Luat va dan so moi truong

Chia sẻ bởi Hà Văn Tuấn | Ngày 04/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: luat va dan so moi truong thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Khoa: Tài nguyên & Môi trường

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

ĐỀ BÀI: Ô nhiễm làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ– tỉnh Bắc Ninh


Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Lớp: 40B – môi trường
DANH SÁCH NHÓM 2 LỚP 39A - MT
Nguyễn Thị Thu Hương
Vũ Hồng Vân
Trịnh Như Quỳnh
Lê Minh Giang
Đàm Thế Công
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ
Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là một trong những chủ trương lớn của nhà nước ta. Trong đó chú ý tới việc phát triển kinh tế làng nghề đã góp phần đáng kể về đáp ứng việc làm cho nhân dân và giữ gìn văn hóa của dân tộc.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng,có 62 làng nghề, đứng thứ 3 về số lượng làng nghề tại miền Bắc với các làng nghề điển hình như:chạm khắc gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Từ Sơn; đúc đồng Đại Bái, Gia Lương; giấy dó Phong Khê; tranh dân gian Đông Hồ…
Một trong những làng nghề có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất là làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ- xã Đồng Quang – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuy nhiên, máy móc sử dụng hầu hết là lạc hậu. Sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, phân tán khắp làng đã tạo ra các nguồn thải khó tập trung để xử lý là nguyên nhân chính làm cho ô nhiễm môi trường tại Đồng Kỵ ngày càng tăng.
Mặt khác, hầu hết các hộ gia đình tham gia sản xuất tại đây đều không có hệ thống xử lý chất thải, thêm vào đó hệ thống tổ chức và quy chế quản lý môi trường tại làng nghề chưa hoàn chỉnh. Những vấn đề trên càng làm cho vấn đề ô nhiễm ở dây càng trở nên nghiêm trọng.
Đứng trước thực trạng đó, để bảo đảm phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ và bảo vệ môi trường sống của người dân nơi đây. Nhóm 2 chúng em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ- xã Đồng Quang – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh”
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.VÀI NÉT LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề cổ truyền ..., thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng
Làng nghề ở nước ta thường là làng làm nghề thủ công đã có từ lâu. Làng nghề thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp hoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề, kiểu cha truyền con nối

Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề.
Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng.
Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng.
Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra.

Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn
Việt Nam



2.2. Tổng quan về làng nghề Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, một miền đất cổ, địa linh nhân kiệt của vùng Kinh Bắc giàu truyền thống.
Làng nghề ở Bắc Ninh đã có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay Bắc Ninh có 62 làng nghề trong đó có 31 làng nghề truyền thống với mô hình chủ yếu là hộ gia đình, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.
Các làng nghề ở Bắc Ninh hoạt động và sản xuất tập trung ở các huyện: Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong và huyện Gia Bình như: sản xuất và tái chế giấy Phong Khê; đúc nhôm chì Văn Môn- Yên Phong; sản xuất giấy Phú Lâm- Tiên Du; dệt nhuộm Tương Giang; đúc nhôm đồng, chì Đại Bái; sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Bảng 2: Số lượng làng nghề Bắc ninh phân theo huyện
( Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh,2007 )
Bảng 3: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
( Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh,2007 )
2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường
làng nghề Bắc Ninh
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề nước ta nói chung và Bắc Ninh nói riêng mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề , loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, không khí và đất trong khu vực dân sinh.
Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng nguyên liệu hoá thạch
Đối với môi trường nước, các kết quả quan trắc chất lượng nước thải so với tiêu chuẩn Việt Nam 5945- 2005 với các chỉ tiêu như: hàm lượng chất rắn lơ lửng, COD,BOD, coliform…đều cao hơn mức cho phép nhiều lần.
Môi trường đất cũng bị ảnh hưởng đáng kể từ các hoạt động thải bỏ chất thải sau sản xuất làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng như: N,P,K… dẫn tới làm giảm sức sản xuất của đất.
Kết quả quan trắc môi trường một số làng nghề điển hình trên địa bàn tỉnh các năm vùa qua cho kết quả như sau:
Bảng 2.3: Kết quả quan trắc môi trường nước một số làng nghề điển hình tại Bắc Ninh
(Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh 2007
PHẦN 3: Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ
3.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội làng Đồng Kỵ.
Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Bắc giáp ruộng canh tác xã Tam Sơn.
+ Phía Nam giáp Quốc lộ 1.
+ Phía Tây giáp xã Phù Khê..
+ Phía Đông giáp ruộng canh tác xã Đồng Nguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên: 334,29 ha
+ Đất Nông nghiệp: 199,04 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 132,84 ha
+ Đất chưa sử dụng: 2,41 ha
Tổng dân số của xã Đồng Quang đến 31/12/2008 là: 4152 hộ với 19.883 người.
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2006 đạt 195 tỷ đồng tăng 21,9% so vói năm 2005 và tăng 8,3% so với kế hoạch năm. Năm 2007 đạt 250 tỷ đồng tăng 28,2% so với năm 2006 và tăng 13,6% kế hoạch năm. Sáu tháng đầu năm 2008 đạt 81 tỷ đồng đạt 30% so với kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bình quân đạt 210 tỷ/năm tăng 16,6%/năm (mục tiêu đại hội đề ra là 180 tỷ đồng/năm).
3.2. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề Đồng Kỵ
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường xã Tam Sơn)
Hình 3.1: Công nghệ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ kèm dòng thải
Gỗ khối đã xẻ được tập kết và bảo quản cẩn thận hơn
Bất cứ nơi đâu tại Đồng Kỵ bạn đều có thể bắt gặp những điểm tập kết gỗ lớn như thế này
Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu
Bảng 3.2: Nguyên liệu và định mức sản xuất
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường CCN làng nghề sản xuất đồ gỗ công nghệ cao xã Tam Sơn)
Trang thiết bị
- Đặc trưng công nghệ sản xuất của làng nghề Đồng Kỵ là bán cơ giới, tỷ lệ cơ giới hoá trong các công đoạn chiếm khoảng 70%.
Lao động
- Tổng số dân của Đồng Quang là hơn 4.351 hộ với 19.983 người , trong đó số hộ tham gia sản xuất là 3.478 hộ ( chiếm 80% ), thu hút 13.000 lao động
- Thu nhập bình quân hàng năm của lao động tham gia làm làng nghề khá cao (10-15 triệu/người).
Phân bố nhà xưởng
- Đa số các nhà xưởng ở Đồng Kỵ chật hẹp, có diện tích mặt bằng từ 50 – 100m2, lợp mái proximăng, khung gỗ hoặc thép, tường gạch hoặc cót ép. Các nhà xưởng chủ yếu nằm xen kẽ với khu nhà dân, một số nhà xưởng còn tận dụng mặt bằng hay mái hiên của các hộ gia đình.
3.3. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ
Ô nhiễm không khí là nguồn gây ô nhiễm chính tại làng nghề Đồng Kỵ. Ngoài ra cũng có thể kể đến nguồn gây ô nhiễm do nước rủa máy, nước sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Đối với ô nhiễm đất thì đó là rác thải sản xuất như giấy ráp thừa, vỏ hộp sơn….
Ô nhiễm môi trường không khí ở đây không thể không nói đến hơi các dung môi hữu cơ phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt là ở khâu đánh thuốc (sơn hoặc đánh vécni) hoàn thiện sản phẩm.
Hầu hết các hộ phun sơn có diện tích sản xuất chật hẹp, không có quạt hút nên hơi các dung môi (axetol, butyl axetat…) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí.
Tiếng ồn cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới môi trường làm việc. Tại các công đoạn pha gỗ, đục, chà…đều phát sinh tiếng ồn mà không có bất kỳ một biện pháp hạn chế nào.
Nguồn gây ô nhiễm bụi chủ yếu trong sản xuất tại đây là các công đoạn cắt xẻ (máy cưa CD), pha gỗ nguyên liệu (máy vanh, bào, khoan), và công đoạn đánh bóng gia công bề mặt (máy chà, máy đánh nền, máy đánh giấy ráp) – đây là những khâu có mức độ gia công lớn nhất.
Bụi từ các máy chà, máy đánh giấy ráp có kích thước nhỏ và dễ phân tán nên là nguồn gây ô nhiễm bụi đáng quan tâm nhất không chỉ đối với vị trí sản xuất mà còn đối với môi trường không khí chung của thôn
Sơn vecni hoàn thiện sản phẩm gây ô nhiễm môi trường không khí ngiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người công nhân.
3.4. Hiện trạng môi trường làng nghề Đồng Kỵ
Bảng3.3: Các dạng chất thải phát sinh tại Đồng Kỵ
3.4.1. Hiện trạng môi trường nước
Bảng 3.4 Đặc tính của nước thải Đồng Kỵ
Dưới đây là bảng số liệu về chất lượng nước mặt và nước thải tại Đồng Kỵ :
3.4.2 Chất lượng nước mặt và nước thải
Bảng 3.5: Số liệu chất lượng mặt và nước thải tại Đồng kỵ
3.4.3 Chất lượng nước ngầm
Bảng 3.6: Số liệu chất lượng nước giếng khoan tại Đồng kỵ
Nước thải ô nhiễm từ làng nghề Đồng Kỵ
3.4.4. Hiện trạng môi trường không khí
Bảng 3.7: Chất lượng môi trường không khí tại Đồng kỵ
3.4.5. Hiện trạng môi trường đất
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng đất tại làng Đồng Kỵ
Từ kết quả phân tích trong bảng 3.8 cho thấy : Đất tại vị trí thải bỏ chất thải từ hoạt động sản xuất ( như bờ mương, cống thải chung ) đều có các giá trị ΣC, ΣN, ΣP, độ mùn thấp hơn khu vực không chịu tác động của hoạt động sản xuất ( đình làng, đường làng ). Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất có tác động đến chất lượng đất tại Đồng Kỵ.
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu là các mùn gỗ, đầu mẩu… đa số lượng chất thải này được tận dụng lại làm nhiên liệu đun nấu hoặc các chi tiết nhỏ hơn, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp từ chất thải rắn sản xuất đến môi trường đất là không đáng kể. Tuy nhiên do sự phát triển sản xuất nên nhu cầu sử dụng đất tăng nhanh và ngày càng có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phục vụ sản xuất.
3.4.6. Tác động từ hoạt động sản xuất tới sức khỏe cộng đồng
Bảng 3.9: Số liệu thống kê các bệnh thường gặp ở Đồng Kỵ
3.5. Các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải tại Đồng Kỵ
3.5.1. Giải pháp xử lý bụi
3.5.2. Cơ sở đề xuất và biện pháp xử lý
Căn cứ vào đặc thù sản xuất của làng nghề, đặc tính của bụi, các yêu cầu xử lý. Với đặc điểm làng nghề ở đây là sản xuất tại hộ gia đình, do mặt bằng chật hẹp không có diện tích phát triển hoặc xây dựng hệ thống khử bụi lớn do đó phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng mô hình sản xuất hộ gia đình trong làng
3.5.3. Giải pháp xử lý hơi dung môi
Phương pháp hấp thụ:
Đây là một phương pháp đơn giản và thích hợp với điều kiện sản xuất tại làng nghề, phương pháp này có ưu điểm nổi bật là vận hành và khống chế quá trình đơn giản. Đặc biệt như đã trình bày ở phần trước, hàm lượng chất ô nhiễm trong khí thải chủ yếu là bụi sơn, bụi chất tạo màng, chất hữu cơ nặng dễ tan trong nước, do vậy trong trường hợp này ta lựa chọn phương án xử lý hấp thụ bằng nước là phù hợp.

3.5.4. Các giải pháp quản lý cụ thể
a. Đối với hộ gia đình
Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động
Quản lý nội vi tốt
b. Đối với quy mô của làng nghề
Thu gom rác thải
. Tăng cường năng lực cho công tác quản lý nhà nước về môi trường
Tăng cường công tác thanh kiểm tra và giám sát môi trường
Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
Xây dựng nguồn lực
Giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường


Phần 4: Kết luận & kiến nghị
4.1 Kết luận
Theo kết quả ở trên, các chỉ tiêu về nước thải như COD, BOD, TSS đều ít nhiều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước mặt (lấy tại điểm N1) có kết quả: COD vượt QCCP (QCVN 08) 5,16 lần.
BOD­5 tại mương thoát vượt QCCP (QCVN 08) 3,6 lần.
Coliform vượt QCCP 2,16 lần.
Đối với chỉ tiêu TSS thì vượt QCCP 1,48 lần.
Chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua làng nghề Đồng Kỵ tại vị trí lấy mẫu là N2 chủ yếu chứa chất hữu cơ và chất lơ lửng (COD vượt QCVN 08 1,6 lần; TSS vượt QCVN 08 1,96 lần). Nước thải tại Đồng Kỵ chứa nhiều chất hữu cơ (COD vượt 1,6 lần). Tổng chất lơ lửng TSS vượt TCCP 1,14 lần; Coliform vượt TCCP 10,8 lần.
Ngoài ra, đáng chú ý nhất là đối với môi trường không khí, môi trường không khí ở đây chịu ảnh huởng của bụi, tiếng ồn, và hơi dung môi hữu cơ, cụ thể là:
Nồng độ Axeton cao hơn TCCP từ 1,12 – 1,29 lần.
Nồng độ Butyl axetat cao hơn TCCP từ 1,05- 1,6 lần, nhất là THC vượt TCCP 26 lần, có thể thấy rõ nhất tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm ở đây là việc tỉ lệ người dân mắc bệnh về da( 56,3 % ), bệnh về đường hô hấp (36,4 % ) là khá cao.
4.2. kiến nghị : Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh

1. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải cho các hộ sản xuất
2. Xây dựng hệ thống xử lý bụi cho các hộ cưa, chà gỗ
3. Quy hoạch, xây dựng bãi đổ và chôn lấp rác thải
4. Tăng cường năng lực cho cán bộ phụ trách môi trường làng nghề:
+ Mở các khóa tập huấn về quản lý môi trường cho cấp xã.
+ Lập tổ vệ sinh môi trường cấp thôn về tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giám sát thu gom và thu phí chất thải.
Hy vọng rằng với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, ban ngành trong tỉnh thì các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề Đồng Kỵ sớm được triển khai đảm bảo phát triển làng nghề bền vững, đem lại cho người dân nơi đây một môi trường sống trong sạch.
PHẦN 5: 1 SỐ LUẬT VÀ VĂN BẢN DƯỚI LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ.
Điều 38/chương V - luật bảo vệ môi trường 2005: Bảo vệ môi trường đối với làng nghề.
Nghị định số 134/2004/NĐ – CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
Quyết định số 664/TTg ngày 1810/95 của Thủ tướng chính phủ về xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản.
Quyết định số 132/2000/QĐ TTg về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Điều 10/NĐ81/2006/NĐ-CP:vi phạm các quy định về xả nước thải.
Điều 12/NĐ81/2006/NĐ-CP: vi phạm các quy định về tiếng ồn.
Điều 14/NĐ81/2006/NĐ-CP:vi phạm các quy định về chất thải rắn.
Điều 21/NĐ81/2006/NĐ-CP:vi phạm quy định về ô nhiễm đất.
Điều 11/NĐ81/2006/NĐ-CP: vi phạm các quy định về thải khí,bụi.





Tài liệu tham khảo
www.google.com.vn

Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Sở Tài Nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2006), Thực trạng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.






EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Văn Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)