Lich su chu han

Chia sẻ bởi Võ Văn Quí | Ngày 24/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: lich su chu han thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Lục thư六書
Tượng hình 象形
Chỉ sự 指事
Chuyển chú 轉注
Giả tá 假借
Hội ý 會意
Hình thanh 形聲
tạo tự pháp 造字法 (cách tạo chữ);
tổ tự pháp 組字法 (cách ghép chữ),
dụng tự pháp 用字法 (cách dùng chữ);
1. Tượng  hình 象形:
Tượng hình là dùng nét bút để miêu tả trực tiếp sự vật, ví dụ như chữ nguyệt 月 vẽ hình mặt trăng, chữ nhật 日 vẽ hình mặt trời.
Chữ tượng hình là loại chữ sơ khai nhất, và có tính hạn chế, vì có rất nhiều sự vật sự việc không thể dùng hình vẽ để miêu tả.
2. Chỉ sự 指事:
Chữ chỉ sự khác chữ tượng hình ở chỗ tính hội họa của nó trừu tượng hơn nhiều. Chủ yếu là dùng kí hiệu đánh dấu để nói tới sự vật sự việc. Ví dụ chữ thượng 上, chữ hạ 下. Vẽ vạch ngang, rồi đánh dấu bên trên (thượng) hoặc bên dưới  (hạ).
3. Hình thanh 形聲:
Hình
Thanh
+
miêu tả
ý nghĩa
hoặc mục
loại của
khái niệm
miêu tả
âm đọc

phần Hình là 3 chấm thủy
phần Thanh là chữ Công, biểu thị âm đọc gần giống thế.
Giang
Thanh 清
Thỉnh 請
Tình 情
Thanh青
4. Hội ý 會意:
Minh 明
=
Nhật 日
+
Nguyệt 月
Một chữ hội ý có 2 phần trở lên, ý nghĩa của nó được hợp bởi ý nghĩa của những phần ghép thành chữ.
Hưu 休 : nghỉ ngơi
Bộ nhân đứng 亻
Mộc 木

“người dựa vào gốc cây”
5. Chuyển chú 轉注:
Chữ chuyển chú, cùng bộ mà ra, ý nghĩa giống nhau
khảo考
lão老
Dùng 2 chữ Khảo và Lão để chú thích lẫn cho nhau:
考,老也:Khảo, lão dã (khảo tức là lão).
老,考也:Lão, khảo dã (lão tức là khảo).
6. Giả tá 假借:
Giả tá là mượn chữ rồi đọc âm chệch đi,
Ví dụ: chữ Trường 長 (dài) được mượn làm chữ Trưởng lớn) luôn.
Hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng mang nghĩa khác.
Ví dụ: chữ Lệnh 令 (mệnh lệnh) được mượn với nghĩa là cai quản (VD: huyện lệnh là quan cai quản 1 huyện).
Kim văn
Kim văn金文 hay Minh văn 铭文, Chung Đỉnh văn钟鼎文 tức là chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh).


Lịch sử:
Kim văn là bước kế thừa của giáp cốt văn, ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời  Tây Chu (tk XI trc.CN – 771 trc.CN). Đời  Tây Chu thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng, đặc biệt là trên những chiếc chuông và vạc. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi như vậy.
Đặc điểm của thể chữ này là:
。Đường nét to rộng, nét gập hơi tròn.
。Kết cấu khá thống nhất, kích cỡ đồng đều.
。Đường nét hoá, ký hiệu hoá nhiều hơn tính tượng hình.

。Chữ hình thanh xuất hiện nhiều, nhưng chữ dị thể vẫn còn khá lớn.

“牛”字 - chữ "Ngưu" (trâu) “雨”字 - chữ "Vũ" (mưa)

Kim văn được chia làm 4 loại, dựa theo 4 thời kì phát triển:
Ân kim văn (khoảng năm 1300-1046 trc.CN)
Tây Chu kim văn (khoảng năm 1046-771 trc.CN)
Đông Chu kim văn (năm 770-222 trc.CN)
Tần Hán kim văn (năm 221-219 trc.CN):
Ân kim văn (khoảng năm 1300-1046 trc.CN):
Ân kim văn có khá ít.
Nội dung kim văn khá ngắn, chủ yếu là tên của người đúc hoặc tổ tiên người thợ đúc
Bài dài nhất khoảng hơn 40 chữ.
Tây Chu kim văn (khoảng năm 1046-771 trc.CN):
Thời  Tây Chu, Kim văn bắt đầu hưng thịnh.
Ghi chép những việc đi tuần, săn bắn của vua chúa.
Đông Chu kim văn (năm 770-222 trc.CN):
Thời kì Đông Chu, đồ sắt xuất hiện, đồ đồng cũng nhiều lên, vì thế kim văn phong phú hơn trước rất nhiều.
Ghi chép những việc của vương công đại thần, việc chiến sự, âm nhạc…
Tần Hán kim văn (năm 221-219 trc.CN):
Tần Thủy  Hoàng thống nhất thiên hạ, tiến hành thống nhất văn tự.
Kim văn chỉ còn xuất hiện trong các đồ đồng ở dân gian, đến đời  Hán thì dần biến mất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Quí
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)