Ly 7

Chia sẻ bởi Trương Thị Mỹ Dung | Ngày 01/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: ly 7 thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ - II
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Tập huấn
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VÀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
MÔN ĐỊA LÍ



Hà Nội 7- 2009
Đổi mới phương pháp dạy hỌC môn Địa lí ở Trung học cơ sở
PHẦN MỘT
Một số phương pháp dạy học
Lưu ý khi vận dụng một số PPDH
theo hướng đổi mới
PP thuyết trình: Trước và trong khi thuyết trình, cần nêu
lên những vấn đề, tình huống hoặc câu hỏi có liên quan
đến nội dung thuyết trình, nhằm kích thích tư duy, định
hướng hoạt động nhận thức của HS.
PP đàm thoại: Cần tăng cường sử dụng PP đàm
thoại gợi mở và nâng cao chất lượng của các
câu hỏi.
Lưu ý
PP trực quan: Sử dụng các PTTQ cần theo một quy
trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các
PTTQ. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt
HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ: Không phải bài học
nào cũng thích hợp với việc tổ chức cho HS làm việc
theo nhóm. Cần lưu ý trách nhiệm cán nhân trong nhóm.
Lưu ý
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề: Mấu chốt của
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là tạo ra các tình
huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
KĨ THUẬT ĐỘNG NÃO
Động não (Công não, huy động ý tưởng) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.
4 quy tắc của công não
Không đánh giá và phê phán trong quá trinh thu thập ý tưởng của các thành viên
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
Khuyến khích số lượng các ý tưởng
Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
KĨ THUẬT
KĨ THUẬT “ PHÒNG TRANH ”
Tất cả các thành viên phác hoạ những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi dính lên bàn hay lên tường như một phòng triển lãm tranh
Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải quyết tiếp tục được tìm kiếm.
Trong một vòng triển lãm tranh mỗi một thành viên trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết (giai đoạn tập hợp).
Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
KỸ THUẬT 635 (XYZ)
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác. (Tối đa là 108 đề xuất được đưa ra trong nhóm).
- Con số 6-3-5 có thể thay đổi. Đây là một dạng cụ thể của kỹ thuật XYZ, trong đó z,y,z là các con số cụ thể tự quy định.

KỸ THUẬT “BỂ CÁ”

Kỹ thuật “bể cá” là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó
Một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau,
Những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và
Sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì HS quan sát đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Hướng dẫn kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép”

Vòng 1: Cả lớp được chia thành 3 nhóm : Đỏ, xanh, vàng. Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. Mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Vòng 2: Hình thành nhóm 3 người mới ( người từ nhóm đỏ, người từ nhóm xanh và người từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
Câu hỏi thảo luận
ĐỊA 8 BÀI 34
NHÓM MÀU HỒNG: Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ
NHÓM MÀU VÀNG: Đặc điểm sông ngòi Trung Bộ
NHÓM MÀU XANH: Đặc điểm sông ngòi Nam Bộ

VÒNG 1
VÒNG 2
Tìm hiểu đặc điểm 3 vùng thuỷ văn của Việt Nam
Kĩ thuật “khăn trải bàn”
Nhiệm vụ thảo luận
ĐỊA 6 BÀI 9
I/ HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA:
NHÓM1+2:
1/ Vào các ngày 22/6 , 22/12 nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời, nửa cầu nào chếch xa phía Mặt Trời? Hiện tượng chênh lệch ngày đêm diễn ra như thế nào?
NHÓM3+4:
2/ Ngày 21/3, 23/9 ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào đâu và hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào?

Nội dung 3 : Thực hành xây dựng KH bài giảng địa lí theo định hướng đổi mới PPDH
Yêu cầu soạn trích đoạn
Xác định mục tiêu trích đoạn
Dự kiến phương tiện dạy học
Lựa chọn PPDH để dạy trích đoạn và giải thích sự lựa chọn đó.
Thiết kế các hoạt động của GV và HS
BÀI 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí ,giới hạn của vùng
* Mục tiêu:
Biết vị trí của vùng là cầu nối giữa Bắc và Nam, đọc trên bản đồ giới hạn của vùng
* Thời gian 7 phút
*Cách tiến hành:
-Bước1:HS dựa vào hình 23.1kết hợp vốn hiểu biết để
Xác định vị trí và giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ
Ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ
-Bước2: HS phát biểu, chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức
I/ VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ:
Lãnh thổ kéo dài ,hẹp ngang
Cầu nối giữa Bắc- Nam
Cửa ngõ hành lang Đông –Tây của tiểu vùng sông Mê Công
NHÓM 1: BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

NHÓM 2: BÀI 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN CỦA VIỆT NAM
Tìm hiểu đặc điểm ba vùng thuỷ văn của Việt Nam

NHOM 3: BÀI 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ
2/ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu :

NHÓM 4: BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
Xin chân thành cám ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Mỹ Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)