Lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác trong 2 bài thơ "Cảnh Khuya" và "Rằm tháng Giêng"
Chia sẻ bởi Đỗ Trường Giang |
Ngày 28/04/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác trong 2 bài thơ "Cảnh Khuya" và "Rằm tháng Giêng" thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ : THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
CHỦ ĐIỂM
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN VÀ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA BÁC QUA HAI BÀI THƠ “ CẢNH KHUYA” VÀ “ RẰM THÁNG GIÊNG”
A. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ.
I. Cấu trúc chủ đề.
II. Mục tiêu chủ đề:
1. Kiến thức.
Cảm nhận được nhưng nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật qua các tác phẩm:
+ Nắm được vẻ đẹp tâm hồn tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tinh thần cách mạng cao cả của người chiến sĩ.
+ Từ đó thấy được thể thơ của các văn bản thuộc chủ đề và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, cảm thụ thơ, phân tích các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
- Kết hợp hài hòa các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.
- Tạo lập các văn bản biểu cảm, tự sự và nghị luận.
- Rèn kỹ năng sống gần gũi với thiên nhiên, tình yêu và sự gắn bó tha thiết với gia đình, với quê hương đất nước, luôn lạc quan yêu đời, kiên định vững vàng lí tưởng yêu nước.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng.
- Trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp tâm hồn lớn lao của Bác, của anh bộ đội cụ Hồ.
1.Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp.
2. Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật;nhận ra những giá trị nhân văn được gửi gắm trong các tác phẩm như tình yêu thương, lòng nhân ái; biết rung cảm với cái đẹp, hướng đến các giá trị chân – thiện – mĩ để tự hoàn thiện bản thân.
A. Xây dựng chủ đề
II. Mục tiêu
Những năng lực cần phát triển cho học sinh
Xây dựng chủ đề
V. Hình thức dạy học và các phương pháp dạy học chính
1. Hình thức dạy học
CHỦ ĐỀ : THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
HÌNH THỨC DẠY HỌC
NỘI KHOÁ
Xây dựng chủ đề
V. Hình thức dạy học và các phương pháp dạy học chính
2.Các phương pháp -kỹ thuật dạy học.
a. Giáo viên:
- Giáo án, phiếu học tập.
- Tranh ảnh.
- Máy chiếu.
- Băng đĩa.
- Video.
- Giấy Ao
b. Học sinh:
- Đọc, soạn bài.
- Nhóm 1- Nhóm họa sĩ: Bằng khả năng hội họa của mình, em hãy phác họa lại bức tranh cảnh đêm trăng rằm tháng giêng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Nhóm 2- Nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa: Dựa vào những kiến thức lịch sử, văn hóa mà em biết, em hãy giải thích về Tết Nguyên Tiêu; trình bày hiểu biết về giai đoạn lịch sử dân tộc sau chiến thắng Việt Bắc Thu- Đông 1947?
- Nhóm 3- Nhà nghiên cứu, phê bình văn học:
Bằng khả năng cảm thụ văn chương của mình, em hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của bài thơ?
- Nhóm 4- Nghệ sĩ: Em hãy ngâm hoặc đọc diễn cảm bài thơ có nền nhạc phụ
Xây dựng chủ đề
V. Hình thức dạy học và các phương pháp dạy học chính
3.Các phương tiện hỗ trợ dạy học
IV. Nội dung tích hợp liên môn, phân môn và liên hệ thực tiễn.
1. Tích hợp liên môn: Môn Lịch sử, Địa lý, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân.
2. Tích hợp phân môn:
a. Tiếng Việt: Điệp ngữ, từ Hán Việt.
b. Văn học: So sánh, liên hệ bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi với “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh; bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
c. Tập làm văn: Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
3. Vận dụng vào thực tiễn.
Sau khi học xong chủ đề, các em càng gắn bó hơn với thiên nhiên, quê hương, đất nước và càng thêm trận trọng, ngưỡng mộ Bác Hồ kính yêu, anh bộ đội cụ Hồ
B.Kế hoạch triển khai chủ đề
II. Kế hoạch kiểm tra của chủ đề:
1. Xác định mục đích của đề kiểm tra:
2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức : có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan
Ma trận đề kiểm tra
Đề bài
I. Trắc nghiệm: Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng:
Đọc đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục …….. cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Ngữ văn 7, tập một)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Mùa xuân của tôiC. Sau phút chia ly B. Tiếng gà trưaD. Bạn đến chơi nhà
Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ đó?
A. Mùa xuân của tôiC. Sau phút chia lyB. Tiếng gà trưaD. Bạn đến chơi nhà
Câu 3: Đoạn trích được viết chủ yếu theo phương thức nào?
A. Thuyết minhC. Biểu cảm B. Miêu tảD. Tự sự
Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng với đoạn thơ?
Nhà thơ thật tinh tế trước việc cảm nhận âm thanh và màu sắc.
Nhà thơ nghe tiếng gà bằng cả cảm xúc và tâm hồn
Tiếng gà làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, làm xao động hồn người.
Tiếng gà gợi lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp.
II. Tự luận
Câu 1: a) Chép lại nguyên văn bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
b) Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
Đáp án và biểu điểm
Trắc nghiệm: (2,0đ)
Mỗi câu đúng được 0,5 đ
II. Tự luận: (8,0 đ)
Câu 1: a) HS chép lại nguyên văn bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh như trong sách giáo khoa. (2 điểm)
b) Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng phép so sánh tài tình …… làm cho núi rừng hoang sơ trở lên thân thuộc, ấm áp tình người
(1,5 điểm)
- Bút pháp thi trung hữu họa ở câu thơ thứ hai khiến cảnh bình dị trở lên huyền ảo, đáng yêu. (1,5 điểm)
Câu 2: Cảm nhận vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh:
Vẻ đẹp tâm hồn, nỗi trăn trở vì việc nước của chủ tịch Hồ Chí Minh trong một đem không ngủ.
(1,5 điểm)
- phong thái ung dung, bản lĩnh kiên cường, tinh thần lạc quan cách mạng của nhà thơ.
Tình yêu thiên nhiên, yêu nước ……. (1,5 điểm)
BÀI HỌC MINH HỌA
Tiết 45: Văn bản:
Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.
-Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ thống nhất với tâm hồn nghệ sĩ, phong thái ung dung tự tại lạc quan của Người.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đắc sắc trong hai bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng”. Tìm những nét tương đồng giữa hai bài thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục tình cảm yêu quý và kính trọng Bác.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Năng lực thưởng thức văn học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sáng tạo
II. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động thực hành
4. Hoạt động ứng dụng
5. Hoạt động bổ sung
Hoạt động 1: Khởi động( Thời gian: 5 phút).
Nghe đoạn nhạc
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng
Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Trường Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)