Lich su nguyen trai
Chia sẻ bởi Trương Trung Nam |
Ngày 11/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: lich su nguyen trai thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
SƠ LƯỢC VỀ NGUYỄN TRÃI
Thân thế
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo đức phong cách của ông rất cao đẹp. Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và âm nhạc xuất sắc. Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông.
Ngay từ khi còn sống, Nguyễn Trãi đã được những người đương thời khen ngợi là:
Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền
Nghĩa là:
Dựng nước và làm vẻ vang tổ quốc, từ xưa chưa ai được như ông.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), tên tự là Ức Trai, sống vào một giai đoạn lịch sử sôi động, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ thời đấu tranh chống ách Minh thuộc (của nhà hậu Trần, của các phong trào nhân dân khắp nước, của nghĩa quân Lam Sơn) cho tới đầu đời Lê. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, tên hiệu là Nhị Khê, vốn gốc làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc Chí Linh Hải Dương), nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi (sau đổi tên thành Nhị Khê) huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín Hà Tây cũ).
Lúc còn là thư sinh, Nguyễn Ứng Long vì nổi tiếng hay chữ cho nên được Trần Nguyên Đán, tể tướng và là tông thất nhà Trần gả con gái cho. Năm 1374, Nguyễn Ứng Long đi thi, đậu Bảng Nhãn. Nhưng vì là con nhà thứ dân mà dám lấy con gái nhà hoàng tộc cho nên không được Trần Nghệ Tông cho làm quan và đành trở về quê dạy học.
Thời trẻ
Lúc ông lên 5 tuổi mẹ ông mất.
Nguyễn Trãi lúc nhỏ ở với ông ngoại là Trần Nguyên Đán. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về trí sĩ ở Côn Sơn, đem theo cả Nguyễn Trãi về đấy. Côn Sơn lại chính là nơi quê tổ của họ Nguyễn vì cả dãy núi này thuộc vào địa phận xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn. Từ năm 1390, sau khi ông ngoại mất, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha
Thời Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm đó cũng là năm mở khoa thi đầu tiên của nhà Hồ. Nguyễn Trãi đi thi và đậu thái học sinh. Năm 1401, Nguyễn Ứng Long đổi tên là Nguyễn Phi Khanh và được nhà Hồ vời ra làm quan, lĩnh chức Quốc tử giám tư nghiệp. Còn Nguyễn Trãi thì sau khi thi đỗ được nhà Hồ cử giữ chức Ngự sử đài chính chưởng. Như vậy là hai cha con Nguyễn Trãi thuộc số những người ra làm quan với nhà Hồ ngay từ đầu.
Năm 1407, nhà Minh đánh Đại Ngu. Cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa về Kim Lăng. Một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt đi cùng với Hồ Quý Ly. Nguyễn Trãi muốn trọn đạo hiếu bèn đi theo cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên trở về Tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha thì mới là đạo hiếu. [2]
Trên đường trở về Nguyễn Trãi bị người Minh bắt và đem giam lỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội) và mặc dù bị đe dọa, mua chuộc, ông cũng không chịu ra làm quan với nhà Minh. Năm 1417, ông trốn khỏi Đông Quan, rồi sau đó tìm đường vào giúp Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã dâng lên Lê Lợi tập Bình Ngô sách
Theo Ngô Thế Vinh (nửa đầu thế kỉ thứ 19), viết trong tựa sách Ức Trai thi văn tập thì phương châm cơ bản nêu trong Bình Ngô sách "không nói đánh thành mà giỏi bàn về cách đánh lòng" . Tư tưởng chiến lược này chính là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của nghĩa quân. Trong thời gian kháng chiến, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi trù hoạch quân mưu. Ông lại góp phần xây dựng chính quyền dân tộc đối lập với chính quyền xâm lược. Nguyễn Trãi đã nhân danh Lê Lợi viết những thư từ giao thiệp với tướng Minh. Những bức thư đó (về sau được tập hợp dưới cái tên Quân trung từ mệnh tập) có tính chiến đấu mạnh mẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh vào tinh thần địch quân.
Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn
Từ xa, Nguyễn Trãi đã nhận thấy ở Lê Lợi một người anh hùng lỗi lạc có thể đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thành công, nên Nguyễn Trãi đã bỏ qua nhiều phong trào khởi nghĩa ở các địa phương gần, để lặn lội vào miền núi rừng Thanh Hoa, tìm gặp Lê Lợi và
Thân thế
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo đức phong cách của ông rất cao đẹp. Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và âm nhạc xuất sắc. Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông.
Ngay từ khi còn sống, Nguyễn Trãi đã được những người đương thời khen ngợi là:
Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền
Nghĩa là:
Dựng nước và làm vẻ vang tổ quốc, từ xưa chưa ai được như ông.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), tên tự là Ức Trai, sống vào một giai đoạn lịch sử sôi động, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ thời đấu tranh chống ách Minh thuộc (của nhà hậu Trần, của các phong trào nhân dân khắp nước, của nghĩa quân Lam Sơn) cho tới đầu đời Lê. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, tên hiệu là Nhị Khê, vốn gốc làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc Chí Linh Hải Dương), nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi (sau đổi tên thành Nhị Khê) huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín Hà Tây cũ).
Lúc còn là thư sinh, Nguyễn Ứng Long vì nổi tiếng hay chữ cho nên được Trần Nguyên Đán, tể tướng và là tông thất nhà Trần gả con gái cho. Năm 1374, Nguyễn Ứng Long đi thi, đậu Bảng Nhãn. Nhưng vì là con nhà thứ dân mà dám lấy con gái nhà hoàng tộc cho nên không được Trần Nghệ Tông cho làm quan và đành trở về quê dạy học.
Thời trẻ
Lúc ông lên 5 tuổi mẹ ông mất.
Nguyễn Trãi lúc nhỏ ở với ông ngoại là Trần Nguyên Đán. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về trí sĩ ở Côn Sơn, đem theo cả Nguyễn Trãi về đấy. Côn Sơn lại chính là nơi quê tổ của họ Nguyễn vì cả dãy núi này thuộc vào địa phận xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn. Từ năm 1390, sau khi ông ngoại mất, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha
Thời Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm đó cũng là năm mở khoa thi đầu tiên của nhà Hồ. Nguyễn Trãi đi thi và đậu thái học sinh. Năm 1401, Nguyễn Ứng Long đổi tên là Nguyễn Phi Khanh và được nhà Hồ vời ra làm quan, lĩnh chức Quốc tử giám tư nghiệp. Còn Nguyễn Trãi thì sau khi thi đỗ được nhà Hồ cử giữ chức Ngự sử đài chính chưởng. Như vậy là hai cha con Nguyễn Trãi thuộc số những người ra làm quan với nhà Hồ ngay từ đầu.
Năm 1407, nhà Minh đánh Đại Ngu. Cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa về Kim Lăng. Một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt đi cùng với Hồ Quý Ly. Nguyễn Trãi muốn trọn đạo hiếu bèn đi theo cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên trở về Tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha thì mới là đạo hiếu. [2]
Trên đường trở về Nguyễn Trãi bị người Minh bắt và đem giam lỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội) và mặc dù bị đe dọa, mua chuộc, ông cũng không chịu ra làm quan với nhà Minh. Năm 1417, ông trốn khỏi Đông Quan, rồi sau đó tìm đường vào giúp Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã dâng lên Lê Lợi tập Bình Ngô sách
Theo Ngô Thế Vinh (nửa đầu thế kỉ thứ 19), viết trong tựa sách Ức Trai thi văn tập thì phương châm cơ bản nêu trong Bình Ngô sách "không nói đánh thành mà giỏi bàn về cách đánh lòng" . Tư tưởng chiến lược này chính là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của nghĩa quân. Trong thời gian kháng chiến, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi trù hoạch quân mưu. Ông lại góp phần xây dựng chính quyền dân tộc đối lập với chính quyền xâm lược. Nguyễn Trãi đã nhân danh Lê Lợi viết những thư từ giao thiệp với tướng Minh. Những bức thư đó (về sau được tập hợp dưới cái tên Quân trung từ mệnh tập) có tính chiến đấu mạnh mẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh vào tinh thần địch quân.
Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn
Từ xa, Nguyễn Trãi đã nhận thấy ở Lê Lợi một người anh hùng lỗi lạc có thể đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thành công, nên Nguyễn Trãi đã bỏ qua nhiều phong trào khởi nghĩa ở các địa phương gần, để lặn lội vào miền núi rừng Thanh Hoa, tìm gặp Lê Lợi và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Trung Nam
Dung lượng: 126,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)