Lich sử 6 chuẩn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Bình | Ngày 16/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Lich sử 6 chuẩn thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:









I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ KIẾN THỨC:
Làm cho HS hiểu thời Văn Lang, người dân Việt Nam đã xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
2/ KĨ NĂNG:
Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét
3/ THÁI ĐỘ:
Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
.
II/ CHUẨN BỊ
1/ GV:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Tranh ảnh về lưỡi cày, trống đồng và hoa văn trang trí trên mặt trống.
- Trống đồng minh khí đã được phục chế.
- Một số câu chuyện cổ tích về thời Hùng Vương.
2/ HS:
- SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


TG
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ








5








10



















1/ Nông nghiệp và các nghề thủ công:











- Nghề nông rất phát triển, quan trọng nhất là trồng lúa nước.


- Trồng các loại cây ăn quả và rau cải, chăn nuôi và đánh cá làm phong phú thêm cho bữa ăn.








- Kỹ thuật luyện kim được chuyên môn hóa. Tiêu biểu là trống đồng.
Hoạt động 1:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Em hãy vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nêu nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước ấy?
2/ Những lý do ra đời nhà nước Văn Lang?
3/ Giới thiệu bài mới:
Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội phát triển trên một địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cuộc sống của người dân Văn Lang để hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc
Hoạt động 2
Cho HS tìm hiểu sgk
H: Em hãy cho biết nền kinh tế chủ yếu của nước ta là gì?
H: Theo em, người nông dân phải làm những việc gì?



H: Qua các hình ở bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?
H: Em có nhận xét gì về nông nghiệp của nước ta lúc này?

H: Lúa là cây lương thực chính, ngoài ra họ còn trồng thêm gì?
H: Ngoài trồng trọt họ còn làm gì?
H: Để làm gì?

H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của nước ta lúc bấy giờ?
H: Ngoài ra họ còn làm những nghề gì?

H: Qua các hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được phát triển thời bấy giờ?
H: Kỹ thuật luyện kim phát triển như thế nào?
H: Họ đã đúc những gì?

Cho HS xem trống đồng, minh khí được phục chế.
H: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì?

GV sơ kết chuyển sang mục 2



















HS tìm hiểu sgk
HS: Nông nghiệp với nghề trồng lúa nước
HS: Phải làm rất nhiều việc như: cày, bừa, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm bón lúa, gặt hái và đập lúa.
HS: Công cụ xới đất của họ là các lưỡi cày bằng đồng

HS: Rất phát triển quan trọng nhất là trồng lúa nước.
HS: Khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam…

HS: Đánh cá và nuôi gia súc.
HS: Làm phong phú thêm cho bữa ăn.
HS: Cuộc sống của họ ổn định hơn và ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn.
HS: Đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền, luyện kim.
HS: Luyện kim.


HS: Được chuyên môn hóa.
HS: Vũ khí, lưỡi cày, đúc trống đồng, thạp đồng.
HS quan sát.

HS: Điều đó chứng tỏ rằng đây là thời kì đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển. Cuộc sống định cư của người dân ổn định hơn no đủ hơn. Họ có cuộc sống đồng nhất hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Bình
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)