Lý 6 - Thi HKI - 09.10

Chia sẻ bởi Trường Thcs Ngũ Phụng | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Lý 6 - Thi HKI - 09.10 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÚ QUÝ Năm học: 2009 – 2010
Môn thi: Vật lý 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ:

I. Lý thuyết: (5 điểm)
Câu 1: (1điểm)
Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 2: (1 điểm)
Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Câu 3: (2 điểm)
Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng, nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức.
Câu 4: (1 điểm)
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì cần phải dùng lực có cường độ như thế nào?

II. Bài tập: (5 điểm)

Bài 1: (1 điểm)
Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? Tại sao?

Bài 2: (1điểm)
Người ta dùng một bình chia độ có chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào trong bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 110cm3. Hỏi thể tích của hòn đá bằng bao nhiêu cm3?

Bài 3: (3 điểm)
Một quả cầu có khối lượng 200gam và có thể tích là 250cm3 được treo trên một sợi dây đứng yên (như hình vẽ).
a. Giải thích vì sao quả cầu đứng yên?
b. Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của quả cầu.








Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: ………….

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: VẬT LÝ 6

I. Lý thuyết: (5 điểm)
Câu 1.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
(1đ)
Câu 2.
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất. (0,5đ)
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất. (0,5đ)
Câu 3.
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó. (0.75đ)
- Công thức: D = m/V . (0,5đ)
- Trong đó: D: Khối lượng riêng (kg/m3) (0,25đ)
m: Khối lượng (kg) (0,25đ)
V: Thể tích (m3) (0,25đ)
Câu 4.
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. (1đ)

II. Bài tập: (5 điểm)

Bài 1.
- Giảm độ nghiêng mặt phẳng nghiêng. (0,5đ)
- Vì mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
(0,5đ)
Bài 2.
Ta có : Vdá = V2 – V1 = 110 – 65 = 45 (cm3) (1đ)
Bài 3.
a. Vì quả cầu chịu tác dụng của hai lực cân bằng. (0,5đ)
b. m = 200gam = 0,2kg (0,25đ)
V = 250cm3 = 0,00025m3 (0,25đ)
- Trọng lượng của quả cầu : P = 10.m = 10. 0,2 = 2 (N) (1đ)
- Trọng lượng riêng của quả cầu: d = P/V = 2/0,00025 = 8000 (N/m3) (1đ)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Ngũ Phụng
Dung lượng: 5,30KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)