LUYỆN THI VÀO LỚP 6-HTL
Chia sẻ bởi Hoàng Trọng Lâm |
Ngày 12/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: LUYỆN THI VÀO LỚP 6-HTL thuộc Số học 6
Nội dung tài liệu:
ĐÁP ÁN THAM KHẢO TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 AMS NĂM 2012
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1
1/ Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau:
a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
2/ Dựa theo nghĩa của tiếng: “truyền”, xếp các từ sau thành hai nhóm:
truyền thống, truyền bá, truyền tin, truyền nghề.
a) “Truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau):
truyền thống, truyền nghề.
b) “Truyền” có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết:
truyền bá, truyền tin.
3/ Tìm một câu tục ngữ thể hiện đạo lí tốt đẹp của ông cha ta:
Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ……………..
Bài 2
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen, …. dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
(Bài ca về trái đất – Theo Định Hải)
a) Từ “ta” trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Từ đó thuộc từ loại nào?
- Từ “ta” trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em khắp năm
châu nói riêng.
- “ta” là đại từ.
b) Đặt một câu có chứa từ đồng âm với từ “sắc” có trong đoạn thơ
Đặt câu với từ “sắc” có nghĩa là dấu thanh.
c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhân hóa: “Trái đất trẻ”
- So sánh: “Ta là nụ, là hoa của đất”
- Điệp: hai câu cuối
d) Em hãy nêu ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ.
- Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái đất.(từ “quý”,
“thơm”)
- Khẳng định mọi người không kể tôn giáo, chủng tộc, màu da đều là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp riêng đều đáng quý, đáng trân trọng.
- Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu lục với nhau.
Bài 3
1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 2/ Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. 3/ Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. 4/ Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. 5/ Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. 6/ Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới…
7/ Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt
Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn. (Vịnh Hạ Long - theo Thi Sảnh)
a) Chỉ rõ phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6
- Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ: “Hạ Long”, “bốn mùa”
- Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: “màu xanh ấy”
b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 6. Việc đăt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?
- Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới
- Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: nhấn mạnh và làm tăng lên vẻ đẹp tồn tại mãi mãi, trẻ trung, tràn đầy sức sống của Hạ Long.
c) Câu văn số 5 là câu đơn hay câu ghép? Chép lại và xác định chủ ngữ, vị ngữ
của câu văn đó. Câu đơn:
Bốn mùa Hạ Long// mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển,
CN VN
xanh lam của núi, xanh lục của trời.
Bài 4
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1
1/ Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau:
a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
2/ Dựa theo nghĩa của tiếng: “truyền”, xếp các từ sau thành hai nhóm:
truyền thống, truyền bá, truyền tin, truyền nghề.
a) “Truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau):
truyền thống, truyền nghề.
b) “Truyền” có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết:
truyền bá, truyền tin.
3/ Tìm một câu tục ngữ thể hiện đạo lí tốt đẹp của ông cha ta:
Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ……………..
Bài 2
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen, …. dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
(Bài ca về trái đất – Theo Định Hải)
a) Từ “ta” trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Từ đó thuộc từ loại nào?
- Từ “ta” trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em khắp năm
châu nói riêng.
- “ta” là đại từ.
b) Đặt một câu có chứa từ đồng âm với từ “sắc” có trong đoạn thơ
Đặt câu với từ “sắc” có nghĩa là dấu thanh.
c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhân hóa: “Trái đất trẻ”
- So sánh: “Ta là nụ, là hoa của đất”
- Điệp: hai câu cuối
d) Em hãy nêu ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ.
- Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái đất.(từ “quý”,
“thơm”)
- Khẳng định mọi người không kể tôn giáo, chủng tộc, màu da đều là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp riêng đều đáng quý, đáng trân trọng.
- Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu lục với nhau.
Bài 3
1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 2/ Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. 3/ Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. 4/ Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. 5/ Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. 6/ Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới…
7/ Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt
Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn. (Vịnh Hạ Long - theo Thi Sảnh)
a) Chỉ rõ phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6
- Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ: “Hạ Long”, “bốn mùa”
- Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: “màu xanh ấy”
b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 6. Việc đăt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?
- Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới
- Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: nhấn mạnh và làm tăng lên vẻ đẹp tồn tại mãi mãi, trẻ trung, tràn đầy sức sống của Hạ Long.
c) Câu văn số 5 là câu đơn hay câu ghép? Chép lại và xác định chủ ngữ, vị ngữ
của câu văn đó. Câu đơn:
Bốn mùa Hạ Long// mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển,
CN VN
xanh lam của núi, xanh lục của trời.
Bài 4
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Trọng Lâm
Dung lượng: 130,55KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)