Mãi mãi tuổi hai mươi(P1)

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Tân | Ngày 12/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: Mãi mãi tuổi hai mươi(P1) thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI

ANH RUỘT LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN THẠC LÀ NGUYỄN VĂN THỤC ĐÃ ĐƯA TẬP NHẬT KÝ NÀY CHO NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN ĐỂ XUẤT BẢN

NGUỒN : THUVIENEBOOK.COMS

ĐÁNH MÁY : TÔ VĂN HƯNG

ĐƯỢC BẠN Ct.LY ĐƯA LÊN TRANG WEB

VNTHUQUAN NGÀY 27/08/2005 ĐỂ CÁC ĐỘC

GIẢ ĐỌC ONLINE .

TẢI VỀ VÀ ĐÓNG GÓI THÀNH EBOOK BỠI :

NGÔ ĐỨC KHẢI – XUÂN BẮC 14/09/2008

PHẦN NỘI DUNG ĐƯỢC GIỮ NGUYÊN BẢN

Mãi mãi tuổi hai mươi
Nhật kí liệt sĩ Nguyễn văn Thạc
Lời tựa của nhà thơ Đặng Vương Hưng
Tiểu Sử liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
Đó là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 toàn miền Bắc năm học 1969-1970. Nguyên là sinh viên xuất sắc của khoa Toán – Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh nhập ngũ cuối năm 1971, hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, khi chưa đầy 10 tháng tuổi quân và 20 tuổi đời… Người ấy là Nguyễn Văn Thạc! Trong khi sưu tầm “Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam” để phục vụ cho việc biên soạn bộ sách cùng tên, tôi bất ngờ nhận được một tư liệu qúy do ông Nguyễn Văn Thục - người anh trai của liệt sĩ, thay mặt gia đình chuyển đến. Đó là hàng trăm lá thư, cùng cuốn nhật ký dày 240 trang chép tay, của tác giả Nguyễn Văn Thạc mang tên “Chuyện đời” (trước khi kính chuyển bản thảo tới Nhà xuất bản Thanh Niên, tôi đã đề nghị với gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đổi tên là “Mãi mãi tuổi hai mươi”). Điều khiến ta không khỏi kinh ngạc là trong một số lá thư viết năm 1971 gởi cho bạn gái, Nguyễn Văn Thạc đã tiên cảm được ngày 30-4-1975. Đọc những trang tư liệu trên, cuộc đời ngắn ngủi, nhưng đầy bi tráng của một trong những thanh niên ưu tú nhất Hà Nội đã dần được hé mở… Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ, thuê người dệt áo len và áo sợi. Khi Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, cha mẹ cậu bé phải bán rẻ hết nhà cửa, xưởng máy, để sơ tán về quê tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Hợp tác xã không có việc làm, nhà lại đông con (Thạc là con thứ 10 trong 14 anh em) tài sản gia đình nhanh chóng khánh kiệt. Bà mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền ăn. Nhà nghèo, nên chú bé Thạc vừa đi học, vừa phải đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ nuôi sống gia đình. Bù lại, Thạc học rất giỏi. Suốt 10 năm học phổ thông, cậu bé đều đạt loại học sinh A I (giỏi toàn diện). Năm lớp 7, Thạc đạt giải Nhì (không có giả Nhất) học sinh giỏi Văn thành phố Hà Nội. Khi gia đình đã sơ tán về quê ở Cổ Nhuế, Thạc học cấp III tại trường Yên Hoà B. Hằng ngày, anh phải đi bộ 4 cây số đến trường học; ngày nghỉ, thì đi bộ hàng chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách. Vất vả, nhưng Thạc thông minh nên giỏi đều tất cả các môn, anh đặc biệt có năng khiếu về môn văn. Năm lớp 10 (niên học 1969-1970), Nguyễn Văn Thạc đã đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc. Với thành tích học tập kể trên, Thạc đã được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội. Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào Khoa Toán – Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3… Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn SV các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6-9-1971... Trong một lá thư gởi cho gia đình đề ngày 19-9, Thạc viết “Đơn vị của con toàn sinh viên và cán bộ giảng dạy. Hình như có cả một sư đoàn sinh viên Trường Tổng hợp đi hơn 300 người, chia thành 3 đại đội. Con nghe nói sắp lấy thêm một số nữa (khoảng 3 trung đội) ở trường và tháng 11-1971 lại tiếp tục thêm một đợt nữa…”. (Một chi tiết thú vị là:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Tân
Dung lượng: 158,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)