Lich su dia phuong: Đình Cự Thần
Chia sẻ bởi Phạm Ánh Ngọc |
Ngày 14/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Lich su dia phuong: Đình Cự Thần thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi bài giảng e-learning
với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam"
--------
Tiêu Đề:
ĐÌNH CỰ THẦN
Giáo viên: Phạm Ánh Ngọc
Email: [email protected]
Điện thoại di động: 0977161923
Trường Tiểu học Thanh Văn
Huyện Thanh Oai- TP Hà Nội
Tháng 6/2014
Giới thiệu chung
1. Tên gọi Đình Cự Thần
Di tích Đình Cự Thần được gọi theo:
Chúc mừng bạn, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Bạn sai mất rồi, hãy kích vào đây và đi tiếp.
2.Vị trí Làng Cự Thần
2.Vị Trí Làng Cự Thần
3. Niên đại xây dựng
Đình Cự Thần được xây dựng từ khoảng thế kỉ XIX trở về trước, đúng hay sai?
Chúc mừng bạn, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Bạn sai mất rồi, hãy kích vào đây và đi tiếp.
4. Giới thiệu về Đình Cự Thần
4. Giới thiệu về Đình Cự Thần
Trụ biểu
Đại bái
Hậu cung
Tìm hiểu về Thành Hoàng
Thôn Cự Thần
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
(Thành Hoàng Đình Cự Thần)
Bài vị Thành hoàng được thờ tại Đình Cự Thần cho biết vị thần được thờ tại đình là Cung Tĩnh Đại Vương Đại Thiện Cư Sĩ.
Tìm trong các tài liệu về thần tích, không thấy tư liệu nào viết về vị Thần có tên hiệu Cung Tĩnh Đại Vương Đại Thiện Cư Sĩ. Căn cứ vào các tài liệu chính sử, được biết:
Cung Tĩnh Vương tên thật là Nguyên Trác, Hoàng tử thứ 5 của vua Trần Minh Tông (1313 - 1372).
Năm Mậu Thìn (Khai Thái) năm thứ 5 (1328) vua Trần Minh Tông lập hoàng tử Vượng làm Đông cung thái tử; phong con thứ là Nguyên Trác làm Cung Tĩnh Đại Vương.
Năm Ất Tỵ (1329), vua cha Trần Minh Tông nhường ngôi cho con trai cả 10 tuổi, tên là Vượng lên làm vua, lấy hiệu là Trần Hiến Tông (1329 - 1341). Làm vua 12 năm, năm Tân Tỵ (1341) vua Trần Hiến Tông qua đời khi mới 23 tuổi, chưa có con nối dõi. Lúc đó Thái Thượng Hoàng là Trần Minh Tông vẫn còn sống ben cử người con thứ 4 của minh là Hạo lên làm vua thay anh, lấy hiệu là Trần Dụ Tông (1341- 1369).
Năm Mậu Dần (Khai Hựu) năm thứ 10 (1338), (Nguyên Chí Nguyên năm thư 4). Vua lấy Cung Tĩnh Vương Nguyên Trác tham dự triều chính, Cung Định Vương Phủ làm Phiêu kỵ thượng tướng quân, lĩnh trấn Tuyên Quang.
Năm Quý Tỵ( Thiệu Phong), năm thứ 13( 1353), (Nguyên Chí Chính năm thứ 13) thăng Thái úy Nguyên Trác làm Tả tướng quốc( Theo Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển VI, trang 229).
Năm Kỷ Dậu(1369) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình. Nguyên do Dụ Tông không có con. Triều đình lập Cung Định Vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng Hoàng thái hậu nhất định đi lập con nuôi của Cung Túc Vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc Vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi họ Trần, rồi giết bà Hoàng thái hậu Cung Định Vương , trước tình hình nội chiến rối ren,các tôn thất họ Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông lên làm vua chưa được bao lâu thì phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giất mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào của Đại An tiến đánh Thăng Long.Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Đông Ngàn (Đình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn. Quân Chiêm vào thành đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút quân về.
Năm Nhâm Tí(1372) Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng( Theo: Các triều đại Việt Nam. Tác giả Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng, Nxb Thanh Niên, 1995).
4. Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
Chi tiết về việc làng Cự Thần
Hội làng của làng Cự Thần được tổ chức vào ngày nào?
Chúc mừng bạn, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Bạn sai mất rồi, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Việc làng thôn cự thần
VIỆC LÀNG THÔN CỰ THẦN
Ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày “Việc làng” của làng Cự Thần, nhiều nơi gọi đó là ngày hội làng, đó cũng chính là ngày giỗ Đức Thành Hoàng làng và là ngày tổ chức lễ hội tại đình Cự Thần. Trước đây lễ hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động lễ và hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền, thu hút đông đảo người dân tham dự.
Trước ngày lễ chính 2 ngày, mỗi ngõ phải nộp cho ban tổ chức một cây Bông. Đây là cây Bông được làm bằng tre ngâm. Cây tre thẳng cao chừng 6-8m, to, nở đều và tiện đốt. Trên cây tre thắt ít nhất 5 bồng cắm Bông. Tại mỗi bồng cắm từ 10-15 bông Bông. Mỗi bong Bông được vót và làm xù to, tròn bằng thanh tre tươi, nhuộm đủ các màu xanh đỏ, tím vàng. Các cây Bông đó được trồng từ ngoài cổng làng chạy suốt vào trong. Cũng ngày đó xếp và trồng kiệu bát cống cùng các kiệu khác tại sân đình.
Ngày mồng 5 trước ngày hội một ngày, ban tổ chức rước kiệu đi nhận những hòm mũ, áo, lọng, tàn, hia của Thành hoàng để tại nhà một số vị Kỳ mục mà làng chỉ định cất giữ, tránh trộm cắp trong năm. Sau đó dân làng tổ chức đi đón Thành hoàng từ miếu về đình.
Ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch đại diện cho dân làng báo cáo với Thành hoàng trong một năm qua về tình hình của dân làng để Thành hoàng biết bằng hình thức tổ chức tế lễ linh đình với sự có mặt của toàn dân trong thôn, kể cả những người làm ăn xa hay tha hương cầu thực thường cũng về dự ngày hội này.
Tục lệ đón rước tế lễ trong ngày hội thường rất rầm rộ, náo nhiệt. Những ngày đón và ngày tiễn đều được bố trí long trọng, có từ 1-2 kiệu sơn son thếp vàng, cao 2-3 tầng, tối thiểu phải từ 6-8 người trai tráng khỏe mạnh khiêng và một số người cầm lọng che nắng che mưa cho Thành hoàng. Bên cạnh đó là các phường bát âm kèn trống;
Việc làng thôn cự thần
phường rồng cũng từ 8-10 người thay nhau chạy và múa rồng trong suốt quá trình đón rước và tiễn đưa; phường múa sinh tiền là những thiếu nữ vừa múa vừa đánh nhịp bằng sinh tiền; phường sư tử và cac võ công cũng luôn biểu diễn cuộc đấu trùy giữa võ công và sư tử. Chạy dài suốt đám rước là đội cờ Thánh và cờ hội muôn màu muôn sắc, làm cho buổi rước Thánh càng thêm uy nghi và hung tráng. Con đường đón và tiễn Thành hoàng đều bắt đầu từ đình, đi theo đường làng đến cổng ngã ba, rẽ ra giếng làng, tới Văn chỉ(nay là nghĩa trang liệt sĩ) tạm dừng để các hội tham gia biểu diễn, sau đó quay vào miếu làm lễ đón Thành hoàng rồi trở lại đình, mời ngài nghỉ tại đình qua đêm ngày 5 tháng 3. Tối ngày 5 tháng 3 luôn có người lễ bái, thường trực và còn có các phường chèo để mua vui cho Thành hoàng cùng dân làng xem.
Sang ngày 6 tháng 3, thường từ 8-9 giờ các cụ vai vế trong làng cùng với Kỳ mục đều có mặt tập chung ở đình để tổ chức tế lễ. Buổi lễ được tổ chức trang trọng và uy nghiêm. Những người được cắt cử vào tế lễ đều mặc xiêm áo, mũ mão chỉnh tề và được phân công vào các vị trí nhất định. Tất cả đều phải tuân theo lệnh của chủ tế bằng lời hô và trống chiêng giữ nhịp. Sau khi làm các thủ tục dâng hiến lễ vật, một vị chức sắc biết đọc chữ Hán đọc văn tế, nội dung văn tế nói lên công đức của Thành hoàng đã ban phát cho dân làng, chỉ dẫn cho dân làng cách làm ăn, sống no đủ, người người yêu thương nhau, giúp đỡ nhau để xây dựng làng vững bền yên vui trong cuộc sống. Sau đó là lễ dâng hương và cỗ bàn với của ngon vật lạ do dân làng cúng tiến.
Việc làng thôn cự thần
Sau lễ tế là hang loạt trò chơi, tổ chức khắp nơi trong làng. Những cây pháo đùng được đố ầm vang khắp vùng để bày tỏ sự hân hoan của dân làng đón tiếp Thành hoàng.Tùy theo từng năm với điều kiện được mùa , dân no ấm, các phe giáp đều có câu pháo đùng cho ngày hội và cũng là những cuộc thi về pháo của các hội pháo trong làng. Kết thúc là một gánh hát chèo được tổ chức tại sân đình, chật ních người xem.
Sau khi hoàn thành tổ chức tế lễ bá cáo, ngày 7 tháng 3 âm lịch lại tổ chức tiễn Thành hoàng về miếu, kết thúc 3 ngày lễ hội. Điều đặc biệt là cứ 2-3 năm khi trai làng phát triển nhiều hơn, tham gia lễ hội nhiều hơn, ngày hội thường được kéo dài 4-5 ngày không cố định.
Tất cả những nghi thức của lễ hội ngày 6 tháng 3 trước đây đã để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí dân làng, nhất là các cụ cao tuổi đã từng được tham dự những lễ hội quy mô như thế.
Hiện nay đình làng đã được khôi phục; tàn, lọng, mũ, hia đã tìm thấy và phục hồi; nhưng ngôi miếu thờ Thành hoàng làng thì đã bị phá sạch không còn dấu vết gì. Vì vậy, việc làng, ngày hội tại đình tuy bắt đầu được phục hồi từ năm 1998 nhưng không còn giữ được sự uy nghi, quy mô to lớn như trước.
5. Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích.
Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc
Đỗ Cảnh Thạc (chữ Hán: 杜景碩; 912 - 967) là tướng nhà Ngô và là một trong 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam. Ông là tướng quân được biết đến với đặc điểm chỉ còn một tai, tức Độc nhĩ đại vương. Khi Ngô Xương Văn chết, các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Dương Huy và Đỗ Cảnh Thạc cùng tranh giành ngôi Vua, đất nước rơi vào thời loạn từ đó. Sau ông kéo quân về chiếm đóng căn cứ Đỗ Động Giang và bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp năm 967 trong quá trình thống nhất đất nước.
6. Thực trạng, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích.
Bài tuyên truyền về hội làng Cự Thần
Bài tuyên truyền hội làng Cự Thần
Thực trạng, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích
Kết luận
Thông qua bài học này mong rằng các em học sinh, các thầy cô giáo và quý phụ huynh ở địa phương cũng như trong cả nước hãy quan tâm hơn nữa tới các di tích lịch sử không chỉ là Đình Cự Thần mà hãy quan tâm tới những di tích lịch sử của nước nhà đang hiện hữu xung quanh nơi mình đang sống, để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị lịch sử, văn hóa của Việt Nam và nhân loại.
Nếu có thời gian xin mời các thầy cô giáo, quý phụ huynh, các em học sinh hãy đến thăm quan và tìm hiểu nhiều hơn về Đình Cự Thần.
TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Lý lịch di tích Đình Cự Thần của Ban QLDT danh thắng xã Đỗ Động
Bài tuyên truyền hội làng của Làng Cự Thần.
Thông tin về Thành hoàng làng, hội làng truyền thống của BQLDT danh thắng Đỗ Động.
Bản đồ đường đi về di tích: Google.
Tranh ảnh, video: GV Phạm Ánh Ngọc thực hiện.
Thực hiện bài giáo án, bài Elearning: GV Phạm Ánh Ngọc.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Cuộc thi bài giảng e-learning
với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam"
--------
Tiêu Đề:
ĐÌNH CỰ THẦN
Giáo viên: Phạm Ánh Ngọc
Email: [email protected]
Điện thoại di động: 0977161923
Trường Tiểu học Thanh Văn
Huyện Thanh Oai- TP Hà Nội
Tháng 6/2014
Giới thiệu chung
1. Tên gọi Đình Cự Thần
Di tích Đình Cự Thần được gọi theo:
Chúc mừng bạn, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Bạn sai mất rồi, hãy kích vào đây và đi tiếp.
2.Vị trí Làng Cự Thần
2.Vị Trí Làng Cự Thần
3. Niên đại xây dựng
Đình Cự Thần được xây dựng từ khoảng thế kỉ XIX trở về trước, đúng hay sai?
Chúc mừng bạn, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Bạn sai mất rồi, hãy kích vào đây và đi tiếp.
4. Giới thiệu về Đình Cự Thần
4. Giới thiệu về Đình Cự Thần
Trụ biểu
Đại bái
Hậu cung
Tìm hiểu về Thành Hoàng
Thôn Cự Thần
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
(Thành Hoàng Đình Cự Thần)
Bài vị Thành hoàng được thờ tại Đình Cự Thần cho biết vị thần được thờ tại đình là Cung Tĩnh Đại Vương Đại Thiện Cư Sĩ.
Tìm trong các tài liệu về thần tích, không thấy tư liệu nào viết về vị Thần có tên hiệu Cung Tĩnh Đại Vương Đại Thiện Cư Sĩ. Căn cứ vào các tài liệu chính sử, được biết:
Cung Tĩnh Vương tên thật là Nguyên Trác, Hoàng tử thứ 5 của vua Trần Minh Tông (1313 - 1372).
Năm Mậu Thìn (Khai Thái) năm thứ 5 (1328) vua Trần Minh Tông lập hoàng tử Vượng làm Đông cung thái tử; phong con thứ là Nguyên Trác làm Cung Tĩnh Đại Vương.
Năm Ất Tỵ (1329), vua cha Trần Minh Tông nhường ngôi cho con trai cả 10 tuổi, tên là Vượng lên làm vua, lấy hiệu là Trần Hiến Tông (1329 - 1341). Làm vua 12 năm, năm Tân Tỵ (1341) vua Trần Hiến Tông qua đời khi mới 23 tuổi, chưa có con nối dõi. Lúc đó Thái Thượng Hoàng là Trần Minh Tông vẫn còn sống ben cử người con thứ 4 của minh là Hạo lên làm vua thay anh, lấy hiệu là Trần Dụ Tông (1341- 1369).
Năm Mậu Dần (Khai Hựu) năm thứ 10 (1338), (Nguyên Chí Nguyên năm thư 4). Vua lấy Cung Tĩnh Vương Nguyên Trác tham dự triều chính, Cung Định Vương Phủ làm Phiêu kỵ thượng tướng quân, lĩnh trấn Tuyên Quang.
Năm Quý Tỵ( Thiệu Phong), năm thứ 13( 1353), (Nguyên Chí Chính năm thứ 13) thăng Thái úy Nguyên Trác làm Tả tướng quốc( Theo Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển VI, trang 229).
Năm Kỷ Dậu(1369) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình. Nguyên do Dụ Tông không có con. Triều đình lập Cung Định Vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng Hoàng thái hậu nhất định đi lập con nuôi của Cung Túc Vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc Vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi họ Trần, rồi giết bà Hoàng thái hậu Cung Định Vương , trước tình hình nội chiến rối ren,các tôn thất họ Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông lên làm vua chưa được bao lâu thì phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giất mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào của Đại An tiến đánh Thăng Long.Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Đông Ngàn (Đình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn. Quân Chiêm vào thành đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút quân về.
Năm Nhâm Tí(1372) Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng( Theo: Các triều đại Việt Nam. Tác giả Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng, Nxb Thanh Niên, 1995).
4. Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
Chi tiết về việc làng Cự Thần
Hội làng của làng Cự Thần được tổ chức vào ngày nào?
Chúc mừng bạn, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Bạn sai mất rồi, hãy kích vào đây và đi tiếp.
Việc làng thôn cự thần
VIỆC LÀNG THÔN CỰ THẦN
Ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày “Việc làng” của làng Cự Thần, nhiều nơi gọi đó là ngày hội làng, đó cũng chính là ngày giỗ Đức Thành Hoàng làng và là ngày tổ chức lễ hội tại đình Cự Thần. Trước đây lễ hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động lễ và hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền, thu hút đông đảo người dân tham dự.
Trước ngày lễ chính 2 ngày, mỗi ngõ phải nộp cho ban tổ chức một cây Bông. Đây là cây Bông được làm bằng tre ngâm. Cây tre thẳng cao chừng 6-8m, to, nở đều và tiện đốt. Trên cây tre thắt ít nhất 5 bồng cắm Bông. Tại mỗi bồng cắm từ 10-15 bông Bông. Mỗi bong Bông được vót và làm xù to, tròn bằng thanh tre tươi, nhuộm đủ các màu xanh đỏ, tím vàng. Các cây Bông đó được trồng từ ngoài cổng làng chạy suốt vào trong. Cũng ngày đó xếp và trồng kiệu bát cống cùng các kiệu khác tại sân đình.
Ngày mồng 5 trước ngày hội một ngày, ban tổ chức rước kiệu đi nhận những hòm mũ, áo, lọng, tàn, hia của Thành hoàng để tại nhà một số vị Kỳ mục mà làng chỉ định cất giữ, tránh trộm cắp trong năm. Sau đó dân làng tổ chức đi đón Thành hoàng từ miếu về đình.
Ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch đại diện cho dân làng báo cáo với Thành hoàng trong một năm qua về tình hình của dân làng để Thành hoàng biết bằng hình thức tổ chức tế lễ linh đình với sự có mặt của toàn dân trong thôn, kể cả những người làm ăn xa hay tha hương cầu thực thường cũng về dự ngày hội này.
Tục lệ đón rước tế lễ trong ngày hội thường rất rầm rộ, náo nhiệt. Những ngày đón và ngày tiễn đều được bố trí long trọng, có từ 1-2 kiệu sơn son thếp vàng, cao 2-3 tầng, tối thiểu phải từ 6-8 người trai tráng khỏe mạnh khiêng và một số người cầm lọng che nắng che mưa cho Thành hoàng. Bên cạnh đó là các phường bát âm kèn trống;
Việc làng thôn cự thần
phường rồng cũng từ 8-10 người thay nhau chạy và múa rồng trong suốt quá trình đón rước và tiễn đưa; phường múa sinh tiền là những thiếu nữ vừa múa vừa đánh nhịp bằng sinh tiền; phường sư tử và cac võ công cũng luôn biểu diễn cuộc đấu trùy giữa võ công và sư tử. Chạy dài suốt đám rước là đội cờ Thánh và cờ hội muôn màu muôn sắc, làm cho buổi rước Thánh càng thêm uy nghi và hung tráng. Con đường đón và tiễn Thành hoàng đều bắt đầu từ đình, đi theo đường làng đến cổng ngã ba, rẽ ra giếng làng, tới Văn chỉ(nay là nghĩa trang liệt sĩ) tạm dừng để các hội tham gia biểu diễn, sau đó quay vào miếu làm lễ đón Thành hoàng rồi trở lại đình, mời ngài nghỉ tại đình qua đêm ngày 5 tháng 3. Tối ngày 5 tháng 3 luôn có người lễ bái, thường trực và còn có các phường chèo để mua vui cho Thành hoàng cùng dân làng xem.
Sang ngày 6 tháng 3, thường từ 8-9 giờ các cụ vai vế trong làng cùng với Kỳ mục đều có mặt tập chung ở đình để tổ chức tế lễ. Buổi lễ được tổ chức trang trọng và uy nghiêm. Những người được cắt cử vào tế lễ đều mặc xiêm áo, mũ mão chỉnh tề và được phân công vào các vị trí nhất định. Tất cả đều phải tuân theo lệnh của chủ tế bằng lời hô và trống chiêng giữ nhịp. Sau khi làm các thủ tục dâng hiến lễ vật, một vị chức sắc biết đọc chữ Hán đọc văn tế, nội dung văn tế nói lên công đức của Thành hoàng đã ban phát cho dân làng, chỉ dẫn cho dân làng cách làm ăn, sống no đủ, người người yêu thương nhau, giúp đỡ nhau để xây dựng làng vững bền yên vui trong cuộc sống. Sau đó là lễ dâng hương và cỗ bàn với của ngon vật lạ do dân làng cúng tiến.
Việc làng thôn cự thần
Sau lễ tế là hang loạt trò chơi, tổ chức khắp nơi trong làng. Những cây pháo đùng được đố ầm vang khắp vùng để bày tỏ sự hân hoan của dân làng đón tiếp Thành hoàng.Tùy theo từng năm với điều kiện được mùa , dân no ấm, các phe giáp đều có câu pháo đùng cho ngày hội và cũng là những cuộc thi về pháo của các hội pháo trong làng. Kết thúc là một gánh hát chèo được tổ chức tại sân đình, chật ních người xem.
Sau khi hoàn thành tổ chức tế lễ bá cáo, ngày 7 tháng 3 âm lịch lại tổ chức tiễn Thành hoàng về miếu, kết thúc 3 ngày lễ hội. Điều đặc biệt là cứ 2-3 năm khi trai làng phát triển nhiều hơn, tham gia lễ hội nhiều hơn, ngày hội thường được kéo dài 4-5 ngày không cố định.
Tất cả những nghi thức của lễ hội ngày 6 tháng 3 trước đây đã để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí dân làng, nhất là các cụ cao tuổi đã từng được tham dự những lễ hội quy mô như thế.
Hiện nay đình làng đã được khôi phục; tàn, lọng, mũ, hia đã tìm thấy và phục hồi; nhưng ngôi miếu thờ Thành hoàng làng thì đã bị phá sạch không còn dấu vết gì. Vì vậy, việc làng, ngày hội tại đình tuy bắt đầu được phục hồi từ năm 1998 nhưng không còn giữ được sự uy nghi, quy mô to lớn như trước.
5. Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích.
Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc
Đỗ Cảnh Thạc (chữ Hán: 杜景碩; 912 - 967) là tướng nhà Ngô và là một trong 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam. Ông là tướng quân được biết đến với đặc điểm chỉ còn một tai, tức Độc nhĩ đại vương. Khi Ngô Xương Văn chết, các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Dương Huy và Đỗ Cảnh Thạc cùng tranh giành ngôi Vua, đất nước rơi vào thời loạn từ đó. Sau ông kéo quân về chiếm đóng căn cứ Đỗ Động Giang và bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp năm 967 trong quá trình thống nhất đất nước.
6. Thực trạng, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích.
Bài tuyên truyền về hội làng Cự Thần
Bài tuyên truyền hội làng Cự Thần
Thực trạng, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích
Kết luận
Thông qua bài học này mong rằng các em học sinh, các thầy cô giáo và quý phụ huynh ở địa phương cũng như trong cả nước hãy quan tâm hơn nữa tới các di tích lịch sử không chỉ là Đình Cự Thần mà hãy quan tâm tới những di tích lịch sử của nước nhà đang hiện hữu xung quanh nơi mình đang sống, để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị lịch sử, văn hóa của Việt Nam và nhân loại.
Nếu có thời gian xin mời các thầy cô giáo, quý phụ huynh, các em học sinh hãy đến thăm quan và tìm hiểu nhiều hơn về Đình Cự Thần.
TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Lý lịch di tích Đình Cự Thần của Ban QLDT danh thắng xã Đỗ Động
Bài tuyên truyền hội làng của Làng Cự Thần.
Thông tin về Thành hoàng làng, hội làng truyền thống của BQLDT danh thắng Đỗ Động.
Bản đồ đường đi về di tích: Google.
Tranh ảnh, video: GV Phạm Ánh Ngọc thực hiện.
Thực hiện bài giáo án, bài Elearning: GV Phạm Ánh Ngọc.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ánh Ngọc
Dung lượng: 25,59MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)