Mãi mãi tuổi hai mươi(P6)

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Tân | Ngày 12/10/2018 | 109

Chia sẻ tài liệu: Mãi mãi tuổi hai mươi(P6) thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Tập 6
8.2.72 Càng gần đến tết, người ta càng thêm nhớ nhà. Những người mẹ có con đi xa lại càng thêm nhớ, thêm thương. Nhất là những ngày gần tết năm nay. Trời lạnh, mà anh bộ đội phải lên đồi nằm, đất toả ra không phải hơi ấm mà lại là những hơi lạnh cóng, tê dại cả người và ngay đơ cả chân tay. Đêm qua gió lạnh kinh người, cả lán phập phồng giật lên giật xuống vì gió - không biết bao giờ mới ngớt đi cơn gió lạnh này. Ôi, những ngày gió nổi. Bao nhiêu người mẹ ngồi nhà nhớ đứa con đi xa đang nằm sương gối đất. Chiến tranh! Không còn là một khái niệm trừu tượng, xa vời. Không còn là sự gắn liền với những danh từ cao quí nhưng thiết thực. Ở đây là sự nhớ thương - Lo cho đứa con mình bị lạnh, thương con tết liệu có bánh chưng xanh, có được ngồi ấm cúng trong nhà khi trời đất chuyển mình sang năm mới... Tiếng khóc nấc lên của bà mẹ, thật quí, nhưng cũng đáng sợ biết bao. Không ai có thể tránh được dòng nước mắt yêu thương ấy. Bên cạnh lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, người mẹ Việt Nam còn có tình mẫu tử. Người mẹ nào chẳng thương đứa con đẻ của mình - Núm ruột dứt ra - Mẹ khóc-Khi đứa con không có ở nhà. Anh đi xa, anh chỉ cảm thấy xa xôi. 17.2.72 Sắp rời khỏi Hà Bắc. Lần này thì vĩnh biệt thật. Và không biết có còn dịp nào trở lại đây hay không? Vừa hết tết mà mùa hè dường như đã đến. Không tài nào viết được ra những cảm xúc của mình! Khổ quá đi mất. 18.2.72 Đại đội 18 lại có thêm mấy người nữa trốn về. Tội nghiệp tụi lính trẻ. Họ không thắng nổi nỗi nhớ và những cám dỗ tinh thần, vật chất ở nhà. Các cán bộ hò hét suốt mà nào có ăn thua gì. Ai về cứ về và ai đi vẫn cứ đi... 20.2.1972 Vừa hành quân đến đây. Mình không muốn ghi nhật ký hành quân nữa. Đại khái nó cũng như mọi lần hành quân khác. Cái mới chỉ là con đường đẹp hơn, giống Hà Nội hơn và những ngôi nhà khác kiểu. Nói chung sự khác biệt ấy rõ nhất ở cái tên: Hải Hưng và Hà Bắc. Nhưng cũng không thể nói rằng hoàn toàn không có gì mới. Điều mới mẻ là dĩ nhiên thôi. ít nhất, nếu cái mới đó không phải do sự phát triển lô-gich của nhận thức mình thì cũng là do sự thay đổi địa hình, địa vật, con người Phả Lại, mình đi phà sang bờ kia, với Tâm, hai đứa lủng lẳng trên cành tre một thùng thịt lợn. Ai nhìn thấy cũng phải buồn cười. Họ cười thật, cười lăn, cười bò... Mình cũng ngượng nghịu cười. Tâm thì khoái lắm, nó đội lệch cả mũ và lắc lư cái thùng. Mình nghĩ, nếu như đây là Hà Nội, gần hơn là Cổ Nhuế, liệu mình có dám khiêng như vậy hay không? Và buồn rầu nhận rằng mình chẳng dám mạnh dạn như thế đâu... ở nhà, phải đẩy xe bò mình đã ngại ngần thế nào rồi, nhất là những hôm gánh cỏ cho mợ hoặc em Hương... Không phải sợ nặng mà lười, chỉ vì có quan niệm nào đấy tách mình ra khỏi lớp người lao động chân tay. Rồi cuộc sống bộ đội sẽ làm lại cho mình tất cả những gì mình còn e ngại. Cho đến lúc nào mình cảm thấy tự hào rằng: chính mình đã làm được những điều ấy và cảm thấy thèm khát muốn làm. Lúc ấy mới có thể hài lòng được, lúc ấy mới có thể nhận mình là người con chân chính của giai cấp, của Đảng. Còn bây giờ là “tập” là “nhập cuộc” mà thôi. Ở bến phà, những người đi chơi tết còn đông lắm. Họ đứng nghẹt ở hai bên bờ, chờ bộ đội đi qua. Sông Lục Nam xanh ngăn ngắt màu lá ngô non. Còn cái ca nô kéo phà thì chăng cờ lộn xộn, đủ các loại. Cuộc sống mà cần đến sự loè loẹt ấy chăng? Mình nghĩ đến những kỳ nghỉ hè của học sinh Hà Nội. Có em bé nào từ khoang ca nô nhìn trời, nhìn sông (hết mực rồi, và chưa mua được - cũng lại là một qui luật hay sao, người ta ngại đem mực đi vì sợ "lỉnh kỉnh", nhưng người ta vẫn phải viết - và thế là tích cực đi xin!). Chắc là người ta thương anh bộ đội lắm. Mồng 4 tết, mà nhổ lều, bứt lán, gồng gánh ba lô, xoong nồi hành quân như vậy để có chiến thắng đánh dấu một thời đại. Còn ta, cũng hành quân đây. Ta sẽ để lại điều gì trong lịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Tân
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)