Luyện HSG văn 7
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Lan |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Luyện HSG văn 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI OLIMPIC NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học 2013 – 2014
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (4 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục, cục tác, cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh – Tiếng gà trưa)
Câu 2: (6 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
CÁI LẠNH
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ, trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ ba trầm ngâm trong bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “ Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị, giàu có kia?”
Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “ Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm, mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”
Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “ Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “ Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu người đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
Câu 3: (10 điểm):
Ấu thơ trong tôi là…
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: Nêu được chính xác biện pháp nghệ thuật điệp từ `` nghe " trong đoạn thơ.Nhấn mạnh lòng yêu quê hương, luôn hướng về tuổi thơ làng quê và người bà
Câu 2: (6 điểm)
Vận dụng hiểu biết về thực tế xã hội để trình bày ý kiến của mình về câu chuyện.
- Hình thức: một bài văn ngắn.
- Nội dung:
+ Trong cuộc sống cần phải biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, không ghen ghét, đố kị…
+ Sự ích kỉ của bản thân mình không những giết chết người khác mà còn giết cả chính mình.
+ Hãy mở rộng tấm lòng…
Câu 3: (10 điểm):
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể tự do sáng tạo và suy nghĩ miễn là hợp lí. Ấu thơ dối với mỗi người có thể là kỉ niệm về một người bạn thời thơ ấu, về một người thân trong gia đình, về một thứ dồ vật hay con vật … gắn liền với những năm tháng ấu thơ. Ấu thơ trong mỗi người có khi chỉ là những cảm giác (buồn hay vui …) đến giờ chắc chắn vẫn còn đọng lại một dư vị nào đó khó có thể phai mờ. Người viết sẽ trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình về ấn tượng thời thơ ấu trong tâm hồn.
Năm học 2013 – 2014
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (4 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục, cục tác, cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh – Tiếng gà trưa)
Câu 2: (6 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
CÁI LẠNH
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ, trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ ba trầm ngâm trong bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “ Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị, giàu có kia?”
Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “ Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm, mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”
Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “ Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “ Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu người đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
Câu 3: (10 điểm):
Ấu thơ trong tôi là…
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: Nêu được chính xác biện pháp nghệ thuật điệp từ `` nghe " trong đoạn thơ.Nhấn mạnh lòng yêu quê hương, luôn hướng về tuổi thơ làng quê và người bà
Câu 2: (6 điểm)
Vận dụng hiểu biết về thực tế xã hội để trình bày ý kiến của mình về câu chuyện.
- Hình thức: một bài văn ngắn.
- Nội dung:
+ Trong cuộc sống cần phải biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, không ghen ghét, đố kị…
+ Sự ích kỉ của bản thân mình không những giết chết người khác mà còn giết cả chính mình.
+ Hãy mở rộng tấm lòng…
Câu 3: (10 điểm):
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể tự do sáng tạo và suy nghĩ miễn là hợp lí. Ấu thơ dối với mỗi người có thể là kỉ niệm về một người bạn thời thơ ấu, về một người thân trong gia đình, về một thứ dồ vật hay con vật … gắn liền với những năm tháng ấu thơ. Ấu thơ trong mỗi người có khi chỉ là những cảm giác (buồn hay vui …) đến giờ chắc chắn vẫn còn đọng lại một dư vị nào đó khó có thể phai mờ. Người viết sẽ trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình về ấn tượng thời thơ ấu trong tâm hồn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Lan
Dung lượng: 154,71KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)