Luật Bảo vệ, chăm sóc giao dục trẻ em
Chia sẻ bởi Lê Thi Huyền |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Luật Bảo vệ, chăm sóc giao dục trẻ em thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kính chào
các bác, các anh, chị
tham gia lớp tập huấn
Tuyên truyền Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chyên đề
Tuyên truyền cho nhóm đối tượng là gia đình
Trách nhiệm thực hiện các nhóm quyền cơ bản của trẻ em:
a. Trách nhiệm chung:
Cha mẹ, người giám hộ và mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
- Hiểu đúng, đầy đủ nội dung từng nhóm quyền cơ bản của trẻ em;
- Phải tôn trọng và gương mẫu thực hiện các nhóm quyền của trẻ em. Không thực hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em;
- Tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất để trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản theo quy định của Luật;
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, các tổ chức xã hội, chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện các nhóm quyền của trẻ em;
b. Trách nhiệm cụ thể:
Để trẻ em được hưởng đầy đủ các nhóm quyền cơ bản của mình, cần hướng nội dung tuyên truyền vào những hành vi cụ thể mà gia đình có trách nhiệm phải thực hiện theo từng nhóm quyền của Luật. Cụ thể:
(1) Đối với quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11)
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn (vùng đồng bằng, đô thị là 30 ngày sau khi trẻ sinh ra; vùng sâu, vùng xa là 60 ngày);
- Nếu còn trẻ em chưa được khai sinh, không kể vì lý do gì, thì cha mẹ, người giám hộ hoặc người thân của trẻ em phải tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ em;
- Trẻ em chưa có quốc tịch hoặc muốn thay đổi quốc tịch thì cha mẹ người giám hộ hay chính trẻ em có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giúp đỡ để làm thủ tục xác định hoặc thay đổi quốc tịch cho các em theo quy định của Luật quốc tịch và các văn bản pháp luật liên quan.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này là trẻ em có giấy khai sinh, một giấy thông hành bước vào đời, một loại giấy tờ rất cần thiết và không thể thiếu trong hồ sơ của mỗi người trong quá trình học tập, xin việc làm, tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội. Ngoài ra, giấy khai sinh cũng rất cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
(2) Đối với quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12)
- Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
- Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
- Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, trẻ em sẽ được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng với điều kiện tốt nhất, trẻ em sẽ có sức khỏe tốt hơn, tạo đà cho việc phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Trẻ em có sức khỏe tốt, chăm ngoan, học giỏi sẽ giúp cha mẹ yên tâm lao động sản xuất, công tác để nâng cao thu nhập, gia đình sẽ hòa thuận và hạnh phúc hơn.
(3) Đối với quyền sống chung với cha mẹ (Điều 13)
- Tạo mọi điều kiện để trẻ em được sống trong tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ về thể chất, tinh thần của cha mẹ và người thân;
- Gia đình nhận trẻ em mồ côi không nơi nương tựa làm con nuôi cũng phải tạo mọi điều kiện để trẻ em được sống trong tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ về thể chất, tinh thần;
- Trẻ em có thể phải cách ly cha mẹ theo quy định của pháp luật.
Cha mẹ, người giám hộ và các thành viên của gia đình phải có trách nhiệm phối hợp cùng chính quyền thực hiện nghiêm chỉnh việc cách ly trẻ em khỏi cha mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Khi được sống với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc phải cách ly, trẻ em đều được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn và thuận lợi hơn để phát triển trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
(4) Đối với quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14)
Gia đình cần nhận thức đúng và làm những việc sau:
- Gia đình là nơi tốt nhất để trẻ em được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; là nơi tốt nhất để che trở, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em;
- Cha mẹ, người nuôi dưỡng và mọi thành viên trong gia đình phải tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được hưởng các quyền cơ bản theo quy định của Luật; không thực hiện những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em;
- Hiểu được sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em trong các giai đoạn từ khi sinh ra đến khi trưởng thành;
- Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em là trái pháp luật và đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
- Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức xã hội để ngăn chặn và giải quyết kịp thời những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em;
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, trẻ em nhận thức được công lao to lớn của cha mẹ và gia đình trong quá trình nuôi dưỡng mình, từ đó có hành vi ứng xử đúng đắn để đáp lại công ơn của cha mẹ và gia đình, làm cho gia đình hòa thuận và hạnh phúc hơn
(5) Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15)
* Với trẻ em dưới sáu tuổi:
Cha mẹ, người giám hộ và người thân của gia đình cần biết để thực hiện:
- Trẻ em dưới sáu tuổi là trẻ em chưa đủ sáu năm tuổi (dưới 72 tháng tuổi);
- Trẻ em dưới sáu tuổi sẽ được hưởng những lợi ích về khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế cộng lập theo quy định của pháp luật;
- Kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ em theo khoa học, không để trẻ em bị suy dinh dưỡng;
* Với trẻ em nói chung:
Cha mẹ, người giám hộ và người thân của gia đình có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, phòng bệnh, khám chữa bệnh cho trẻ em.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, sức khỏe của trẻ em sẽ tốt hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian cho khám, chữa bệnh để phát triển kinh tế gia đình, làm cho gia đình hạnh phúc hơn
(6) Đối với quyền được học tập (Điều 16)
- Gia đình cần biết, trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5;
- Có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được đi học đúng tuổi; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, trình độ văn hóa của trẻ em sẽ được nâng cao, trẻ em có nhiều cơ hội và điều kiện hơn để thực hiện ước mơ trở thành người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng mong muốn của gia đình và xã hội
(7) Đối với quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điều 17)
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi do gia đình, nhà trường và xã hội tổ chức.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, tinh thần trẻ em được thoải mái, vui vẻ hơn; khích lệ trẻ em chăm chỉ hơn trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Thông qua các qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, khả năng của trẻ em dần dần được bộc lộ, giúp gia đình phát hiện được năng khiếu của con em mình; từ đó có định hướng bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em
(8) Đối với quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18)
- Gia đình có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em trên các lĩnh vực.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, năng khiếu của trẻ em được phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Đó cũng là niềm tự hào, hạnh phúc của gia đình
(9) Đối với quyền có tài sản (Điều 19)
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm BV quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của PL;
- Cha mẹ, người giám hộ phải giữ gìn, quản lý tài sản của TE và giao lại cho TE theo quy định của PL;
- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền: Thực hiện tốt quyền này, gia đình sẽ biết phải làm gì và làm như thế nào để bảo vệ tài sản hợp pháp của trẻ em theo quy định của pháp luật; tạo cho trẻ em có tài sản khi đến tuổi trưởng thành, giảm bớt gánh nặng của gia đình trong việc giúp con em mình lập nghiệp
(10) Đối với quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20)
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận các kênh thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, sự hiểu biết, kiến thức của trẻ em ngày càng được hoàn thiện phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em thực hiện được nguyện vọng chính đáng của mình trong học tập và phát triển tư duy sáng tạo để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng mong muốn của gia đình và xã hội
Trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
a. Trách nhiệm chung:
Cha mẹ, người nuôi dưỡng và mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
- Hiểu đúng, đầy đủ nội dung các điều khoản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Nhận thức được: bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, mà gia đình là chủ yếu;
- Phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;
- Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế;
- Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hòa nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt;
- Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mình, gia đình có thể trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bằng các hình thức như:
+ Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
+ Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;
+ Tham gia các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức
b. Trách nhiệm cụ thể:
Để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ngày càng tốt hơn, cần hướng nội dung tuyên truyền vào những hành vi cụ thể mà gia đình có trách nhiệm phải thực hiện theo từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật. Cụ thể:
(1) Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em bị bỏ rơi:
Để trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, nuôi dưõng tốt hơn, mọi gia đình cần biết:
- Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức,cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (Điều 51, khoản 2);
- Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (Điều 51, khoản 3).
Những gia đình có điều kiện nên chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước và xã hội bằng cách như:
- Nhận nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi;
- Giúp đỡ các gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
(2) Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật và trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học:
Để giúp trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học hồi phục sức khỏe và sớm được hòa nhập cộng đồng, gia đình cần biết và làm những việc như:
Trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia họat động xã hội (Điều 52).
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Sớm phát hiện tình trạng bệnh tật của trẻ em để khám và chữa trị kịp thời;
- Tạo điều kiện để đưa trẻ em vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật, học văn hóa, học nghề và tham gia các hoạt động xã hội;
- Giúp trẻ em phục hồi chức năng theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn;
- Khi cần sự giúp đỡ, có thể liên hệ với cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp xã; các cơ quan, tổ chức khác ở cấp xã.
(3) Đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS:
Để trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, gia đình cần biết và làm những việc như:
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em (Điều 53).
- Những việc gia đình cần làm đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS:
+ Không có những lời nói, việc làm gây mặc cảm đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS;
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng với tất cả tình thương và điều kiện tốt nhất phù hợp với hoàn cảnh của gia đình;
(4) Đối với trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và trẻ em phải làm việc xa gia đình:
Để tạo môi trường an toàn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và trẻ em phải làm việc xa gia đình, gia đình cần biết:
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi trong phạm vi địa phương;
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em
- UBND cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Thường xuyên trao đổi với trẻ em, đặc biệt là trẻ em phải làm việc xa gia đình, để nắm bắt kịp thời những ảnh hưởng của môi trường làm việc tới sức khỏe, học hành, tu dưỡng đạo đức của trẻ em; từ đó, có trách nhiệm giúp trẻ em sớm được làm những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi;
- Tạo điều kiện để trẻ em được học nghề, học văn hóa;
- Khi có nhu cầu được giúp đỡ, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã.
(5) Đối với trẻ em lang thang:
Để ngăn chặn và tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ em lang thang hòa nhập với gia đình và cộng đồng, gia đình cần biết:
- UBND cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với TELT của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xóa đói, giảm nghèo;
- Đối với TE đi LT cùng gia đình, UBND cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để các em được hưởng các quyền của mình; (theo Khoản 2, Điều 55)
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội.
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Chủ động khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã để được giúp đỡ, tạo điều kiện đưa trẻ em hồi gia; tạo việc làm phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi; hoặc giúp định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình;
- Với trẻ em tự ý bỏ nhà đi lang thang, cần giải thích, giáo dục về tác hại của việc đi lang thang để trẻ em tự nguyện trở về với gia đình.
(6) Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục:
Để ngăn chặn và giúp đỡ trẻ em bị xâm hại tình dục sớm được hòa nhập với gia đình và cộng đồng, gia đình cần biết:
- Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Gần gũi để giúp trẻ em vượt qua những khủng hoảng về tâm lý, những tổn thương về sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách tâm sự, chia sẽ cùng trẻ em với tất cả tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là cha mẹ;
- Tạo cơ hội và điều kiện để trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi để giúp các em có kỹ năng sống cần thiết nhằm phòng ngừa có hiệu quả những hành vi xâm hại tình dục.
(7) Đối với trẻ em nghiện ma túy:
Để ngăn chặn và giúp trẻ em nghiện ma túy sớm từ bỏ tệ nạn này, gia đình cần biết:
- Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma túy có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng, chống ma túy.
- Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu cực dành riêng cho trẻ em.
- Trẻ em cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính.
Những việc mà gia đình cần làm với đối tượng trẻ em này là:
- Giúp trẻ em cai nghiện tại nhà theo đúng hướng dẫn của người/ cơ quan có trách nhiệm;
- Trường hợp không đủ điều kiện cai nghiện tại nhà, có thể nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân cấp xã để đưa trẻ em vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy.
- Khi phát hiện trẻ em có những dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến ma túy, cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương như Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm cách ngăn chặn kịp thời, giúp trẻ em không sa vào tệ nạn ma túy
(8) Đối với trẻ em vi phạm pháp luật:
Để ngăn chặn và giúp trẻ em vi phạm pháp luật sớm sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội, gia đình cần biết:
- Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm,có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng;
- Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên;
- Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hóa, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.
Những việc mà gia đình cần làm với đối tượng trẻ em này là:
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên, giáo dục khi trẻ em vi phạm pháp luật bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự phải cách ly gia đình;
- Khi trẻ em vi phạm pháp luật sống cùng gia đình, cha mẹ và người thân trong gia đình cần chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em được học văn hóa, học nghề và làm những công việc phù hợp với khả năng và lứa tuổi.
- Khi phát hiện trẻ em có những dấu hiệu nghi ngờ vi phạm pháp luật, cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương như Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm cách ngăn chặn kịp thời, giúp trẻ em không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Nh?ng qui định pháp luật bảo vệ trẻ em
Luật bảo vệ cham sóc giáo dục trẻ em nam 2004:
Diều 7 quy định: nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục, xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác và áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hỡnh đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
Diều 14 quy định: quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em.
Luật giáo dục (nam 2001):
Diều 72 quy định: nhà giáo phải tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.
Diều 75 quy định: nhà giáo không được có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.
Diều 108 quy định: người nào có một trong nh?ng hành vi xâm hại nhân phẩm, thân thể học sinh thỡ tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hỡnh sự, nếu gây thiệt hại thỡ phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Luật hôn nhân và gia đỡnh (nam 2006):
Diều 34 quy định: cha m? khụng du?c phõn bi?t d?i x? gi?a cỏc con, ngu?c dói, hnh h?, xỳc ph?m con.
Diều 107 quy định: người nào hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ụng, b, cha, m?, v?, ch?ng, con v cỏc thnh viờn khỏc trong gia dỡnh thỡ tu? theo tớnh ch?t, m?c d? vi ph?m m b? x? ph?t hnh chớnh ho?c b? truy c?u trỏch nhi?m hỡnh s?; n?u gõy thi?t h?i thỡ ph?i b?i thu?ng.
Luật hình sự năm 2000:
Điều 151 quy định: người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 104 quy định: người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp là trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 298. Tội dùng nhục hình
Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 100. Tội bức tử
Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Điều 103. Tội đe dọa giết người
Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
Điều 110. Tội hành hạ người khác
Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp là người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Điều 121. quy định người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Nghị định 114/ND-CP nam 2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số, gia đỡnh và trẻ em:
Nếu gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻ em thỡ phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng
Nếu gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻ em nặng hơn thỡ phạt từ 3.000.000d đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra còn phải bồi thường nh?ng chi phí cho việc đi lại, đưa trẻ về gia đỡnh hoặc chi phí thuốc men, ch?a bệnh.
các bác, các anh, chị
tham gia lớp tập huấn
Tuyên truyền Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chyên đề
Tuyên truyền cho nhóm đối tượng là gia đình
Trách nhiệm thực hiện các nhóm quyền cơ bản của trẻ em:
a. Trách nhiệm chung:
Cha mẹ, người giám hộ và mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
- Hiểu đúng, đầy đủ nội dung từng nhóm quyền cơ bản của trẻ em;
- Phải tôn trọng và gương mẫu thực hiện các nhóm quyền của trẻ em. Không thực hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em;
- Tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất để trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản theo quy định của Luật;
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, các tổ chức xã hội, chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện các nhóm quyền của trẻ em;
b. Trách nhiệm cụ thể:
Để trẻ em được hưởng đầy đủ các nhóm quyền cơ bản của mình, cần hướng nội dung tuyên truyền vào những hành vi cụ thể mà gia đình có trách nhiệm phải thực hiện theo từng nhóm quyền của Luật. Cụ thể:
(1) Đối với quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11)
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn (vùng đồng bằng, đô thị là 30 ngày sau khi trẻ sinh ra; vùng sâu, vùng xa là 60 ngày);
- Nếu còn trẻ em chưa được khai sinh, không kể vì lý do gì, thì cha mẹ, người giám hộ hoặc người thân của trẻ em phải tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ em;
- Trẻ em chưa có quốc tịch hoặc muốn thay đổi quốc tịch thì cha mẹ người giám hộ hay chính trẻ em có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giúp đỡ để làm thủ tục xác định hoặc thay đổi quốc tịch cho các em theo quy định của Luật quốc tịch và các văn bản pháp luật liên quan.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này là trẻ em có giấy khai sinh, một giấy thông hành bước vào đời, một loại giấy tờ rất cần thiết và không thể thiếu trong hồ sơ của mỗi người trong quá trình học tập, xin việc làm, tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội. Ngoài ra, giấy khai sinh cũng rất cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
(2) Đối với quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12)
- Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
- Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
- Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, trẻ em sẽ được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng với điều kiện tốt nhất, trẻ em sẽ có sức khỏe tốt hơn, tạo đà cho việc phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Trẻ em có sức khỏe tốt, chăm ngoan, học giỏi sẽ giúp cha mẹ yên tâm lao động sản xuất, công tác để nâng cao thu nhập, gia đình sẽ hòa thuận và hạnh phúc hơn.
(3) Đối với quyền sống chung với cha mẹ (Điều 13)
- Tạo mọi điều kiện để trẻ em được sống trong tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ về thể chất, tinh thần của cha mẹ và người thân;
- Gia đình nhận trẻ em mồ côi không nơi nương tựa làm con nuôi cũng phải tạo mọi điều kiện để trẻ em được sống trong tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ về thể chất, tinh thần;
- Trẻ em có thể phải cách ly cha mẹ theo quy định của pháp luật.
Cha mẹ, người giám hộ và các thành viên của gia đình phải có trách nhiệm phối hợp cùng chính quyền thực hiện nghiêm chỉnh việc cách ly trẻ em khỏi cha mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Khi được sống với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc phải cách ly, trẻ em đều được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn và thuận lợi hơn để phát triển trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
(4) Đối với quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14)
Gia đình cần nhận thức đúng và làm những việc sau:
- Gia đình là nơi tốt nhất để trẻ em được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; là nơi tốt nhất để che trở, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em;
- Cha mẹ, người nuôi dưỡng và mọi thành viên trong gia đình phải tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được hưởng các quyền cơ bản theo quy định của Luật; không thực hiện những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em;
- Hiểu được sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em trong các giai đoạn từ khi sinh ra đến khi trưởng thành;
- Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em là trái pháp luật và đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
- Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức xã hội để ngăn chặn và giải quyết kịp thời những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em;
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, trẻ em nhận thức được công lao to lớn của cha mẹ và gia đình trong quá trình nuôi dưỡng mình, từ đó có hành vi ứng xử đúng đắn để đáp lại công ơn của cha mẹ và gia đình, làm cho gia đình hòa thuận và hạnh phúc hơn
(5) Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15)
* Với trẻ em dưới sáu tuổi:
Cha mẹ, người giám hộ và người thân của gia đình cần biết để thực hiện:
- Trẻ em dưới sáu tuổi là trẻ em chưa đủ sáu năm tuổi (dưới 72 tháng tuổi);
- Trẻ em dưới sáu tuổi sẽ được hưởng những lợi ích về khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế cộng lập theo quy định của pháp luật;
- Kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ em theo khoa học, không để trẻ em bị suy dinh dưỡng;
* Với trẻ em nói chung:
Cha mẹ, người giám hộ và người thân của gia đình có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, phòng bệnh, khám chữa bệnh cho trẻ em.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, sức khỏe của trẻ em sẽ tốt hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian cho khám, chữa bệnh để phát triển kinh tế gia đình, làm cho gia đình hạnh phúc hơn
(6) Đối với quyền được học tập (Điều 16)
- Gia đình cần biết, trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5;
- Có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được đi học đúng tuổi; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, trình độ văn hóa của trẻ em sẽ được nâng cao, trẻ em có nhiều cơ hội và điều kiện hơn để thực hiện ước mơ trở thành người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng mong muốn của gia đình và xã hội
(7) Đối với quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điều 17)
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi do gia đình, nhà trường và xã hội tổ chức.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, tinh thần trẻ em được thoải mái, vui vẻ hơn; khích lệ trẻ em chăm chỉ hơn trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Thông qua các qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, khả năng của trẻ em dần dần được bộc lộ, giúp gia đình phát hiện được năng khiếu của con em mình; từ đó có định hướng bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em
(8) Đối với quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18)
- Gia đình có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em trên các lĩnh vực.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, năng khiếu của trẻ em được phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Đó cũng là niềm tự hào, hạnh phúc của gia đình
(9) Đối với quyền có tài sản (Điều 19)
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm BV quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của PL;
- Cha mẹ, người giám hộ phải giữ gìn, quản lý tài sản của TE và giao lại cho TE theo quy định của PL;
- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền: Thực hiện tốt quyền này, gia đình sẽ biết phải làm gì và làm như thế nào để bảo vệ tài sản hợp pháp của trẻ em theo quy định của pháp luật; tạo cho trẻ em có tài sản khi đến tuổi trưởng thành, giảm bớt gánh nặng của gia đình trong việc giúp con em mình lập nghiệp
(10) Đối với quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20)
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận các kênh thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.
* Lợi ích của việc thực hiện quyền:
Thực hiện tốt quyền này, sự hiểu biết, kiến thức của trẻ em ngày càng được hoàn thiện phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em thực hiện được nguyện vọng chính đáng của mình trong học tập và phát triển tư duy sáng tạo để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng mong muốn của gia đình và xã hội
Trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
a. Trách nhiệm chung:
Cha mẹ, người nuôi dưỡng và mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
- Hiểu đúng, đầy đủ nội dung các điều khoản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Nhận thức được: bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, mà gia đình là chủ yếu;
- Phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;
- Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế;
- Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hòa nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt;
- Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mình, gia đình có thể trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bằng các hình thức như:
+ Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
+ Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;
+ Tham gia các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức
b. Trách nhiệm cụ thể:
Để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ngày càng tốt hơn, cần hướng nội dung tuyên truyền vào những hành vi cụ thể mà gia đình có trách nhiệm phải thực hiện theo từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật. Cụ thể:
(1) Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em bị bỏ rơi:
Để trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, nuôi dưõng tốt hơn, mọi gia đình cần biết:
- Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức,cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (Điều 51, khoản 2);
- Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (Điều 51, khoản 3).
Những gia đình có điều kiện nên chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước và xã hội bằng cách như:
- Nhận nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi;
- Giúp đỡ các gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
(2) Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật và trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học:
Để giúp trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học hồi phục sức khỏe và sớm được hòa nhập cộng đồng, gia đình cần biết và làm những việc như:
Trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia họat động xã hội (Điều 52).
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Sớm phát hiện tình trạng bệnh tật của trẻ em để khám và chữa trị kịp thời;
- Tạo điều kiện để đưa trẻ em vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật, học văn hóa, học nghề và tham gia các hoạt động xã hội;
- Giúp trẻ em phục hồi chức năng theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn;
- Khi cần sự giúp đỡ, có thể liên hệ với cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp xã; các cơ quan, tổ chức khác ở cấp xã.
(3) Đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS:
Để trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, gia đình cần biết và làm những việc như:
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em (Điều 53).
- Những việc gia đình cần làm đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS:
+ Không có những lời nói, việc làm gây mặc cảm đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS;
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng với tất cả tình thương và điều kiện tốt nhất phù hợp với hoàn cảnh của gia đình;
(4) Đối với trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và trẻ em phải làm việc xa gia đình:
Để tạo môi trường an toàn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và trẻ em phải làm việc xa gia đình, gia đình cần biết:
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi trong phạm vi địa phương;
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em
- UBND cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Thường xuyên trao đổi với trẻ em, đặc biệt là trẻ em phải làm việc xa gia đình, để nắm bắt kịp thời những ảnh hưởng của môi trường làm việc tới sức khỏe, học hành, tu dưỡng đạo đức của trẻ em; từ đó, có trách nhiệm giúp trẻ em sớm được làm những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi;
- Tạo điều kiện để trẻ em được học nghề, học văn hóa;
- Khi có nhu cầu được giúp đỡ, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã.
(5) Đối với trẻ em lang thang:
Để ngăn chặn và tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ em lang thang hòa nhập với gia đình và cộng đồng, gia đình cần biết:
- UBND cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với TELT của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xóa đói, giảm nghèo;
- Đối với TE đi LT cùng gia đình, UBND cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để các em được hưởng các quyền của mình; (theo Khoản 2, Điều 55)
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội.
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Chủ động khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã để được giúp đỡ, tạo điều kiện đưa trẻ em hồi gia; tạo việc làm phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi; hoặc giúp định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình;
- Với trẻ em tự ý bỏ nhà đi lang thang, cần giải thích, giáo dục về tác hại của việc đi lang thang để trẻ em tự nguyện trở về với gia đình.
(6) Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục:
Để ngăn chặn và giúp đỡ trẻ em bị xâm hại tình dục sớm được hòa nhập với gia đình và cộng đồng, gia đình cần biết:
- Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Những việc mà gia đình cần làm cho đối tượng trẻ em này là:
- Gần gũi để giúp trẻ em vượt qua những khủng hoảng về tâm lý, những tổn thương về sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách tâm sự, chia sẽ cùng trẻ em với tất cả tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là cha mẹ;
- Tạo cơ hội và điều kiện để trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi để giúp các em có kỹ năng sống cần thiết nhằm phòng ngừa có hiệu quả những hành vi xâm hại tình dục.
(7) Đối với trẻ em nghiện ma túy:
Để ngăn chặn và giúp trẻ em nghiện ma túy sớm từ bỏ tệ nạn này, gia đình cần biết:
- Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma túy có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng, chống ma túy.
- Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu cực dành riêng cho trẻ em.
- Trẻ em cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính.
Những việc mà gia đình cần làm với đối tượng trẻ em này là:
- Giúp trẻ em cai nghiện tại nhà theo đúng hướng dẫn của người/ cơ quan có trách nhiệm;
- Trường hợp không đủ điều kiện cai nghiện tại nhà, có thể nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân cấp xã để đưa trẻ em vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy.
- Khi phát hiện trẻ em có những dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến ma túy, cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương như Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm cách ngăn chặn kịp thời, giúp trẻ em không sa vào tệ nạn ma túy
(8) Đối với trẻ em vi phạm pháp luật:
Để ngăn chặn và giúp trẻ em vi phạm pháp luật sớm sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội, gia đình cần biết:
- Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm,có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng;
- Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên;
- Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hóa, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.
Những việc mà gia đình cần làm với đối tượng trẻ em này là:
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên, giáo dục khi trẻ em vi phạm pháp luật bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự phải cách ly gia đình;
- Khi trẻ em vi phạm pháp luật sống cùng gia đình, cha mẹ và người thân trong gia đình cần chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em được học văn hóa, học nghề và làm những công việc phù hợp với khả năng và lứa tuổi.
- Khi phát hiện trẻ em có những dấu hiệu nghi ngờ vi phạm pháp luật, cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương như Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm cách ngăn chặn kịp thời, giúp trẻ em không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Nh?ng qui định pháp luật bảo vệ trẻ em
Luật bảo vệ cham sóc giáo dục trẻ em nam 2004:
Diều 7 quy định: nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục, xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác và áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hỡnh đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
Diều 14 quy định: quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em.
Luật giáo dục (nam 2001):
Diều 72 quy định: nhà giáo phải tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.
Diều 75 quy định: nhà giáo không được có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.
Diều 108 quy định: người nào có một trong nh?ng hành vi xâm hại nhân phẩm, thân thể học sinh thỡ tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hỡnh sự, nếu gây thiệt hại thỡ phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Luật hôn nhân và gia đỡnh (nam 2006):
Diều 34 quy định: cha m? khụng du?c phõn bi?t d?i x? gi?a cỏc con, ngu?c dói, hnh h?, xỳc ph?m con.
Diều 107 quy định: người nào hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ụng, b, cha, m?, v?, ch?ng, con v cỏc thnh viờn khỏc trong gia dỡnh thỡ tu? theo tớnh ch?t, m?c d? vi ph?m m b? x? ph?t hnh chớnh ho?c b? truy c?u trỏch nhi?m hỡnh s?; n?u gõy thi?t h?i thỡ ph?i b?i thu?ng.
Luật hình sự năm 2000:
Điều 151 quy định: người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 104 quy định: người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp là trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 298. Tội dùng nhục hình
Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 100. Tội bức tử
Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Điều 103. Tội đe dọa giết người
Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
Điều 110. Tội hành hạ người khác
Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp là người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Điều 121. quy định người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Nghị định 114/ND-CP nam 2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số, gia đỡnh và trẻ em:
Nếu gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻ em thỡ phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng
Nếu gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻ em nặng hơn thỡ phạt từ 3.000.000d đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra còn phải bồi thường nh?ng chi phí cho việc đi lại, đưa trẻ về gia đỡnh hoặc chi phí thuốc men, ch?a bệnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thi Huyền
Dung lượng: 332,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)