Luện viết bài văn chứng minh
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoài Nam |
Ngày 11/10/2018 |
127
Chia sẻ tài liệu: luện viết bài văn chứng minh thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Đề 1 :
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ quả là không sai. Tuy nhiên, với những người không có ý thức, tinh thần học tập thì “đi một ngày đàng” cũng trở nên thiếu ý nghĩa. Dân gian ta vẫn truyền miệng câu tục ngữ ý khuyên bảo mỗi người không chỉ nên bó mình trong một vòng tròn nào đó mà cần phải thoát ra vỏ bọc an toàn, đi nhiều nơi, học hỏi nhiều. Có như vậy sẽ trưởng thành hơn, thu được “sàng khôn”. Thế nhưng đi mà không có ý thức học tập khác nào ngồi học mà không để tâm. Kết quả sẽ chẳng thu được gì. Bạn đã từng lặng lẽ nhìn quả táo rơi mà tự hỏi lí do tại sao giống như Niu-tơn phát hiện trọng lực chưa. Hay đang ngồi trong lớp mà bạn nhìn ra cửa sổ, để mặc cô giáo giảng bài hăng say, thì rốt cuộc cuối buổi học bạn cũng có tiếp thu bài được không ? Nhưng nếu không “đi”, liệu bạn có được trông thấy tận mắt cảnh đẹp vùng Sa Pa ảo ảnh, Đà Lạt nên thơ, ... Vậy nên bạn à, hãy “đi một ngày đàng” với ý thức học tập để thu được “sàng khôn” cho mình nhé.
Đề 2 : Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.
Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.
Đề 3 : Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.
Đề 4 : Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.
Đề 5 : Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Từ những ngày tiểu học, cho đến bây giờ, chúng ta vẫn luôn được học tập “5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình thương yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trương, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ quả là không sai. Tuy nhiên, với những người không có ý thức, tinh thần học tập thì “đi một ngày đàng” cũng trở nên thiếu ý nghĩa. Dân gian ta vẫn truyền miệng câu tục ngữ ý khuyên bảo mỗi người không chỉ nên bó mình trong một vòng tròn nào đó mà cần phải thoát ra vỏ bọc an toàn, đi nhiều nơi, học hỏi nhiều. Có như vậy sẽ trưởng thành hơn, thu được “sàng khôn”. Thế nhưng đi mà không có ý thức học tập khác nào ngồi học mà không để tâm. Kết quả sẽ chẳng thu được gì. Bạn đã từng lặng lẽ nhìn quả táo rơi mà tự hỏi lí do tại sao giống như Niu-tơn phát hiện trọng lực chưa. Hay đang ngồi trong lớp mà bạn nhìn ra cửa sổ, để mặc cô giáo giảng bài hăng say, thì rốt cuộc cuối buổi học bạn cũng có tiếp thu bài được không ? Nhưng nếu không “đi”, liệu bạn có được trông thấy tận mắt cảnh đẹp vùng Sa Pa ảo ảnh, Đà Lạt nên thơ, ... Vậy nên bạn à, hãy “đi một ngày đàng” với ý thức học tập để thu được “sàng khôn” cho mình nhé.
Đề 2 : Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.
Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.
Đề 3 : Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.
Đề 4 : Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.
Đề 5 : Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Từ những ngày tiểu học, cho đến bây giờ, chúng ta vẫn luôn được học tập “5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình thương yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trương, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoài Nam
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)