Lưới trời ai dệt

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Lưới trời ai dệt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LƯỚI TRỜI AI DỆT? Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học Nguyễn Tường Bách Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM 2004

LỜI GIỚI THIỆU
“Vũ trụ là gì, từ đâu mà có” là câu hỏi cổ xưa nhất của loài người. Đó là luận đề quan trọng nhất của khoa học tự nhiên và triết học mà có lẽ con người sẽ không bao giờ có một câu trả lời chung cuộc. Lịch sử tư duy của loài người cho thấy rằng, khoa học tự nhiên và triết học luôn luôn tìm cách lý giải vấn đề này, đi từng bước từ giản đơn đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh tế. Hai ngành này cũng luôn luôn hỗ trợ cho nhau, làm tiền đề cho nhau để phát triển.
Trong thế kỷ thứ hai mươi, khoa học tự nhiên mà chủ yếu là ngành vật lý đã đến với những nhận thức vô cùng mới mẻ về thực tại vật lý. Người ta thấy rằng thực tại vật lý tưởng chừng như độc lập và khách quan nay phải được quan niệm như dạng xuất hiện của một thực tại khác, phức tạp hơn, nhiều kích chiều hơn. Ngành vật lý và triết học đứng trước những luận đề vô cùng kỳ lạ và thú vị. Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phật giáo về vũ trụ và đời người có những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đề của khoa học hiện đại.
Ở tập sách này, tác giả Nguyễn Tưởng Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên của hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Tác giả cho thấy nền vật lý và triết học phương Tây đang tiến đến một luận đề chung về bản thể học, đó là câu hỏi, thực tại trước mắt chúng ta là gì. Thế nhưng, phần đặc sắc nhất của cuốn sách này là những trình bày của tác giả về tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. phần này nêu lên những nhận thức luận của lý thuyết Trung quán và Duy thức để trả lời những câu hỏi hiện đại của ngành vật lý về bản chất của thực tại vật chất. Trong phần này người đọc sẽ thấy tác giả mạnh dạn nêu những nhận thức và ẩn dụ hết sức mới lạ của Trung quán và Duy thức để cho thấy một sự đồng qui bất ngờ với những tri kiến và giả định của khoa học trong thời đại mới.
Tập sách này nói về các vấn đề phức tạp nhất của tư tưởng nên dĩ nhiên nội dung của nó không đơn giản. Thế nhưng, nếu đọc thử vài chương, người đọc sẽ thấy tác giả rất khéo trình bày các vấn đề khó hiểu của khoa học và triết học một cách sáng sủa và dễ hiểu. Tác phẩm này có ích cho những ai quan tâm đến triết học, khoa học tư tưởng Phật giáo. Tuy không đi sâu vào những chi tiết của các ngành vật lý và triết học nhưng tác phẩm này có thể cung cấp một cái nhìn chung cho những ai muốn nghiên cứu các luận đề được nêu lên trong tập sách.  
Trân trọng giới thiêu cùng bạn đọc.
Nhà Xuất Bản Trẻ













Phần thứ nhất NHỮNG NGƯỜI KHAI PHÁ MẢNH VƯỜN ĐẦY HOA ĐẦU NGUỒN TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CÁI ĐẦY ĐẶC VÀ CÁI TRỐNG RỖNG KHÔNG GIAN BA CHIỀU VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THIÊN THỂ BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG THỜI TRUNG CỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG THỜI TRUNG CỔ
Tác hữu trần sa hữu Vi không nhất thiết không Hữu không như thủy nguyệt Vật trước hữu không không
Có thì muôn sự có Không thì tất cả không Có, không trăng đáy nước Đừng mắc có cùng không Từ Đạo Hạnh (?-1115)
MẢNH VƯỜN ĐẦY HOA
Hai ngàn năm trăm năm trước, Heraclitus, một triết gia Hy Lạp, nhìn dòng nước trôi và khẳng định: “Tất cả đều trôi chảy”. Cũng trong thời đại đó, Khổng Tử, một thánh nhân phương đông cũng nhìn dòng đời và cảm khái: “Tất cả đều trôi chảy thế này ư”.
Nhận thức rằng “sự vật đang biến dịch” là một kết luận lớn của con người, dù mới nghe qua nó không có gì vĩ đại cả. Đó là một trong những điều chủ yếu còn đọng lại sau nhiều suy tư sâu sắc, sau bao nhiêu quan sát và cảm nhận. Liệu có còn những kết luận cốt tủy hơn nữa về cuộc đời thiên hình vạn trạng, trong đó mỗi người một chứng nghiệm một cách riêng biệt? Trên thế giới với nhiều châu lục, nhiều nền văn hóa, nhiều cách nhận thức, nhiều quy tắc lễ nghi khác nhau, ta có thể có những kết luận chung về bản chất của con người và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 1,09MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)