Lichsu6-k1
Chia sẻ bởi Nghiem Xuan Duong |
Ngày 16/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: lichsu6-k1 thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
Đề kiểm tra chất lượng học kì I- Năm học 2008 – 2009
Môn: lịch sử 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (4đ) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây (về sự hình thành, cơ sở kinh tế, các giai cấp chính và thể chế nhà nước)?
Câu 2: (2đ) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang, nhận xét về bộ máy nhà nước ta thời đó?
Câu 3 (4đ) Nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào? Dưới thời Âu Lạc kinh tế, xã hội nước ta có gì thay đổi?
==================================================
Đáp án- Biểu Điểm
Câu 1: (4đ) * Giống nhau: (1đ)
- Đều hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
* Khác nhau: (3đ)
- Về sự hình thành: quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Tây; địa điểm hình thành ở phương Đông là bên lưu vực các con sông lớn, còn phương Tây là trên hai bán đảo vươn ra Địa Trung Hải.
- Về cơ sở kinh tế: hoạt động kinh tế chính ở phương Đông là nông nghiệp, còn phương Tây là thủ công nghiệp.
- Về giai cấp chính: phương Đông gồm có quý tộc và nông dân công xã, phương Tây gồm có chủ nô và nô lệ.
- Về thể chế nhà nước: phương Đông là nhà nước chuyên chế cổ đại do vua đứng đầu, phương Tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Câu 2: (2đ) Vẽ đúng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang: (1đ)
- Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Văn Lang còn rất đơn giản và sơ khai, nó có ý nghĩa mở đầu cho thời kì dựng nước của dân tộc ta. (1đ)
Câu 3 (4đ) * Hoàn cảnh: (3đ)
- Cuối thế kỉ III trước CN, nước Văn Lang không còn yên bình: vua ham ăn uống vui chơi, thiên tai lũ lụt xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Năm 218 – TCN, quân Tần xâm lược.
- Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, người Tây Âu và Lạc Việt đã đấu tranh chống lại quân Tần, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau sáu năm.
- Năm 207 – TCN Thục Phán buộc vua Hùng phải nhường ngôi, hai vùng đất cũ cuả ngườu Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành nước mới có tên là Âu Lạc.
* Thay đổi: (1đ)
- Kinh tế: Công cụ lao động được cải tiến, nghề trồng trọt và chăn nuôi rất phát triển, các nghề thủ công đều tiến bộ, ngành xây dựng và luyện kim đặc biêt phát triển.
- Xã hội: dân số tăng, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
==================================================
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nghiem Xuan Duong
Dung lượng: 24,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)