Lý tuong song cua thanh nien

Chia sẻ bởi HỒ TẤN PHÁT | Ngày 04/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: lý tuong song cua thanh nien thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Xin chào cô và các bạn
Những tấm gương liệt sĩ trong thời kỳ chống Mỹ
Trong số những người xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nổi lên một số tấm gương tiêu biểu sau
 
Liệt sĩ Bùi Huy Giáp, hy sinh ngày 29/1/1968
Đồng chí Bùi Huy Giáp thuộc số cán bộ của Ty Công an Nghệ An chi viện cho An ninh miền Nam trong những đợt đầu tiên. Khi chi viện chiến trường, đồng chí lấy bí danh là Vũ Thanh Lâm với cương vị là Ủy viên Ban An ninh Trung - Nam Bộ kiêm Trưởng phòng An ninh Khu VIII, hoạt động tại địa bàn Mỹ Tho (nay
Thuộc tỉnh Tiền Giang). Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân vào lúc 4 giờ ngày 29/1/1968, đồng chí chỉ huy 1 mũi tấn công của lực lượng An ninh vào TP Mỹ Tho. Cuộc tổng tấn công của ta gặp bất lợi do tương quan lực lượng vì quân địch quá đông và chủ động phòng ngự dày đặc, nên đến 13 giờ, cùng với 2 đồng chí cán bộ An ninh, đồng chí Bùi Huy Giáp phải trở về hầm bí mật ẩn náu chờ thời cơ. Khi băng qua cánh đồng thuộc ấp Mỹ Lương, xã Mỹ Phong (gần TP Mỹ Tho) thì bị địch phát hiện. Chúng cho máy bay trực thăng đổ quân xuống xã Mỹ Phong và vùng lân cận càn quét, lùng sục, vây bắt ráo riết, rất nhiều người dân vô tội bị chúng tra khảo, đánh giết dã man.
Liệt sĩ Huỳnh Năm, hy sinh ngày 20/8/1968
Lúc 18 giờ ngày 20/8/1968, máy bay Mỹ điên cuồng ồ ạt tập kích đánh phá ác liệt vào khu vực cầu Bến Thủy. Đồng chí Huỳnh Năm cùng đồng đội đã lao vào cuộc chiến đấu từ đầu cho đến cuối trận đánh, bám sát địa bàn trọng điểm, hướng dẫn hàng trăm chiếc xe vượt phà an toàn trong mưa bom, bão đạn. Đồng chí Huỳnh Năm đã dũng cảm, bất chấp hiểm nguy khi tự mình làm hoa tiêu dẫn đường cho từng chiếc xe vượt bom đạn luồn lách qua phà an toàn. Khi máy bay Mỹ ngừng bắn phá, trong lúc đồng đội và mọi người do quá mệt mỏi và kiệt sức đang nghỉ ngơi để lấy sức cho các cuộc chiến đấu tiếp theo thì đồng chí Huỳnh Năm vẫn miệt mài với nhiệm vụ, cần mẫn dò tìm và đánh dấu vị trí có bom nổ chậm, bom từ trường để cắm biển báo nguy hiểm cho người và xe qua lại an toàn. Khi gặp 1 quả bom từ trường chắn ở lối trọng điểm có nhiều người và xe qua lại, đồng chí tìm mọi cách tiếp cận để đánh dấu và báo cho bộ phận chuyên trách đến xử lý kịp thời thì bất ngờ bom nổ và đồng chí đã hy sinh tại chỗ.
 Gương hy sinh quên mình của đồng chí Huỳnh Năm đã làm xúc động tất cả mọi người trực tiếp chứng kiến. Công an TP Vinh đã tổ chức trọng thể lễ mai táng và phát động toàn thể CBCS Công an TP Vinh biến đau thương thành hành động cách mạng để xứng đáng là đồng chí, đồng đội của liệt sĩ Huỳnh Năm.
Liệt sĩ Đỗ Ngọc Huyền, hy sinh ngày 7/10/1970
Đồng chí Đỗ Ngọc Huyền là cán bộ Cảnh sát khu vực Công an TP Vinh trước khi vào Nam chi viện chiến trường vào tháng 5/1968. Trong thời gian công tác tại Công an TP Vinh, đồng chí là 1 cảnh sát khu vực tận tụy, gần gũi nhân dân và hết lòng vì công việc. Một trong những chiến công xuất sắc của đồng chí là vào tháng 5/1962, đồng chí cùng với đồng chí Nguyễn Văn Tân đi kiểm tra công tác quản lý quán trọ tại quán Phùng Thịnh (Bến xe Vinh), do ý thức cảnh giác cao đã phát hiện được đầu mối về tên gián điệp ẩn nấp Nguyễn Châu Thanh nổi tiếng thời bấy giờ.
 
Vào chiến trường miền Nam, đồng chí giữ chức vụ Phó ban An ninh huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngày 7/10/1970, trong 1 lần về móc nối, xây dựng cơ sở ngay tại chính quê hương xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, do bị nội gián mật báo, địch đã cho quân bao vây, lục soát và phát hiện ra hầm bí mật. Địch dùng loa kêu gọi đầu hàng, hứa hẹn nhiều ân huệ nhằm mục đích bắt sống đồng chí để khai thác và khuếch trương thanh thế vì đã chiêu hàng được 1 cán bộ lãnh đạo An ninh huyện. Không mắc mưu địch, đồng chí đã anh dũng chiến đấu bằng các vũ khí sẵn có (súng AK, súng ngắn, lựu đạn…) đến hơi thở cuối cùng, quả lựu đạn cuối đồng chí chấp nhận hy sinh chứ kiên quyết không đầu hàng.
Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã làm cho đồng đội và nhân dân trong vùng ngưỡng mộ và khâm phục về khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Ngược lại, kẻ thù hết sức cay cú, điên cuồng và tức giận. 3 ngày sau khi trận đánh kết thúc, tên Tỉnh trưởng Thừa Thiên - Huế về thị sát tình hình để úy lạo và khen thưởng thuộc cấp về “thành tích” trên. Song khi nghe lại tình tiết về tấm gương quả cảm của đồng chí Đỗ Ngọc Huyền và nhất là khi biết được đồng chí là cán bộ Công an miền Bắc chi viện cho An ninh miền Nam về chiến đấu, hy sinh anh dũng tại quê hương, hắn đã có hành động trả thù hèn hạ và hết sức man rợ là ra lệnh quật mộ, đưa xác đồng chí phơi nắng 3 ngày đêm, cử lính canh giữ không cho chôn cất ngay giữa khu chợ trung tâm của xã Quảng Phước (nay là thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) để thỏa cơn giận dữ và uy hiếp, đe dọa quần chúng.
 
Thời gian qua đi, chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhiều nhân chứng, sự kiện về những năm tháng anh hùng và đau thương ấy đã dần đi vào quên lãng… Nhưng những tấm gương chiến đấu quên mình vì nghĩa lớn của các liệt sĩ nói chung và liệt sĩ Công an Nghệ An nói riêng đã được đề cập trên đây mãi mãi là giá trị vĩnh hằng được khắc ghi vào tấm bia lịch sử của dân tộc. Với các thế hệ của CBCS Công An Nghệ An hôm nay và mai sau, những con người hy sinh quả cảm ấy sẽ là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
các anh hùng ấy đã đi sâu vào lịch sử chúng ta
cám ơn các bạn
Đã xem bài trình chiếu này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: HỒ TẤN PHÁT
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)