LS ĐỊA PHƯƠNG: XÃ PHÚ CƯỜNG-SÓC SƠN

Chia sẻ bởi Phạm Hải Nam | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: LS ĐỊA PHƯƠNG: XÃ PHÚ CƯỜNG-SÓC SƠN thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Lịch sử
Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy, cô giáo
Kiểm tra bài cũ.
Bản đồ Huyện Sóc Sơn
Quan sát bản đồ huyện Sóc Sơn dưới đây và chỉ địa phận xã Phú Cường
Xã Phú Cường nằm ở Phía nào của Thành phố Hà Nội ?
Xã Phú Cường nằm ở phía Bắc Thành phố
Hà Nội
Lịch sử địa phương.
Tiết 1.
Lịch sử xã Phú Cường
1. Vị trí-giới hạn
* Xã Phú Cường nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Tây Nam huyện Sóc Sơn, phía Bắc giáp xã Quang Tiến và sân bay quốc tế Nội Bài, phía Tây giáp xã Thanh Xuân, phía Nam giáp xã Quang Minh ( Mê Linh) và xã Bắc Hồng (Đông Anh), ranh giới là đoạn sông Cà Lồ thuộc địa phận xã dài 3.5 km, phía Đông giáp xã Phú Minh.
Xã Phú Cường nằm ở Phía nào của huyện Sóc Sơn
Xã Phú Cường nằm ở phía
Tây Nam huyện Sóc Sơn
Xã Quang Tiến
sân bay quốc tế Nội Bài
xã Thanh Xuân
xã Quang Minh
(huyện Mê Linh)
xã Bắc Hồng
(huyện Đông Anh)
xã Phú Minh
xã Phú Cường
* Giới hạn
Xã Quang Tiến
sân bay quốc tế Nội Bài

Thanh Xuân
xã Quang Minh
(huyện Mê Linh)
xã Bắc Hồng
(huyện Đông Anh)
xã Phú Minh
* Phía Bắc:
Giáp xã Quang Tiến và sân bay Nội Bài
* Phía Tây:
Giáp xã Thanh Xuân
* Phía Nam:
Giáp xã Quang Minh ( Mê Linh) và
xã Bắc Hồng
(Đông Anh)
* Phía Đông :
Giáp xã Phú Minh
* Dân số toàn xã tính đến hết năm 2010 là 3024 hộ, với 12321 nhân khẩu. Diện tích đất tự nhiên của xã là 899.13 ha. Trên địa bàn xã có các nút giao thông đường bộ quan trọng như: đường quốc lộ 2, quốc lộ 18, đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội bài, đường nối Nhật Tân và đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Diện tích, dân số và giao thông
Dựa vào thông tin trong phiếu bài tập. Hãy điền thông tin vào bảng sau :
899,13 ha
Tính đến hết năm 2010 là 3024 hộ, với 12321 nhân khẩu
Quan sát bản đồ, hãy chỉ vị trí thôn làng nơi con ở
Quan sát bản đồ, hãy chỉ các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua xã Phú Cường
Các tuyến đường giao thông quang trọng đia qua xã Phú Cường :
Đường quốc lộ 2, quốc lộ 18, đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội bài, đường nối Nhật Tân
Đường hàng không
( Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài )
Đường thủy : Sông Cà Lồ
1. Vị trí – Giới hạn
Xã Phú Cường nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội,phía Tây Nam huyện Sóc Sơn
Diện tích hẹp, dân số đông, có các tuyến giao thông thuận lợi
2. Truyền thống lịch sử
Từ xa xưa đến thập kỷ 50-60 của thế kỷ XX, Phú Cường có nhiều lần thay đổi về tên gọi : Làng Gia Hạ -> Hương Gia -> Hương Gia, Thụy Hương -> xã Tân Hưng -> Việt Cường và địa giới hành chính
Ngày 20/6/1949, huyện Kim Anh quyết định hợp nhất hai xã Việt Cường và Phù Xá lấy tên là xã Phú Cường.
Năm 1955, Phú Cường được chia tách thành hai xã Phú Minh và Phú Cường. Địa giới hành chính và tên gọi xã Phú Cường được giữ nguyên cho đến ngày nay
2. Truyền thống lịch sử :
Ngay từ buổi đầu lập làng, nhân dân Phú Cường đã có truyền thống đánh giặc giữ làng, giữ nước.
+ Đời Hùng Vương thứ 6, Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân qua nhiều làng xã của Kim Anh, Đa Phúc. Tại làng Gia Hạ, đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt giữa quân sĩ của Thánh Gióng và giặc Ân.
+ Năm 548-571, thời Việt Vương Triệu Quang Phục, hai tướng Trương Hống và Trương Hát đã chỉ huy quân sĩ đánh giặc tại làng Gia Hạ, nhiều con em của địa phương đã theo hai ông tham gia đánh giặc.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đền Hương Gia và đền Thụy Hương là nơi nuôi dấu cán bộ, du kích.
+ Thời kì chống Mỹ cứu nước, đền Hương Gia là nơi ăn, ở của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn không quân Sao Đỏ 921
Nhân dân xã Phú Cường có truyền thống tốt đẹp gì ?
Nhân dân xã Phú Cường có truyền thống yêu nước và đánh giặc ngoại xâm
Hãy kể tên một số di tích lịch sử mà con biết
Các Cựu chiến binh PKKQ chụp ảnh lưu niệm lần về thăm lại
nơi chiến đấu cũ ( chùa Thụy Hương tháng 12/2012)
Đền Hương gia thờ hai anh em tướng quân Trương Hống và Trương Hát
Đền Thụy Hương được xây dựng khi làng Hương gia được tách thành Hương Gia và Thụy Hương. Đền Thụy Hương cũng thờ Trương Hống, Trương Hát.
Ngày 5/3/1990, đền thờ Trương Hống, Trương Hát tại Hương Gia và Thụy Hương được Bộ Văn hóa quyết định công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa
Hầm của phi công trong thời gian chiến tranh chống Mỹ được đặt ở Chùa Thụy Hương
Chùa Thụy Hương được công nhận là Di tích Văn hóa kháng chiến năm 2007
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân xã Phú Cường đã đóng góp công sức của mình vào công cuộc giải phóng dân tộc , giải phóng đất nước và rất vinh dự cho chúng ta là nhiều lần được Bác Hồ về thăm.
Cán bộ và nhân dân xã Phú Cường đã được Đảng, nhà nước và chính phủ tặng nhiều danh hiệu. Đặc biệt, năm 2000, Chủ tịch nước tặng danh hiệu "Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã
Bác đến thăm cán bộ, chiến sĩ phòng không tại xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội
Bác Hồ đến thăm bộ đội không quân tháng 12-1967 tại xã Phú Cường
Bác Hồ đến thăm bộ đội không quân tháng 12-1967 tại xã Phú Cường
Cán bộ và nhân dân xã Phú Cường đã được Đảng, nhà nước và chính phủ tặng nhiều danh hiệu. Đặc biệt, năm 2000, Chủ tịch nước tặng danh hiệu "Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã
3. VĂN HÓA :
Nhân dân Hương Gia tổ chức lễ hội vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch, nhân dân thôn Thụy Hương tổ chức lễ hội từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại các đền thờ và nhà văn hóa của thôn.
Hoạt động lễ hội truyền thống được nhân dân thôn Hương Gia và Thụy Hương tổ chức vào thời gian nào trong năm ?
Các hoạt động văn hóa khác :
Học sinh trường Tiểu học Phú Cường thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
Học sinh trường Tiểu học Phú Cường
viếng nghĩa trang liệt sĩ
Thầy và trò trường Tiểu học Phú Cường
lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ dịp 27/7/2012
Tuổi trẻ xã Phú cường thăm hỏi
Mẹ Việt Nam Anh hùng
Tuổi trẻ xã Phú cường cùng đơn vị kết nghĩa thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng
Qua những tấm ảnh vừa quan sát, con hãy cho biết : Nhân dân xã Phú Cường còn có nét đẹp văn hóa nào nữa ?
Nhân dân xã Phú Cường còn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa.
Kể tên các nhà văn hóa, khu sinh hoạt văn hóa trên địa bàn xã Phú Cường mà con biết
Kể tên một số hoạt động VHVN-TDTT trong các nhà văn hóa thôn, khu mà con biết
Các hoạt động văn hóa, TDTT
Các hoạt động văn hóa, TDTT
Các hoạt động văn hóa, TDTT
Các hoạt động văn hóa, TDTT
Các hoạt động văn hóa, TDTT
Để phát huy những truyền thống tốt đẹp của xã Phú Cường, con sẽ làm gì để xứng đáng là con em của một xã Anh hùng ?
Củng cố-Dặn dò
Ghi nhớ
Phú Cường có nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính, đến năm 1955 thì chính thức mang tên Phú Cường
Nhân dân Phú Cường có truyền thống yêu nước và đánh giặc ngoại xâm, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, các phong trào VHVN-TDTT mạnh của huyện Sóc Sơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hải Nam
Dung lượng: 13,98MB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)