên, do chủ ý của người viết và người đọc phải thật thông minh, nhanh trí, biết cách suy luận thì mới giải mã được.
Giải mã & phá mã
Dĩ nhiên, muốn đọc được mật mã thì cần phải giải mã. Mà mật mã cũng như một căn hầm bí mật vậy, bạn muốn mở được nó bạn phải có chìa khóa.
Tìm được “Chìa khóa” chính là hướng suy luận mật mã.
Nếu nắm được khóa mã, suy luận đúng hướng, thì quá trình phân tích mật mã gọi là giải mã hay phá mã.
Lịch sử mật mã cổ đại
Thời xa xưa, mật mã cổ điển có hai dạng là mật mã hoán vị, tức  người ta mã hóa bằng cách xáo trộn các chữ theo quy ước,  sau đó giải mã bằng cách sắp xếp chữ lại.
Gậy mật mã của người Hy Lạp là một trong những dụng cụ đầu tiên trong ngành mật mã.
Dạng mật mã này đến nay vẫn còn bí hiểm
Lịch sử mật mã cổ đại
Một dạng khác nữa là mật mã thay thế, trong đó người ta thay thế các chữ hay các nhóm chữ này bằng các chữ cái hay nhóm chữ khác, cũng theo quy ước nhất định.
Mật mã cổ đại
Mật mã cổ điển vẫn còn tồn tại, thông qua việc giải các ô đố chữ, 
Mật mã cận đại & hiện đại
Mã Morse hay mã Moóc-xơ là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp. Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, hoặc các kí hiệu tường được gọi là "chấm" và "gạch"
Mật mã hiện đại
Từ bảng mã Mors phổ thông, người ta đã thay đổi, xáo trộn để tạo ra các “Bảng mật mã thật sự” dùng cho nhiều ngành quân sự và kinh tế
Từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay, nhiều thiết bị máy móc đã được chế tạo để thực hiện quá trình mã hóa cũng như giải mã. Đặc biệt khi tin học, kĩ thuật số ra đời thì Mật mã thành 1 ngành khoa học phát triển rất phong phú.
Mã Morse được phát minh vào năm 1835 bởi Samuel Morse nhằm giúp cho ngành viễn thông và được xem nhý là bước cơ bản cho ngành thông tin số.
Thám mã & phá mã
trong chiến tranh
Trong thế chiến II, quân đội Mỹ đã xâm nhập hệ thống mật mã ngoại giao tối mật của Nhật (một máy cơ điện dùng "bộ chuyển mạch dịch bước" (stepping switch) được người Mỹ gọi là Purple). Người Mỹ đặt tên cho những bí mật mà họ tìm được từ việc thám mã, có thể đặc biệt là từ việc phá mã máy Purple, với cái tên "Magic".
Máy Enigma được người Đức sử dụng rộng rãi; việc phá vỡ hệ thống này đã mang lại cho quân Đồng Minh những tin tức tình báo cực kỳ quan trọng.
Kỹ thuật phá mã hiện đại
SIGABA được miêu tả trong Bằng sáng chế của Mỹ 6.175.625, đệ trình năm 1944 song mãi đến năm 2001 mới được phát hành
Những thiết kế mật mã bị bẻ gãy nổi tiếng bao gồmDES, mã hóa WEP phiên bản đầu tiên dùng trong kỹ thuật truyền thông vô tuyến Wi-Fi…
Ứng dụng mật mã đơn giản
Tham khảo bảng mật mã của người Ai cập, bạn có thể tạo mật mã cho mình với bảng Mật mã Symbol dưới đây.
(trang sau)
Sử dụng Bảng Symbol tạo mật mã
Bảng Mật mã Symbol do NBS tài liệu này gợi ý;
Các bước mở symbol: nháy vào Insert symbol Wingdihs 2 &3 chọn các kì hiệu theo ý bạn.
Dưới đây là các kí hiệu thay thế các Kí tự và chữ số: (không cần vẽ mà có sẵn trong symbol)
                
      
               
Ưu điểm của MM Symbol là bạn dùng cho Microshop-Word-Window dễ dàng; Có thể sao chép, in lại bằng file Word (hoặc Excel); có thể dùng xen với các chữ cái thông thường…
Chỉ cần quy ước trước cho “Đối tác” – Người đọc thư bạn biết bảng MM, Người ấy sẽ tra ra nội dung cần đọc ngay.
Khi bảng “quy ước mã hóa” bị lộ, bạn có thể sử hoặc bổ sung ngay.
Bảng mật mã Symbol
Bài tập: Đọc thư với MM symbol
Bài 1: Giả sử bạn nhận được thư của 1 bạn học:




Thư này đến cô giáo cũng chịu!
Còn bạn ? Bạn thử dịch ra xem là gì nhé !
(Chưa quen, bạn hãy mở lại slide trước để tra. Bí quá hãy mở Đáp án – Slide cuối)
  
 
Bài tập: gửi thư với MM symbol
Bài 2: Giả sử bạn cần gửi thư hẹn 1 người bạn cùng lớp mà không muốn cho ai biết, bạn dùng mã symbol trên viết thử bằng mã hiệu xem nhé:
“Thứ bảy chúng mình gặp nhau nhé !”
Đáp án 2 Bài tập
ĐA 2:    
    
“Thứ bảy chúng mình gặp nhau nhé !”
  
  ĐA
Ngày mai thi sử câu 2, 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)