Lop 4 tuoi
Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Nam Phác |
Ngày 25/04/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: lop 4 tuoi thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHÁU LỚP MẦM
CÓ THÓI QUEN TỰ PHỤC VỤ
– Họ và tên: VƯƠNG THANH NGỌC THỦY Giới tính: Nữ Năm sinh: 1971
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân khoa học – chuyên ngành Mầm non
– Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên lớp Mầm 1
– Đơn vị: Trường Mầm non 1 Quận 11
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”.
Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và không thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lĩnh hơn nhiều so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn là chúng thường tìm ngay đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên như tôi phải tìm cách hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ngay từ bây giờ.
Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần có những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy mẫu giáo 4 – 5 tuổi bởi trong những nghiên cứu khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ đã chỉ ra rằng: “Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát thích nghi và thể hiện cảm giác của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, tự phục vụ cho chính mình. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Song do chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kĩ năng tự phục vụ bản thân. Vậy làm thế nào để có thể có một phương pháp hướng dẫn trẻ những kĩ năng tự phục vụ tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào?
Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim của người mẹ hiền thứ hai đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ”.
1.2. Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng về khả năng tự phục vụ của trẻ lớp Mầm.
+ Tìm ra các biện pháp giúp lớp Mầm có khả năng tự phục vụ.
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHÁU LỚP MẦM
CÓ THÓI QUEN TỰ PHỤC VỤ
– Họ và tên: VƯƠNG THANH NGỌC THỦY Giới tính: Nữ Năm sinh: 1971
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân khoa học – chuyên ngành Mầm non
– Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên lớp Mầm 1
– Đơn vị: Trường Mầm non 1 Quận 11
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”.
Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và không thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lĩnh hơn nhiều so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn là chúng thường tìm ngay đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên như tôi phải tìm cách hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ngay từ bây giờ.
Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần có những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy mẫu giáo 4 – 5 tuổi bởi trong những nghiên cứu khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ đã chỉ ra rằng: “Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát thích nghi và thể hiện cảm giác của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, tự phục vụ cho chính mình. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Song do chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kĩ năng tự phục vụ bản thân. Vậy làm thế nào để có thể có một phương pháp hướng dẫn trẻ những kĩ năng tự phục vụ tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào?
Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim của người mẹ hiền thứ hai đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ”.
1.2. Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng về khả năng tự phục vụ của trẻ lớp Mầm.
+ Tìm ra các biện pháp giúp lớp Mầm có khả năng tự phục vụ.
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hoàng Nam Phác
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)